Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Khu Di Tích Lịch Sử Đình Tân Lân

Khu Di Tích Lịch Sử Đình Tân Lân

Đình Tân Lân nằm trên đường Nguyễn Văn Trị, thuộc địa phận phường Hòa Bình, TP Biên Hòa. Từ khi xây dựng, nhân dân lấy tên gọi của thôn là Tân Lân để đặt cho đình. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tên địa phương nhiều lần thay đổi nhưng tên đình vẫn tồn tại đến ngày nay. Tương truyền, nguyên thủy đình Tân Lân là ngôi miếu nhỏ ở thành Kèn, do dân làng dựng lên từ thời vua Minh Mạng để tỏ lòng ngưỡng vọng Trấn Biên đô đốc tướng quân Trần Thượng Xuyên, người có công lớn trong việc khai phá đất đai và mở mang thương mại vùng Đồng Nai - Gia Định. Sau hai lần dời chuyển (vào năm 1861 và 1906), ngôi đình ở vị trí hiện nay. Mặt tiền đình hướng ra sông Đồng Nai lộng gió. Kiến trúc đình theo kiểu chữ tam gồm ba gian: tiền đình, chánh điện và hậu cung nối tiếp nhau. Chánh điện được bài trí các ban thờ, trang trí các hoành phi, câu đối, bao lam bằng gỗ trên các hàng cột bằng gỗ lim lớn được chạm khắc tinh tế, có giá trị nghệ thuật. Phần mái tiền đình là cả một công trình nghệ thuật đặc sắc với những mảng tranh gốm sứ hàng trăm tượng người và vật thể hiện các điển tích sinh động. Hậu cung được chia thành ba gian, chính giữa thờ Tiên Sư, hai bên thờ Tiền Thứ Việt Nam và Tiền Thứ Trung Hoa. Đối tượng thờ chính trong đình là vị đô đốc tướng quân Trần Thượng Xuyên. Bệ thờ chánh điện trang nghiêm với tượng thần được tạo tác chân phương nhưng uy nghiêm trên ngai sơn son thếp vàng. Chung quanh có bài trí những linh thú bằng đồng đứng chầu. Trước bàn thờ thần là bàn hội đồng và hai bộ bát bửu bằng đồng. Hai gian bên chánh điện bố trí bàn thờ thờ tả và hữu ban. Dọc tường tả hữu có các bệ thờ thái giám, hậu hiền, bạch mã và tiền hiền. Trần Thượng Xuyên nguyên là Tổng lãnh binh ba châu Cao - Lôi - Liêm dưới triều Minh (Trung Hoa). Năm 1679, Tổng binh trấn thủ các địa phương thủy lục ở Long Môn, thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) là Dương Ngạn Địch và phó tướng Hoàng Tấn; cùng Tổng Binh trấn thủ các châu Cao, Lôi, Liêm và Trần Thắng Tài (tức Trần Thượng Xuyên) và phó tướng Trần An Bình đem binh biền và gia quyến trên 3.000 người, trên 50 chiến thuyền vào cửa biển Tư Dung và cửa Đà Nẵng xin các chúa Nguyễn cho tị nạn trên đất Việt. Đây là nhóm người Hoa trung thành với nhà Minh, không chịu thần phục nhà Thanh nên đã nổi dậy phất cờ "bài Mãn phục Minh" nhưng bất thành. Thấy họ lâm vào thế cùng lực tận, chúa Nguyễn đã chấp thuận cho phép họ nhập cư... Chúa Nguyễn Phúc Tần "... bèn khiến đặt yến tiệc đãi họ, an ủi, khen ngợi, cho các tướng lãnh y chức cũ, phong thêm quan tước mới, khiến vào ở đất Đông Phố để mở mang đất ấy. Họ được các tướng Vân Trình, Văn Chiêu hướng dẫn, binh thuyền tướng sĩ Long Môn của Dương Ngạn Địch, tiến vào cửa Lôi Lạp, theo cửa Đại, cửa Tiểu, đến định cư ở Mỹ Tho, binh lính tướng sĩ Cao, Lôi, Liêm của Trần Thượng Xuyên, Trần An Bình tiến vào cửa biển Cần Giờ rồi lên định cư ở Bàn Lân, xứ Đồng Nai (Biên Hòa ngày nay)". Cùng nhóm lưu dân người Việt đến trước, Trần Thượng Xuyên chiêu tập thương nhân người Hoa kiến thiết phố xá, tạo lập các cơ sở thương mại mà thương cảng Nông Nai đại phố (Cù lao Phố) một thời được ví như "xứ đô hội" phồn thịnh bậc nhất phương Nam lúc bấy giờ. Trần Thượng Xuyên là một trong những người có công lớn trong việc khai phá và xây dựng vùng đất Đồng Nai - Gia Định. Về hoạt động quân sự, Trần Thượng Xuyên là một dũng tướng thao lược nhiều lần cầm binh, giữ an bờ cõi phía Nam, mở rộng biên cương nước Việt. Trần Thượng Xuyên mất ngày 23-10 âm lịch khoảng năm 1720 (Canh Tý). Ghi nhớ công lao của Trần Thượng Xuyên, nhà Nguyễn ban phong danh hiệu cao quý "Nguyễn vi vương, Trần vi tướng, đại công thần bất tuyệt" (nghĩa: họ Nguyễn làm vua, họ Trần làm tướng, công khanh đời đời không dứt), được vua Minh Mạng, Thiệu Trị sắc phong "Thượng đẳng thần". Nhiều nơi ở Nam bộ, người dân đã lập đền thờ ông, tôn làm bậc thần linh của xứ sở. Nguồn: Báo Đồng Nai Điện Tử

Đồng Nai 1846 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Đồng Nai

Di Tích Lịch Sử Nhà Lao Tân Hiệp

Đồng Nai 4916

Di tích cấp quốc gia

Di tích chiến thắng La Ngà

Đồng Nai 3222

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh

Đồng Nai 3190

Di tích cấp quốc gia

Toà Hành chánh Long Khánh Đồng Nai

Đồng Nai 2543

Di tích cấp quốc gia

Di tích Lăng mộ Trịnh Hoài Đức

Đồng Nai 2420

Di tích cấp quốc gia

Di tích Mộ cự thạch Hàng Gòn Đồng Nai.

Đồng Nai 2148

Di tích quốc gia đặc biệt

Di tích lịch sử Nhà Xanh Đồng Nai

Đồng Nai 1985

Di tích cấp quốc gia

Di tích Đài Kỷ Niệm Đồng Nai

Đồng Nai 1910

Di tích cấp quốc gia

Khu Di Tích Lịch Sử Đình Tân Lân

Đồng Nai 1847

Di tích cấp quốc gia

Di tích Đình An Hoà Đồng Nai

Đồng Nai 1769

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật