Văn Miếu Mao Điền

Văn Miếu Mao Điền

Văn miếu Mao Điền thuộc làng Mao (còn gọi là làng Mậu Tài), xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, nằm ngay trên Quốc lộ số 5 mới, cách thủ đô Hà Nội 40km về phía Đông và thành phố Hải Dương về phía Tây chừng 16km. Chữ Văn có hàm nghĩa rất rộng bao gồm toàn bộ lĩnh vực khoa học xã hội; Miếu là nơi thờ tự; Mao có nghĩa là cỏ, cỏ thơm, cỏ thi; Điền nghĩa là ruộng. Xưa kia nơi đây là khu ruộng rất rộng nhiều cỏ thơm, cỏ thi người ta đã chọn nơi này để làm trường thi Hương của trấn Hải Dương, đến thời Tây Sơn, Văn miếu được di chuyển từ Vĩnh Lại về sáp nhập với trường thi Hương và lấy tên địa phương đặt tên cho di tích gọi là Văn miếu Mao Điền. Văn miếu là một kiến trúc của các nước phương Đông chịu ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo. Đây là kiến trúc được dựng nên để thực hiện hai chức năng tôn giáo và văn hóa. Về chức năng tôn giáo, Văn miếu là nơi thờ các vị thánh hiền của Đạo Nho; về chức năng văn hóa, Văn miếu được sử dụng như một ngôi trường, để dạy học cho hoàng tử, hoàng thân và con cái các quan đại phu... Ngoài ra, Văn miếu còn là nơi bảo tồn những tấm bia đá, ghi danh các vị đỗ đại khoa (Tiến sĩ trở lên) của quốc gia hoặc địa phương. Khởi nguồn của Văn miếu Mao Điền là Văn miếu trấn Hải Dương được lập trong khoảng từ những năm 1740 đến 1800 dưới thời nhà Lê và Tây Sơn trên đất Vân Dậu (Vĩnh Tuy, Vĩnh Lại, Bình Giang, Hải Dương). Khi đó, Văn miếu trấn Hải Dương là một trong những Văn miếu địa phương được xây dựng sớm ở miền Bắc. Văn miếu trấn Hải Dương được di chuyển về chỗ hiện nay và xây dựng các công trình bổ sung, hoàn thành vào ngày 26 tháng 7 năm Tân Dậu (1801). Vị trí đặt Văn miếu ở trên nền trường học của phủ Thượng Hồng xưa, nằm ở phía Bắc lỵ sở của trấn thành Hải Dương, ở khu vực Mao Điền. Đầu thế kỷ XIX, Văn miếu trấn Hải Dương được trùng tu, sửa chữa lớn dưới thời vua Gia Long, tiến hành từ ngày mồng 6 tháng 10 năm Bính Dần (1806) đến ngày mồng 5 tháng 8 năm Đinh Mão (1807) hoàn thành. Và 16 năm sau đó, Văn miếu lại tiếp tục được trùng tu lớn năm Minh Mạng thứ 4 (1823). Bài trí thờ tự tại di tích trước đây được sắp xếp theo mô hình của Văn miếu Quốc Tử giám Hà Nội. Ngoài Bái đường có 1 ban thờ công đồng để nho sinh xa, gần đến lễ bái. Trong Hậu cung có 3 ban thờ, chính giữa thờ Khổng Tử; bên tả thờ Nhan Hồi, Tử Tư; bên hữu thờ Mạnh Tử và Tăng Tử - là bốn học trò thân tín nhất của Khổng Tử. Năm 2002, bài trí thờ tự trong di tích đã có sự thay đổi, ngoài việc thờ Khổng Tử, còn phối thờ 8 vị Đại khoa người Việt, trong đó, đúc tượng đồng 5 danh nhân là Đức Khổng Tử, Tư nghiệp Quốc Tử giám Chu Văn An, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Anh hùng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tượng được đặt trong khám gỗ sơn son, thếp vàng lộng lẫy. Đồng thời, lập bài vị 4 danh nhân là Đại danh y, Thái học sinh Tuệ Tĩnh, Thần toán Việt Nam Vũ Hữu, Nhập nội Hành khiển Phạm Sư Mệnh, Nghi Ái quan Nguyễn Thị Duệ. Đến thời Nguyễn, Văn miếu trấn Hải Dương được trùng tu, tôn tạo nhiều lần. Năm 1947, các hạng mục công tình của Văn miếu Mao Điền còn khá hoàn chỉnh, hàng năm 2 kỳ Xuân - Thu, quan Tổng đốc từ thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương) về Tế lễ hết sức trang nghiêm. Năm 1994, 1999, 2002, Văn miếu liên tục được đầu tư trùng tu, sửa chữa. toàn bộ khu di tích, trả lại quy mô, dáng vẻ như vốn có của di tích, tương xứng với những giá trị lịch sử và văn hóa mà nó mang trong mình, dấu ấn về một mảnh đất xứ Đông văn hiến. Văn miếu Mao Điền sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo và mở rộng với tổng diện tích lên tới gần 1 hétta. Với những giá trị đặc biệt trên, Thủ tướng Chính phủ đã xếp hạng Văn Miếu Mao Điền là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ngày 25/12/2017. Nguồn: Cục Di sản văn hóa

Hải Dương 290 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia đặc biệt

Mở cửa

Khám Phá Hải Dương

Cụm di tích đền Xưa - chùa Giám - đền Bia

Hải Dương 331

Di tích quốc gia đặc biệt

Khu di tích An Phụ- Kính Chủ-Nhẫm Dương

Hải Dương 296

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền Cao An Lạc

Hải Dương 294

Di tích cấp quốc gia

Đình Huề Trì

Hải Dương 294

Di tích cấp quốc gia

Văn Miếu Mao Điền

Hải Dương 291

Di tích quốc gia đặc biệt

Đình Trịnh Xuyên

Hải Dương 290

Di tích cấp quốc gia

Côn Sơn-Kiếp Bạc

Hải Dương 288

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền thờ Chu Văn An

Hải Dương 284

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Khúc Thừa Dụ

Hải Dương 280

Di tích cấp quốc gia

Chùa Thanh Mai

Hải Dương 272

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật