Đền Đá Nam Hà

Đền Đá Nam Hà

Đền Đá còn gọi là đình Đá thuộc thôn Nam Hà, xã Tân Thịnh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Đền Đá thôn Nam Hà là di tích thờ ba anh em họ Vũ là những vị tướng thời Hùng Vương, trong đó người em út là Vũ Uy được tôn làm thành hoàng làng. Ngoài ra còn có bài vị thờ hai người anh của ngài là Chính Ngọ và Gia Sửu. Theo cuốn Kim Âu ngọc phả được viết năm Hồng Phúc thứ nhất (1572), hiện còn lưu giữ tại đền thì vùng đất Kim Âu xưa kia, nay là các thôn Nam Hà, Võ Lao Thượng, Võ Lao Hạ thuộc xã Tân Thịnh. Vào thời Hùng Vương thứ 18 ở vùng ái Châu (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) có ông Vũ Công rời quê ra đi tìm vùng đất mới để sinh cơ lập nghiệp. Từ Thanh Hóa ông đi đến vùng đất Kim Âu. Được nhân dân nhiệt tình chào đón, ông vui mừng ở lại dựng nhà và mở trường dạy học. Thời gian sau Vũ Công được dân làng vun đắp lấy người con gái họ Hoàng tên gọi là Loan. Ít lâu sau bà Loan sinh được hai người con trai. Người anh đặt tên là Gia Sửu, người em đặt tên là Chính Ngọ. Năm sau bà Loan đột ngột qua đời, Vũ Công lại phải kết duyên với bà Trần Thị Thịnh để lấy người nuôi dạy hai con. Vài năm sau bà Thịnh sinh ra cho ông một bé trai tuấn tú nhưng lạ thay trên trán cậu bé có chữ Vũ Uy và sau lưng có hàng vảy cá. Vũ Công liền đặt tên cho con là Vũ Uy. Lớn lên Vũ Uy cùng hai anh theo thầy học đạo. Ba ông đều rất thông minh lại am hiểu thiên văn, địa lý và giỏi võ nghệ. Khi cha mẹ qua đời cả ba ông cùng tìm về kinh đô Văn Lang giúp vua Hùng cai quản bờ cõi trong gần 20 năm. Ba ông đã đóng góp nhiều công sức của mình trong cuộc chiến đấu với quân Thục. Khi Hùng Vương nhường ngôi cho Thục Phán, vì không thuần phục chủ mới nên cả ba ông đã tìm về đất Kim Âu chia xã làm ba thôn và mỗi người cai quản một thôn, rồi giúp nhân dân phát triển nông tang, ngành nghề và tiếp tục mở trường dạy học cho con em nhân dân trong vùng. Ghi nhớ công lao đó nên sau khi các ông qua đời dân làng lập đền thờ tưởng niệm. Ngoài việc thờ ba vị tướng thời kỳ Hùng Vương, đền Đá còn thờ 12 vị tổ (thập nhị gia tiên tổ) của 12 họ sớm về đây lập làng. Đền còn phối thờ hai vị đại khoa họ Hoàng và họ Lưu để nhân dân địa phương ghi nhớ truyền thống hiếu học của mình, khích lệ con cháu phát huy niềm tự hào đó. Đền Đá xã Tân Thịnh là một công trình kiến trúc lớn tọa lạc trên khu đất cao, với diện tích 2 mẫu (bắc bộ) ở giữa cánh đồng xa làng xóm. Xung quanh có nhiều cây lưu niên hòa nhập với kiến trúc công trình thành một tổng thể hoàn chỉnh. Qua nhiều lần tu sửa, tôn tạo công trình hiện nay còn 4 tòa chính và một dãy giải vũ về phía bắc. Tòa bái đường 5 gian được tôn tạo cách đây hơn 60 năm, kiến trúc hoàn toàn bằng đá, nhưng vẫn giữ được phong cách cổ truyền của dân tộc. Bên trong bái đường là hai tòa đệ nhị và đệ tam. Tòa đệ tam gồm 5 gian, được tu sửa năm 1877. Tòa đệ nhị cũng có 5 gian, được trùng tu vào đời vua Thành Thái năm thứ 4 (1892). Hiện nay tại tòa đệ nhị vẫn giữ được nhiều dáng vẻ kiến trúc cổ truyền, nổi bật là bộ cánh cửa gỗ lim được chạm nổi họa tiết lưỡng long chầu ở hai cánh cửa giữa và long chầu ở hai cánh hai bên. Lễ hội đền Đá được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm. Đền Đá được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật. Nguồn: Báo Nam Định điện tử

Nam Định 1184 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Nam Định

Đền Bảo Lộc

Nam Định 1189

Di tích cấp quốc gia

Đền Đá Nam Hà

Nam Định 1185

Di tích cấp quốc gia

Đình làng Vân Chàng Di tích Lịch sử - Kiến trúc Nghệ thuật và nghề rèn truyền thống

Nam Định 1185

Di tích cấp quốc gia

Đền Giáp Ba

Nam Định 1156

Di tích cấp quốc gia

Đền Trần Nam Định

Nam Định 1142

Di tích cấp quốc gia

Cột cờ Nam Định

Nam Định 1135

Di tích cấp quốc gia

Chùa Đại Bi

Nam Định 1130

Di tích cấp quốc gia

Đền Gin

Nam Định 1085

Di tích cấp quốc gia

Đền Am

Nam Định 1059

Di tích cấp quốc gia

Đền Đức Thánh Cả (Đền Vĩnh Lại)

Nam Định 1058

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật