Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Di tích bia chùa Long Thủ ( chùa An Long)

Di tích bia chùa Long Thủ ( chùa An Long)

Bia di tích chùa Long Thủ hay chùa An Long (phường Bình Hiên, quận Hải Châu) là hiện vật gốc độc bản, có hình thức độc đáo so với tất cả các loại hình văn bia cùng thời ở vùng Quảng Nam-Đà Nẵng, là một tư liệu cực kỳ quan trọng góp phần vào việc nghiên cứu nhiều vấn đề lịch sử và văn hóa Đà Nẵng. Văn bia chùa Long Thủ được lưu giữ tại chùa Long Thủ (nay là chùa An Long - tên gọi này được thay đổi sau năm 1920), trước kia thuộc làng Nại Hiên, huyện Tân Phúc, phủ Điện Bàn. Bia được làm bằng sa thạch, màu xám vào năm Thịnh Đức thứ 5, triều vua Lê Thần Tông (1657), do ông Lê Gia Phước, pháp danh Pháp Giám (người làng Hải Châu, phủ Điện Bàn) biên soạn. Bia có kích thước được thu nhỏ dần từ dưới lên, tạo đỉnh tròn trông xa như một quả chuông úp, chiều cao bia từ đỉnh xuống dưới chân là 1,25m, rộng 1,20m, dày 0,21m. Trán bia có tiêu đề gồm 6 chữ lớn nằm ngang “Lập Thạch Bi Thủ Long Tự”, theo cách dịch nghĩa thông thường được hiểu là “Lập văn bia trên đá tại ngôi chùa Thủ Long”. Toàn bộ văn bia có 368 chữ (bao gồm 6 chữ tiêu đề), trong đó có 360 chữ nhỏ ở giữa lòng bia được khắc lõm theo 18 hàng dọc từ phải sang trái, ở hai đầu văn bia có 2 chữ “Vạn” nhỏ hơn. Cả hai mặt bia được chạy viền trang trí dây hoa lá, phần đỉnh có hình mặt trời đặt trong vòng lửa ngọn. Hiện nay văn bia đã có nhiều chữ phần bị mòn mờ, phải gắn lại bằng vữa xi-măng, rất may là Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp đã làm bản dập và Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam lưu giữ 3 bản dập. Đây là văn bia có niên đại sớm nhất, cũng như sự hình thành của ngôi chùa Long Thủ do cộng đồng cư dân người Việt ở Đà Nẵng dựng, điều này cho thấy sự quần cư khá ổn định tại các làng Nại Hiên, Hải Châu từ rất sớm. Về việc dựng chùa Long Thủ, văn bia tại chùa cho biết: “Hết thảy dân làng đều đồng ý dựng lên một ngôi chùa mới”. Không chỉ dựng chùa, việc tô tượng, đúc chuông cũng được người dân tiến hành đồng thời, văn bia nói rõ: “Ông Hội chủ cùng với tín chủ gái trai đức hạnh, nhiệt tình tôn giáo, dâng cúng những gì họ có thể để trang hoàng chánh điện và tạo tác các tượng Phật, đồng thời đúc một quả chuông, xây tháp để chuông...”. Nội dung của văn bia, cho thấy từ thời xưa ở vùng đất làng Nại Hiên, huyện Tân Phúc, phủ Điện Bàn, Đức Phật thường hiển linh cứu độ cho nhiều người, nơi đây là đất thiêng, người tin đến cầu vọng linh ứng, thấy hình đầu rồng (long thủ). Cho là nơi tụ khí linh thiêng, vì vậy dân làng Nại Hiên cùng nhiều vị chức sắc địa phương, từ vợ chồng Cai thuộc Hội chủ Nguyễn Văn Châu, vợ chồng Cai hợp Ty Tướng Thần Lại Trần Hữu Lễ, Lại ty Ty Tướng Thần Lại Trần Hữu Kỷ, Xã trưởng Phạm Văn Ngao đến hết thảy dân làng đều đồng tình dựng lên một ngôi chùa mới, tại khu đất do ông Trần Hữu Lễ dâng hiến. Hội chủ cùng với tín chủ gái trai đức hạnh, nhiệt tình tôn giáo lo việc bài trí tượng thờ, đúc chuông và xây gác treo chuông, trống, dựng lầu chuông gác trống để làm nơi lễ Phật. Ngoài việc trên, nhiều tín chủ đã bỏ tiền mua hơn ba mẫu ruộng tại vùng Cửa Đình, Giếng Vũng để cúng vào chùa. Văn bia cũng liệt kê danh sách những người đã cúng tiền và ruộng cho chùa, đứng đầu là viên chức Trấn thủ có tên là Trần Văn Huyền và vợ là Nguyễn Thị Vạn... Văn bia là một tư liệu cực kỳ quan trọng góp phần vào việc nghiên cứu nhiều vấn đề lịch sử và văn hóa Đà Nẵng; cung cấp nhiều thông tin để tìm hiểu, xác tín một số vấn đề về chức tước, địa danh, tình hình ruộng đất của địa phương. Bên cạnh đó, bố cục, đề tài và mô-típ trang trí trên văn bia còn là tiêu chí có niên đại chính xác để có thể đối chiếu, nghiên cứu nghệ thuật giai đoạn nửa sau thế kỷ XVII ở Đàng Trong. Từ những giá trị di sản đó, vào năm 1992, Bộ Văn hóa - Thông tin đã xếp hạng văn bia là di tích cấp quốc gia. Mới đây, tháng 11-2014, UBND thành phố Đà Nẵng đã có công văn trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị công nhận bảo vật quốc gia cho “Bia chùa Long Thủ” cùng với 3 hiện vật khác của Đà Nẵng là Quả tim lửa, Bia Nghĩa trủng Phước Ninh và Bia Phổ Đà Sơn linh trung Phật. Nguồn: Báo điện tử Đà Nẵng

Đà Nẵng 1932 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Đà Nẵng

LĂNG MỘ ÔNG ÍCH KHIÊM

Đà Nẵng 2129

Di tích cấp quốc gia

Nghĩa Trủng Hòa vang (Nghĩa Trang Khuê Trung)

Đà Nẵng 1963

Di tích cấp quốc gia

Di tích bia chùa Long Thủ ( chùa An Long)

Đà Nẵng 1933

Di tích cấp quốc gia

Đình làng Đại Nam

Đà Nẵng 1886

Di tích cấp quốc gia

Đình Hải Châu

Đà Nẵng 1844

Di tích cấp quốc gia

Đình làng Túy Loan

Đà Nẵng 1798

Di tích cấp quốc gia

Đình làng Bồ Bản

Đà Nẵng 1703

Di tích cấp quốc gia

Di tích Thành Điện Hải

Đà Nẵng 1648

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn

Đà Nẵng 1611

Di tích cấp quốc gia

NHÀ THỜ PHÁI CHƯ TỘC QUÁ GIÁNG

Đà Nẵng 1538

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật