Đền Bảo Lộc

Đền Bảo Lộc

Đền Bảo Lộc, xã Mỹ Phúc (Mỹ Lộc) được xây dựng trên đất “thang mộc” của An Sinh Vương Trần Liễu, thân phụ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và là anh trai của Trần Thái Tông - vị vua đầu tiên của vương triều Trần. Thời Trần, cùng với việc xuất hiện chế độ Thượng hoàng, năm 1262, hương Tức Mặc đổi thành phủ Thiên Trường và được xây dựng quy mô như kinh đô thứ hai sau Thăng Long. Bên cạnh việc xây dựng cung điện, nhà cửa nguy nga tráng lệ cho bậc đế vương, nhà Trần còn phong hàng loạt thái ấp cho các quý tộc, bao quanh như một vành đai bảo vệ Thiên Trường. Ấp An Lạc ngày đó cách trung tâm Thiên Trường 2km (đường chim bay) về phía bắc. Tương truyền, ấp An Lạc là nơi sinh ra và lớn lên của Trần Quốc Tuấn. Với công lao to lớn trong ba cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, tháng 4 năm 1288 ông được ban tước hiệu “Quốc công tiết chế Hưng Đạo đại vương”. Khi ông mất, triều đình lại phong là: “Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân vũ Hưng Đạo đại vương”. Đền Bảo Lộc ban đầu được xây dựng ven sông Châu gồm ba gian gỗ lim lợp ngói mũi hài, sau bờ sông bị sói lở, đền được di chuyển vào vị trí như hiện nay. Một thời gian dài tồn tại với quy mô nhỏ, đầu thế kỷ XX, đền Bảo Lộc được nhân dân quyên tiền nâng cấp thành công trình kiên cố, quy mô khá lớn, kích thước cao rộng. Đền được xây theo thiết kế của Đông Phương Bác Cổ, song có sửa chữa lại cho phù hợp với kiến trúc cổ truyền của dân tộc. Bắt đầu xây dựng từ năm 1928, phải 5 năm sau công trình mới hoàn thành. Đền nằm chính giữa, quay hướng đông, bên trái là chùa thờ Phật, bên phải là phủ thờ Mẫu, phía sau đền là Khải Thánh thờ vương phụ, vương mẫu, phu nhân của ông. Toàn bộ khu di tích được thiết kế đăng đối, hài hòa, không gian thoáng đãng tạo cảm giác thanh thoát lòng người về lễ thánh. Đền Bảo Lộc nằm chính giữa được xây theo kiểu chữ đinh gồm tiền đường 7 gian rộng, trung đường dài 5 gian, hậu cung 3 gian. Kiến trúc của đền đơn giản, các cột xây bằng gạch, nhiều xà được đổ xi măng cốt thép bền vững, bề thế. Tuy chạm khắc không nhiều, song rải rác ở từng bộ phận vẫn có các đề tài: tứ linh, long cuốn thủy, hoa lá, tùng, cúc, trúc, mai… Đặc biệt, sáu bộ cánh cửa ở hậu cung với những mảng chạm tinh xảo mang đậm phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Trong đền, ngoài bài vị còn có hai pho tượng thờ Trần Hưng Đạo (một bằng đồng, một bằng gỗ). Pho tượng đồng trong tư thế ngồi nặng 4,8 tấn, đặt ở trung đường. Hai bên có tượng Hưng Vũ Vương Nhiễn và Phạm Ngũ Lão là con trai và con rể của ông. Pho tượng bằng gỗ trầm hương được đặt tại hậu cung, hai bên là tượng thầy dạy văn và thầy dạy võ. Đền Khải Thánh nằm ở phía sau, kiến trúc tương tự như đền chính nhưng phần nền cao hơn 3m, thờ thân phụ, thân mẫu, phu nhân và hai người con gái của Trần Hưng Đạo. Cách bài trí thờ tự ở đây thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo, trung hiếu vẹn toàn của Hưng Đạo đại vương. Trong các di tích thờ Trần Hưng Đạo, đền Bảo Lộc có ý nghĩa đặc biệt vì mảnh đất này đã gắn với tuổi thơ của ông. Bởi vậy dân gian có câu “Sinh Kiếp Bạc, thác Trần Thương, quê hương Bảo Lộc”. Hằng năm, vào ngày kỵ của ông (20 tháng 8 âm lịch) rất đông khách thập phương lại có dịp về lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo. Nguồn: Di tích lịch sử - văn hóa Nam Định

Nam Định 1189 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Nam Định

Đền Bảo Lộc

Nam Định 1190

Di tích cấp quốc gia

Đền Đá Nam Hà

Nam Định 1185

Di tích cấp quốc gia

Đình làng Vân Chàng Di tích Lịch sử - Kiến trúc Nghệ thuật và nghề rèn truyền thống

Nam Định 1185

Di tích cấp quốc gia

Đền Giáp Ba

Nam Định 1156

Di tích cấp quốc gia

Đền Trần Nam Định

Nam Định 1142

Di tích cấp quốc gia

Cột cờ Nam Định

Nam Định 1135

Di tích cấp quốc gia

Chùa Đại Bi

Nam Định 1130

Di tích cấp quốc gia

Đền Gin

Nam Định 1085

Di tích cấp quốc gia

Đền Am

Nam Định 1059

Di tích cấp quốc gia

Đền Đức Thánh Cả (Đền Vĩnh Lại)

Nam Định 1058

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật