Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Khu tưởng niệm Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

Khu tưởng niệm Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

Khu tưởng niệm thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa tọa lạc tại đường Huỳnh Mẫn Đạt, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Đây là nơi yên nghỉ của Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa – một nhà thơ yêu nước, tác gia tiên phong của sân khấu tuồng Việt Nam, người được mệnh danh là anh hùng tứ kiệt hay một trong bốn Rồng vàng của Nam Bộ. Bùi Hữu Nghĩa, hiệu Nghi Chi, sinh ra tại thôn Bình Thủy, tổng Vĩnh Định, châu Định Viễn, dinh Vĩnh Trấn (nay thuộc quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) trong một gia đình ngư dân nghèo. Năm Ất Mùi (1835) ông đỗ Giải Nguyên (Thủ khoa) trong khoa thi Hương Trường Gia Định, vì thế người đời thường gọi ông là Thủ khoa Nghĩa. Ông được triều đình nhà Nguyễn bổ làm Tri huyện Phước Chánh, phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa (nay là tỉnh Đồng Nai); rồi Tri huyện phủ Trà Vang (nay thuộc tỉnh Trà Vinh). Năm 1848, vì bênh vực cho dân nghèo trong vụ án “Rạch Láng Thé”, ông bị quan lại, cường hào vu oan và bị triều đình kết tội chết. Vợ ông – bà Nguyễn Thị Tồn đã ra tận kinh đô Huế kêu oan cho chồng. Bùi Hữu Nghĩa được tha chết nhưng bị đày ra trấn thủ biên giới Vĩnh Thông (Châu Đốc). Năm 1862, ông từ quan về Long Tuyền – Cần Thơ mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân nghèo, rồi tham gia phong trào yêu nước chống thực dân Pháp. Ông mất ngày 21 tháng Giêng năm Nhâm Thân (1872), thọ 65 tuổi. Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa là tấm gương sáng về sự công minh, chính trực, hết lòng vì dân, vì nước..Vở tuồng nổi tiếng Kim Thạch Kỳ Duyên của ông được coi là cổ nhất Việt Nam, đã được trình diễn khắp đất nước và cũng là vở tuồng đầu tiên của Việt Nam được dịch ra tiếng Pháp. Ông là một trong những danh nhân văn hóa của đất Cần Thơ được nhân dân tin yêu, trọng phục. Tên tuổi ông tỏa sáng về tinh thần đấu tranh chống xâm lược, chống áp bức, bất công; nghĩa khí và những cống hiến to lớn cho nền văn học nước nhà là niềm tự hào không chỉ của người dân Cần Thơ mà là cả vùng Nam bộ. Khâm phục tài năng và phẩm giá của ông, nhân dân làng Bình Thủy đã đưa hình ảnh vào thờ trong đình Bình Thủy; các học trò lập bài vị thờ ông tại chùa Nam Nhã. Phần mộ của Thủ khoa xây dựng bằng đá ong luôn được các thế hệ người Cần Thơ chăm sóc và thường xuyên được tu bổ, tôn tạo. Khu tưởng niệm có khuôn viên khoảng 10.000m2 với tổng kinh phí xây dựng hơn 50 tỷ đồng. Công trình đã khánh thành vào ngày 1/3/2013 – dịp kỷ niệm 141 năm ngày mất của ông. Kiến trúc chủ đạo của Khu Di tích là phong cách giả cổ với các cột cái đường kính khoảng 1m được sơn màu nâu đỏ; vách ngăn, ban thờ bằng gỗ được trạm trổ công phu; mái lợp ngói xanh mát mắt. Đỉnh mái nhấn mạnh bằng biểu tượng đôi cá hóa long, bốn góc mái được điểm tô bằng những cánh chim phượng đang bay lên. Bên trong khu tưởng niệm có khuôn viên vườn rộng thoáng mát, đầy cây xanh. Khu tưởng niệm có bốn công trình chính gồm ba tòa nhà lớn trong đó chính giữa là nhà thờ, bên trái nhà trưng bày, bên phải nhà khách và một nhà bia ngay cổng vào để lược ghi tài năng, công đức của ông và một số công trình phụ khác để phục vụ du khách xa gần đến tham quan kính viếng. Nguồn: Du lịch Cần Thơ

Cần Thơ 1730 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Cần Thơ

Chùa Pothisomron

Cần Thơ 1854

Di tích cấp thành phố

Khám Lớn Cần Thơ

Cần Thơ 1791

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ

Cần Thơ 1743

Di tích cấp quốc gia

Khu tưởng niệm Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

Cần Thơ 1731

Di tích cấp quốc gia

Lộ Vòng Cung

Cần Thơ 1731

Di tích cấp quốc gia

CƠ QUAN ĐẶC ỦY AN NAM CỘNG SẢN ĐẢNG HẬU GIANG

Cần Thơ 1702

Di tích cấp quốc gia

Đình Thần Thới An

Cần Thơ 1668

Di tích cấp thành phố

DI TÍCH MỘ NHÀ THƠ PHAN VĂN TRỊ

Cần Thơ 1619

Di tích cấp quốc gia

Chùa Nam Nhã

Cần Thơ 1617

Di tích cấp quốc gia

Hội Linh Cổ Tự

Cần Thơ 1508

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật