Đền Đức Thánh Cả (Đền Vĩnh Lại)

Đền Đức Thánh Cả (Đền Vĩnh Lại)

Đền và chùa Vĩnh Lại thuộc xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Đền Vĩnh Lại thờ hai ông Bạch Đằng và Cao Lộc giúp Hai Bà Trưng đánh quân Hán xâm lược. Tương truyền hồi đó ở huyện Phong Châu có ông Bạch Bằng và bà Hoàng Thị Đảng ăn hiền ở lành. Vào ngày 10 tháng 2 năm Giáp Ngọ bà sinh ra một trai tuấn tú đặt tên là Bạch Đẳng. Năm Bạch Đẳng 16 tuổi, cha mẹ đều mất, ông theo Hai Bà Trưng khởi nghĩa, được Trưng Trắc nhận làm con nuôi. Cao Lôi vốn là con ông Cao Điện và bà Hàn Thị quê ở Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, đạo Kinh Bắc (sinh ngày 15 tháng chạp năm Bính Thân) tương truyền ông có giọng như sấm vang nên gọi là Cao Lôi. Cha mẹ mất sớm, ông ở với cậu ruột là Hàn Công Chiêu học hành và luyện tập võ nghệ. Sau khi cậu bị Tô Định giết, ông theo phò tá Hai Bà Trưng và kết nghĩa anh em với Bạch Đẳng. Hai ông về trang Vĩnh Phúc huyện Thiên Bản mộ quân và lập đồn cùng Hai Bà Trưng chống giặc thắng lợi. Hai ông ở lại đất xưa, khuyên dân làm ăn lương thiện. Ít lâu sau, Hán Vũ Đế sai Mã Viện sang. Mùa xuân năm Quý Mão (43) Hai Bà Trưng và các tướng sỹ do thế yếu phải rút chạy. Hai ông và một số quân tướng nhảy xuống sông tuẫn tiết. Nhân dân trang Vĩnh Phúc thương tiếc, lập đền thờ hai ông trên đất đồn binh xưa. Vua Đinh đã phong “Đương cảnh Thành hoàng Bạch Đằng tôn thần” và “Lôi công Đại vương tôn thần”. Ngoài thờ hai ông, đền Vĩnh Lại còn thờ các tổ lập làng mở đất. Thời kỳ kháng chiến, khu đền chùa Vĩnh Lại là điểm bảo vệ cán bộ, du kích. Đền chùa Vĩnh Lại nằm trên khu đất cao, quay hướng nam, gồm 7 tòa nhà với 21 gian. Phía trước là hệ thống tam quan, nhà khách và một sân rộng. Tòa tiền đường đền Vĩnh Lại được xây vào năm Kỷ Tỵ niên hiệu Gia Long năm thứ 8 (1809), trùng tu vào niên hiệu Duy Tân thứ 3 (1909). Đây là công trình làm vào thời Nguyễn nên cấu trúc, bẩy kẻ đều nhẹ nhàng thanh thoát. Đặc biệt khu chùa Vĩnh Lại là công trình được gia công nghệ thuật nhiều nhất: xà nách, đầu dư, con rường đều chạm kênh bong lá lật, vân tản, hoa cúc, hoa chanh. Trên các vì chạm hình các con ly ẩn hiện, lá hỏa, hình rồng mẹ và bầy con theo phong cách Nguyễn. Long ngai thờ Bạch Đẳng, Cao Lôi là công trình chạm khắc có giá trị với những băng hoa lá cách điệu, hình rồng chầu nhiều dáng vẻ. Ở đây còn có quả chuông đồng đúc vào đời vua Tự Đức năm thứ 23 (1870) có tiếng ngân ấm lạ. Chùa Vĩnh Lại, ngoài các hệ tượng phật được thờ như ở các chùa khác, tại nhà tổ có một pho tượng tạc một cụ già, mặc áo cà sa, trán nhăn nếp sâu và mắt như nhìn xuống... Đây là một pho tượng đẹp có giá trị ở chùa Vĩnh Lại. Lễ hội ở đền chùa Vĩnh Lại được tổ chức vào ngày thánh ra đời hoặc dịp đầu xuân để tri ân các tổ mở đất, tụ dân. Nguồn: Di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Nam Định

Nam Định 1057 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Nam Định

Đền Bảo Lộc

Nam Định 1189

Di tích cấp quốc gia

Đình làng Vân Chàng Di tích Lịch sử - Kiến trúc Nghệ thuật và nghề rèn truyền thống

Nam Định 1185

Di tích cấp quốc gia

Đền Đá Nam Hà

Nam Định 1184

Di tích cấp quốc gia

Đền Giáp Ba

Nam Định 1156

Di tích cấp quốc gia

Đền Trần Nam Định

Nam Định 1142

Di tích cấp quốc gia

Cột cờ Nam Định

Nam Định 1135

Di tích cấp quốc gia

Chùa Đại Bi

Nam Định 1130

Di tích cấp quốc gia

Đền Gin

Nam Định 1085

Di tích cấp quốc gia

Đền Am

Nam Định 1059

Di tích cấp quốc gia

Đền Đức Thánh Cả (Đền Vĩnh Lại)

Nam Định 1058

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật