Chùa Thanh Nhàn

Chùa Thanh Nhàn

Chùa Thanh Nhàn (Linh Sơn Tự) là cơ sở cách mạng bí mật của Đảng, nhà thờ Tổ là nơi hội họp, in truyền đơn, ăn ở của cán bộ cách mạng hoạt động trong thời kỳ trước cách mạng tháng Tám năm 1945 và khi Pháp tạm chiếm Hà Nội (1947- 1949). Một số cán bộ đã hy sinh anh dũng tại Chùa vào tháng 3/1949, đã được an táng tại nghĩa trang Mai Dịch- Hà Nội. Chùa Thanh Nhàn hiện nằm ở số 68, ngõ 318 đường La Thành, Đống Đa, Hà Nội. Chùa đã được Bộ Văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa vào năm 1989. Chùa Thanh Nhàn nằm trong một tổng thể di tích gồm Đình Lạc Nghiệp ở phía Đông gần kề với chùa, xa hơn chút là Đình An Cư, Đình Lương Yên. Chùa Thanh Nhàn có quy mô lớn. Tam quan cấu trúc được thể hiện theo kiểu cột trụ, có một cổng chính. Chùa chính tọa lạc trên vị trí cao nhất so với các công trình kiến trúc phụ trợ và quay hướng nam nhìn ra khoảng sân và ao sen của chùa. Chùa có kết cấu hình chữ “Đinh”, kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta. Bờ nóc và bờ dải đắp nhô cao, trên có trang trí thành dải các hình hoa thị, chính giữa bờ nóc đắp bức đại tự “Linh Sơn Tự”. Phần trang trí trong kiến trúc chùa chính nhẹ nhàng, các chủ đề và họa tiết chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn, như: Thân trúc mai, hoa văn triện, được tập trung trên các phần cuốn mê. Cùng với kiến trúc chùa chính, có nhà tổ, kiến trúc năm gian. Trong chùa còn có nhà điện mẫu. Hiện nay, chùa Thanh Nhàn còn bảo lưu được khối lượng di vật phong phú cả về số lượng và giá trị nghệ thuật. Điển hình là các tấm bia đá cổ (9 tấm bia). Hệ thống tượng Phật, tượng Mẫu, tượng Tổ gồm 61 pho tượng lớn nhỏ. Hai quả chuông đồng được đúc vào năm Tự Đức nguyên niên (1848). Các hiện vật khác: hoành phi, câu đối… là sản phẩm của thời Nguyễn. Vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược, chùa Thanh Nhàn là cơ sở nuôi dấu các đồng chí cách mạng nằm vùng, nơi in ấn, cất dấu tài liệu, truyền đơn của Đảng, trong cuộc đấu tranh bền bỉ ác liệt, có các đồng chí đã anh dũng hy sinh tại ngôi chùa này, một số các đồng chí khác về sau đã lãnh trách nhiệm của Đảng và Nhà nước, họ đã trở thành những nhân chứng về thời kỳ lịch sử, đồng thời cũng là nhân chứng khẳng định sự đóng góp tích cực của chùa Thanh Nhàn trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Thủ đô Hà Nội, bảo vệ Tổ quốc, tạo thêm động lực thúc đẩy cuộc cách mạng nhanh chóng đến thắng lợi rực rỡ. Ngày nay, chùa còn là địa chỉ để những phật tử có tấm lòng hảo tâm đóng góp, chia sẻ với nhiều hoàn cảnh khó khăn trong xã hội bằng những việc làm từ thiện hết sức thiết thực và đậm tính nhân văn như: nấu cơm, cháo từ thiện cho các bệnh nhân ung thư có hoàn cảnh khó khăn tại hai bệnh viện K (địa chỉ Quán sứ và Thanh trì). Tổ chức những chương trình phát quà kết hợp với khám chữa bệnh cho đồng bào vùng sâu, vùng xa; chương trình mổ mắt cho người nghèo; phát xe lăn cho người tàn tật. Phối hợp với phòng Y tế tổ chức phòng khám từ thiện cho người nghèo ngay tại chùa. Nguồn: Trang thông tin điện tử Phường Thanh Nhàn

Hà Nội 450 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Hà Nội

Hoàng Thành Thăng Long

Hà Nội 830

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền Voi Phục Hà Nội

Hà Nội 666

Di tích cấp quốc gia

Đình, chùa Đại Lan

Hà Nội 627

Di tích cấp quốc gia

Chùa Thanh Nhàn

Hà Nội 451

Di tích cấp quốc gia

Chùa Láng

Hà Nội 416

Di tích cấp quốc gia

Đình Hoàng Xá

Hà Nội 407

Di tích cấp quốc gia

Đình Hạ Hiệp

Hà Nội 400

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Pháp Vân

Hà Nội 387

Di tích cấp quốc gia

Đền Đồng Nhân

Hà Nội 364

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Một Cột

Hà Nội 317

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật