Trường Dục Thanh

Trường Dục Thanh

Trường Dục Thanh Nơi thầy giáo Nguyễn Tất Thành (Tên gọi của Bác Hồ lúc 20 tuổi) dạy học năm 1910, trước khi vào Sài Gòn ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Trường Dục Thanh, trước kia được biết đến với tên gọi Dục Thanh Học Hiệu, ra đời từ năm 1907. Nằm tại làng Thành Đức, số 39 đường Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, thành phố Phan Thiết, ngôi trường gần sông Cà Ty tuyệt vời và yên bình. Dục Thanh Học Hiệu ra đời nhờ tình yêu nước của các sĩ phu và nhà nho tại Trung Kỳ. Nguồn kinh phí xây dựng đến từ tấm lòng hảo tâm của ông Huỳnh Văn Đẩu và Liên Thành Thương Quán. Tất cả học sinh ở đây đều được học miễn phí. Đây là trường tư thục có nội dung giảng dạy tiến bộ ở tỉnh Bình Thuận lúc bấy giờ. Liên Thành Thương quán (công ty Liên Thành) là một tổ chức yêu nước hồi đầu thế kỷ 20. Hoạt động trong lĩnh vực kinh tế. Dục Thanh Học hiệu mở lớp dạy những nội dung yêu nước theo tư tưởng tiến bộ cho con em người yêu nước và lao động nghèo, nhằm hưởng ứng phong trào Duy Tân mà Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ. Công ty Liên Thành hoạt động có hiệu quả, bí mật đóng góp một phần tài chính cho phong trào Đông Du của Phan Bội Châu. Liên Thành thư xã do Nguyễn Hiệt Chi phụ trách mời nhiều diễn giả đến diễn thuyết, trong đó có Phan Châu Trinh, gây được tiếng vang sôi nổi. Đặc biệt Dục Thanh học hiệu đã đào tạo được một lớp trẻ học tập theo sách vở và tinh thần mới. Năm 1910, Nguyễn Tất Thành được ông nghè Trương Gia Mô giới thiệu, đã đến Phan Thiết dạy học tại ngôi trường này. Lúc ấy, trường có khoảng 60 học sinh và 7 thầy giáo giảng dạy các bộ môn: Hán văn, Pháp văn, thể dục… Một trong những học sinh của trường là Nguyễn Kinh Chi con cụ Nguyễn Hiệt Chi, về sau là Bác sĩ, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam dân chủ cộng hòa, đại biểu Quốc hội khóa 1 – 4, là học trò trực tiếp của thầy Nguyễn Tất Thành. Nguyễn Tất Thành dạy lớp nhì, chủ yếu là dạy Chữ Quốc ngữ và Hán văn. Trong thời gian này, ngoài những nội dung được phân công giảng dạy, Nguyễn Tất Thành còn truyền bá lòng yêu quê hương đất nước, nòi giống tổ tiên cho học sinh. Trong những giờ học ngoại khóa hay những lúc rảnh, Nguyễn Tất Thành còn dẫn học sinh của mình du ngoạn cảnh đẹp ở Phan Thiết như bãi biển Thương Chánh, động làng Thiềng, Đình làng Đức Nghĩa. Tháng 2 năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời trường Dục Thanh và Phan Thiết vào Sài Gòn. Một năm sau, không còn ai phụ trách và vì nhiều lý do khách quan khác nên trường đóng cửa vào năm 1912. Kiến trúc trường Dục Thanh mang đậm nét truyền thống Á Đông. Trường có ba căn, trong đó hai căn nhà lớn để làm phòng học và một căn nhà lầu. Trong phòng học được đặt các bàn ghế gỗ phía dưới, phía trên là bảng đen để dạy học. Khuôn viên ở trường là vườn cây xanh mát, được chăm chút gọn gàng và cẩn thận. Bên phải gian nhà chính, là nhà Ngư được sử dụng để làm nơi ăn ở nội trú cho học sinh và thầy giáo. Ngọa Du Sào là khu để tiếp khách và bàn luận thơ ca nằm ngay sau phòng học và Nhà Ngư. Trong khuôn viên trường có một miệng giếng để lấy nước sinh hoạt. Nguồn: Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận

Bình Thuận 1490 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Bình Thuận

Trường Dục Thanh

Bình Thuận 1491

Di tích cấp quốc gia

Chùa Cổ Thạch

Bình Thuận 1234

Di tích cấp quốc gia

Dinh Thầy Thím

Bình Thuận 1205

Di tích cấp quốc gia

Tháp Chăm Po Sah Inư

Bình Thuận 1198

Di tích cấp quốc gia

Đình làng Đức Thắng

Bình Thuận 1071

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Pô Klong Mơ H'Nai

Bình Thuận 1068

Di tích cấp quốc gia

Dinh Vạn Thủy Tú

Bình Thuận 1066

Di tích cấp quốc gia

Khu Di tích Căn cứ Tỉnh Ủy Bình Thuận

Bình Thuận 1042

Di tích cấp tỉnh

Đình làng Đức Nghĩa

Bình Thuận 1042

Di tích cấp quốc gia

Tháp Po Dam

Bình Thuận 1029

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật