Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Khu lưu niệm Nguyễn Thông

Khu lưu niệm Nguyễn Thông

Khu lưu niệm Nguyễn Thông thuộc ấp Bình Trị 2, xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Đây là nơi lưu niệm danh nhân Nguyễn Thông: một trí thức yêu nước, nhà hoạt động văn hóa lớn của Nam kỳ lục tỉnh nửa cuối thế kỷ 19. Nguyễn Thông tên thật là Nguyễn Thới Thông, tên chữ là Hy Phần, hiệu là Kỳ Xuyên, biệt hiệu Độn Am, sinh năm 1827 trong một gia đình nhà nho nghèo ở thôn Bình Thanh - tổng Thạnh Hội Hạ, huyện Tân Thạnh, phủ Tân An, Gia Định (nay là xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành, tỉnh Long An). Thuở nhỏ, Nguyễn Thông nổi tiếng thông minh, hiếu học. Năm 18 tuổi, ông được gia đình gửi ra Huế để có điều kiện học tập tốt hơn. Năm 1849, ông đỗ Cử nhân trong kỳ thi Hương tại trường thi Gia Định, nhưng khi thi Hội bài vấy mực nên bị đánh hỏng. Nguyễn Thông bắt đầu cuộc đời quan trường năm 1851 với chức Huấn đạo huyện Phú Phong, tỉnh An Giang. Tháng 2/1859, khi thực dân Pháp đánh chiếm thành Gia Định, ông tòng quân vào Nam chiến đấu và trở thành trợ thủ đắc lực của Thống đốc quân vụ đại thần Tôn Thất Hiệp. Sau khi đại đồn Kỳ Hòa thất thủ (tháng 2 năm 1861), ông về Tân An hoạt động chống Pháp cùng với các thủ lĩnh nghĩa quân địa phương. Năm 1862, Nguyễn Thông được Kinh lược sứ Phan Thanh Giản đề cử giữ chức Đốc học Vĩnh Long và giữ chức vụ này từ năm 1863 đến tháng 7/1864. Năm 1865, ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ bị Pháp xâm chiếm, ông cùng với nhiều sĩ phu Nam Kỳ không chịu hợp tác với giặc, nên đã bị bắt ra tỉnh Bình Thuận. Năm 1867, Nguyễn Thông được cử làm án sát Khánh Hòa rồi án sát Quảng Ngãi. Năm 1870, ông tham gia chấm thi Hương ở trường Thừa Thiên rồi làm Biện lý bộ Hình, Bố chánh Quảng Ngãi. Ở đây, Nguyễn Thông đã tích cực thi hành những biện pháp để bài trừ nạn tham ô, hà hiếp dân chúng của bọn cường hào ác bá địa phương. Việc làm này đã đụng chạm tới quyền lợi của một số đại thần trong triều, vì vậy, không lâu sau ông bị cách chức, tống giam và bị xử trượng, sau nhờ dân chúng kêu oan tới vua, mới được giải tội. Năm 1873, ông xin về dưỡng bệnh tại Bình Thuận. Năm 1874, Triều đình cho phục chức, bổ nhiệm ông làm việc tại bộ Lễ nhưng khi đến Huế, ông bị bệnh nên phải cáo quan trở về. Năm 1876, ông lại được triệu về kinh, giữ chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Năm 1877, triều đình chấp thuận kế hoạch khai hoang vùng La Ngư, Ba Dầu nên cử ông về làm doanh điền sứ Bình Thuận. Năm 1878, bệnh cũ tái phát, ông xin nghỉ dài hạn. Năm 1880, Nguyễn Thông được mật chỉ cùng với các quan địa phương xử vụ nổi dậy của người thiểu số, xử vụ lưu dân từ trong Nam ra. Cũng năm này, ông thành lập Đồng Châu xã và xây dựng Ngọa Du Sào để có nơi làm thơ, đọc sách. Năm 1881, Nguyễn Thông được bổ nhiệm làm Phó sứ điển nông kiêm Đốc học tỉnh Bình Thuận. Năm sau ông được thăng làm Hồng lô tự khanh. Ngày 27/8/1884, Nguyễn Thông mất tại Ngọa Du Sào - Phan Thiết (Bình Thuận). Khu lưu niệm Nguyễn Thông đã được Bộ văn hóa - Thông tin xếp hạng Di tích quốc gia ngày 19/1/2001. Nguồn: Cổng thông tin điện tử Tỉnh ủy Long An

Long An 1162 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Long An

Di tích lịch sử Ngã tư Đức Hòa

Long An 1672

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo

Long An 1637

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử Ngã Tư Rạch Kiến

Long An 1467

Di tích cấp quốc gia

Chùa Phước Lâm

Long An 1258

Di tích cấp quốc gia

Nhà trăm cột

Long An 1245

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích Lịch sử Cách mạng tỉnh Long An

Long An 1224

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử căn cứ Xứ ủy và Ủy ban hành chính kháng chiến Nam Bộ

Long An 1208

Di tích cấp quốc gia

Khu lưu niệm Nguyễn Thông

Long An 1163

Di tích cấp quốc gia

Lăng Mộ và đền thờ ông Nguyễn Huỳnh Đức

Long An 1144

Di tích cấp quốc gia

Chùa Tôn Thạnh

Long An 1114

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật