Đền Chúa Thác Bờ

Đền Chúa Thác Bờ

Thác Bờ là tên gọi từ xa xưa của đoạn sông Đà khi chảy qua địa bàn khu vực chợ Bờ, xã Hào Tráng. Hiện tại thì nó đã được tách ra thành hai xã, Thung Nai Hòa Bình của huyện Cao Phong và xã Vầy Nưa của huyện Đà Bắc. Từ thời xa xưa nơi đây đã là mảnh đất trù phú nơi người Mường sinh sống. Tương truyền, đền bà Chúa Thác Bờ thờ hai vị nữ tướng là bà Đinh Thị Vân, người dân tộc Mường và một bà (không rõ tên) người dân tộc Dao. Dưới thời vua Lê Lợi, hai bà đã có công giúp dân và quân vận chuyển lương thực, thuyền bè qua Thác Bờ lên Mường Lễ (Sơn La) dẹp loạn. Sau khi mất, hai bà thường hiển linh giúp người dân an toàn vượt qua con thác nổi tiếng hiểm trở, khắc nghiệt khi sông Đà chưa ngăn dòng. Nhân dân biết ơn nên lập đền thờ hai bà nhằm tỏ lòng thành kính và mong muốn hai bà sẽ phù hộ, che chở cho họ khỏi nguy hiểm khi đi qua dòng nước. Được xây dựng theo thế nhìn sông, tựa núi với phong cảnh hữu tình, khu di tích đền Thác Bờ được chia làm 2 khu vực, đền bà Chúa Thác Bờ phía tả ngạn nằm trên đỉnh đồi Hang Thần, thuộc xã Vầy Nưa và đền Thác Bờ phía hữu ngạn nằm ở chân Thác Bờ, ngay cạnh sông Đà. Trải qua một số lần trùng tu, xây dựng lại, đền vẫn giữ được những nét độc đáo, đặc trưng. Đền phía tả ngạn có kiến trúc mặt bằng hình chữ đinh, gồm nhà đại bái và nhà hậu cung. Phía trước đền có 5 cửa được lợp bằng mái ngói vảy cá. Cửa chính treo bức đại tự viết bằng chữ Hán. Trên nóc có đắp nổi mặt rồng chầu. Đền phía hữu ngạn gồm 3 gian thờ chính và hậu cung, được xây 2 tầng tựa vào núi. Tầng 1 làm nơi nghỉ trọ cho khách hành hương, tầng 2 là nơi thờ tự các vị thần linh. Trong đền không chỉ thờ bà Chúa Thác Bờ mà còn thờ các vị thần thánh khác như công đồng quan lớn, ngũ vị tôn ông, bà chúa Sơn Trang, tứ phủ Thánh Cô, tứ phủ Thánh Cậu, Đức Đại vương Trần Quốc Tuấn, tứ phủ Chầu Bà… Nằm trong chuỗi du lịch lòng hồ sông Đà và danh thắng động Thác Bờ, đền bà Chúa Thác Bờ thuộc top các địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh. Hàng năm, đền không chỉ đón khách hành hương đến xin lộc chúa bà mà còn đón nhiều khách du lịch tới thăm quan, ngắm cảnh và tận hưởng không khí trong lành. Lễ hội đền diễn ra từ ngày mồng 7 tháng Giêng, kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Tuy nhiên, từ những ngày tháng Chạp của năm cũ, nơi đây đã có rất đông khách về lễ tạ. Để đến đền, người đi lễ hay du khách phải đi 2 chặng, sau tuyến đường bộ là đến chặng đường sông với 3 tuyến đường chính: từ cảng du lịch Thung Nai, xã Thung Nai (Cao Phong) là cảng gần đền nhất với thời gian di chuyển bằng thuyền máy khoảng 15 phút; từ cảng Bích Hạ, xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) đến đền với thời gian khoảng 1 tiếng rưỡi; từ bến nước xã Bình Thanh (Cao Phong) đến đền chừng 45 phút. Mỗi năm, Di tích lịch sử quốc gia đền Thác Bờ thu hút hàng vạn du khách đến vãn cảnh, hành lễ. Nơi đây không chỉ là địa chỉ tín ngưỡng linh thiêng cầu bình an, may mắn mà còn là được lựa chọn cho sự khởi đầu thuận lợi cho hành trình du xuân, khám phá vẻ đẹp thiên nhiên ấn tượng trên hồ Hòa Bình. Nguồn: Cục du lịch Quốc Gia Việt Nam

Hòa Bình 218 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Hòa Bình

Di tích Nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê

Hòa Bình 249

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích Chiến khu Cách mạng Mường Khói

Hòa Bình 248

Di tích cấp quốc gia

Di tích Địa điểm Đại hội trù bị Đại hội II Đảng nhân dân cách mạng Lào

Hòa Bình 243

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử Nhà tù Hòa Bình

Hòa Bình 237

Di tích cấp quốc gia

Tượng đài Triệu Phúc Lịch

Hòa Bình 236

Di tích cấp quốc gia

Tượng đài anh hùng Cù Chính Lan

Hòa Bình 234

Di tích cấp quốc gia

Khu căn cứ cách mạng Cao Phong - Thạch Yên

Hòa Bình 222

Di tích cấp quốc gia

Đền Chúa Thác Bờ

Hòa Bình 219

Di tích cấp quốc gia

Hang Chùa và chùa Hang

Hòa Bình 214

Di tích cấp quốc gia

Đền và miếu Trung Báo

Hòa Bình 211

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật