Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Đình làng Trần Xá

Đình làng Trần Xá

Đình làng Trần Xá, xã Nam Hưng (Nam Sách) có lịch sử lâu đời, là nơi thờ 3 vị Thành hoàng họ Phạm thời Lý và phối thờ danh tướng Trần Quang Khải - người có công lớn góp phần cùng quân dân nhà Trần giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược vào thế kỷ XIII. Ngôi đình đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh từ năm 2007. Tuy nhiên, do sự xuống cấp của công trình, được sự quan tâm của các cấp, đồng thời thể theo nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, đình Trần Xá đã được đầu tư tu bổ, tôn tạo khang trang. Trần Xá là một địa danh nổi tiếng trong lịch sử. Thời Lý, Trần Xá có tên gọi là Trần Xá trang, nằm tả ngạn ven sông Kinh Thầy tạo ra một vùng rộng lớn có tên là vũng Trần Xá. Thời Trần, trang Trần Xá đổi thành Trần Xá loan. Tương truyền năm 1282, vua tôi nhà Trần về vũng này mở hội nghị Bình Than bàn kế sách đánh giặc Nguyên Mông lần thứ 2. Ngày nay, tại đống Khoai Nợ của làng Trần Xá còn 2 cây duối, tương truyền đây là nơi vua quan nhà Trần buộc ngựa khi xuống thuyền họp hội nghị Bình Than. Hai cây duối này nhân dân bảo tồn, gìn giữ và được công nhận là cây di sản năm 2021. Trần Quang Khải (1241-1294) là con thứ ba của vua Trần Thái Tông, mẹ là Thuận Thiên hoàng hậu Lý Thị (con gái trưởng hoàng đế Lý Huệ Tông). Ông là em cùng mẹ với thái tử Trần Hoảng, tức vua Trần Thánh Tông. Năm 1258, vua Trần Thánh Tông phong ông làm Thái úy, tước Chiêu Minh Vương kiêm cai quản châu Nghệ An. Năm Thiệu Long năm thứ 14 (năm 1271), ông làm Tướng quốc thái úy, trở thành đại thần đầu triều nắm giữ việc nước. Năm Thiệu Bảo thứ 4 (năm 1282), vua Trần Nhân Tông thăng chức Trần Quang Khải làm Thượng tướng Thái sư, nắm toàn quyền nội chính. Ông là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Tương truyền, khi vua Trần Nhân Tông về mở hội nghị Bình Than ở vũng Trần Xá, Trần Quang Khải được giao trọng trách tổng chỉ huy bảo vệ và giữ bí mật cho hội nghị. Sau khi ông mất, để tưởng nhớ vị tướng tài ba, nhân dân trang Trần Xá (Trần Xá loan) lập miếu phụng thờ, hương hỏa muôn đời. Đình Trần Xá được xây dựng vào thời Hậu Lê trên gò đất cao giữa làng. Cùng thời gian này, nhân dân đã đưa Thái sư Trần Quang Khải phối thờ tại đình cùng với 3 vị Thành hoàng làng. Thời Nguyễn, đình được trùng tu, khang trang to đẹp gồm 5 gian đại bái và 3 gian hậu cung chất liệu bằng gỗ tứ thiết. Năm 1953, tòa đại bái bị thực dân Pháp phá dỡ chỉ còn lại 3 gian hậu cung. Qua sự biến thiên của thời gian, hậu cung bị hư hại và được nhân dân khôi phục lại vào năm 1992. Năm 1999, 5 gian đại bái tiếp tục được phục dựng lại. Năm 2007, Đình Trần Xá được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Vượt qua sự biến thiên và thăng trầm của lịch sử, đình Trần Xá vẫn còn lưu giữ được một số cổ vật có giá trị như 1 bia đá Chính Hòa thứ 12 (1691); 1 ngai thờ, 1 kiếm thờ, 1 hòm sắc, 1 bát hương gốm Phù Lãng thời Nguyễn (thế kỷ XIX). Đến nay một số hạng mục như Nhà Tiền Bái, sân, tường bao Đình đã xuống cấp nghiêm trọng. Căn cứ tình trạng thực tế và thể theo nguyện vọng của nhân dân trong thôn, xã Nam Hưng đã đề nghị và được cho phép thực hiện tu bổ di tích. Đến nay, công trình trùng tu, tôn tạo Đình làng Trần Xá đã hoàn tất. Nét riêng, ấn tượng của Đình Trần Xá khi được tu bổ đó là bức phù điêu phục dựng bức tranh làng quê thời Trần thế kỷ thứ 13, với hình ảnh nhánh Lục đầu giang, Hội nghị Bến Bình Than, cây đa, giếng nước, sân đình, anh hùng Trần Quốc Toản với lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân", hai cây duối - nơi vua quan nhà Trần buộc ngựa khi xuống thuyền họp hội nghị Bình Than… Đình làng Trần Xá được tu bổ, tôn tạo khang trang tố hảo đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân làng Trần Xá nói riêng và nhân dân xã Nam Hưng nói chung. Đây chính là sợi dây gắn bó đoàn kết cộng đồng, là nét đẹp trong văn hóa làng xã. Trong tâm thức của người con đất Việt, “cây đa, bến nước, sân đình" là hình ảnh thân thuộc, gắn bó với tâm hồn của mọi người dân, là biểu tượng của quê hương, đất nước. Nguồn Cổng thông tin điện tử huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Hải Dương 551 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh

Mở cửa

Khám Phá Hải Dương

Đền thờ Khúc Thừa Dụ

Hải Dương 1986

Di tích cấp quốc gia

Cụm di tích đền Xưa - chùa Giám - đền Bia

Hải Dương 1785

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền thờ Chu Văn An

Hải Dương 1667

Di tích cấp quốc gia

Văn Miếu Mao Điền

Hải Dương 1650

Di tích quốc gia đặc biệt

Côn Sơn-Kiếp Bạc

Hải Dương 1575

Di tích quốc gia đặc biệt

Khu di tích An Phụ- Kính Chủ-Nhẫm Dương

Hải Dương 1564

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền Cao An Lạc

Hải Dương 1469

Di tích cấp quốc gia

Đình Huề Trì

Hải Dương 1468

Di tích cấp quốc gia

Chùa Thanh Mai

Hải Dương 1460

Di tích cấp quốc gia

Đình Trịnh Xuyên

Hải Dương 1403

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật