Đền Gin

Đền Gin

Đền Gin, xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định là di tích có giá trị tiêu biểu về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, đã được Bộ Văn hoá xếp hạng cấp Quốc gia từ năm 1962. Ngôi đền là nơi thờ phụng và tri ân công đức của nhân dân địa phương đối với đức Long Kiều linh thánh - Kiều Công Hãn, người đã có công giúp Ngô Quyền đánh thắng quân giặc Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, mở đầu thời kỳ tự chủ của dân tộc. Sau này, khi triều đình nhà Ngô sụp đổ, âu cũng do điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, Tướng công Kiều Công Hãn trở thành một trong 12 sứ quân cát cứ trong bối cảnh đất nước loạn ly, chia cắt. Ông đã sớm hy sinh trong cuộc chiến hỗn loạn giữa các thế lực cát cứ địa phương. Sau khi Tướng công Kiều Công Hãn mất, để tưởng nhớ công lao của tướng công, nhân dân các địa phương đã xây dựng đền thờ tướng công; hiện nay có 72 ngôi đền thờ tướng công, kéo dài từ Phong Châu, Bạch Hạc, tỉnh Phú Thọ về tới tỉnh Nam Định, trong đó trên địa bàn huyện Nam Trực có 2 ngôi đền thờ tướng công là đền Gin, thôn Chiền, xã Nam Dương và đền Tây lạc, xã Đồng Sơn. Thời kỳ chống quân giặc Tống xâm lược, vua Lê Đại Hành dẫn quân đi qua đây, nghỉ đêm, nhà vua mơ thấy Kiều Công Hãn báo mộng phò giá giúp vua đánh giặc Tống. Sau khi đánh thắng giặc Tống xâm lược, nhà vua Lê Đại Hành đã trở lại cho cấp ruộng, sắc phong làm Thành Hoàng. Đến các triều đại phong kiến về sau đều cấp tế điền và tu sửa đền cho khắc bia đá ghi việc, cũng như ban hành Sắc phong “Long Kiều linh thánh”. Công trình kiến trúc đền Gin có quy mô lớn được bố cục đăng đối, hài hoà, bao gồm các hạng mục: giếng đền, miếu thờ, bình phong, nghi môn, giải vũ ngoại, tiền các, giải vũ nội và công trình kiến trúc trung tâm (tiền đường, cung cấm), toạ lạc trong một khuôn viên rộng 3.290 m2. Đền Gin là di tích còn bảo lưu được gần như trọn vẹn phong cách kiến trúc nghệ thuật thời Hậu Lê, thế kỷ 17- 18, thể hiện bàn tay lao động tài hoa và khối óc sáng tạo của nghệ nhân dân gian. Hiện vật được lưu giữ tại di tích hết sức phong phú và đa dạng, nhất là các cổ vật thời Hậu Lê, thời Nguyễn như: thần tích, sắc phong, nhang án, ngai và bài vị, tượng thờ, nghê đá.... Nghệ thuật trang trí tại đền Gin rất phong phú, sinh động với các đường đục chạm sắc nét, đề tài trang trí đa dạng, được kết hợp với các kiểu đục chạm như: thông phong, bong kênh, đã góp phần làm chủ đề cho các đề tài trang trí tại di tích trở lên sống động mang đậm phong cách truyền thống dân tộc. Được thể hiện qua các hạng mục kiến trúc như toà Tiền các, toà Tiền đường, Cung cấm. Các đề tài (Long, Ly, Quy, Phượng), lá lật hoá, hoa văn triện tàu lá dắt, phượng chầu; Long cuốn thuỷ, lưỡng Long chầu nguyệt và hoa văn mai hoá Long... được trang trí trên các thành phần cấu kiện kiến trúc đền Gin, đã được các nghệ nhân xưa chế tác với một bố cục chặt chẽ, đề tài phong phú, sinh động góp phần tôn vinh và khẳng định giá trị kiến trúc nghệ thuật cho di tích. Lễ hội truyền thống đền Gin là một trong 10 lễ hội tiêu biểu của toàn tỉnh Nam Định. Lễ hội diễn ra vào các ngày mùng 8, 9, 10 tháng Chạp (âm lịch) hàng năm với các nghi lễ và sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc như rước kiệu, rước nước, hát chèo, tổ tôm điếm, chọi gà... Nguồn: Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Nam Trực

Nam Định 1085 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Nam Định

Đền Bảo Lộc

Nam Định 1190

Di tích cấp quốc gia

Đình làng Vân Chàng Di tích Lịch sử - Kiến trúc Nghệ thuật và nghề rèn truyền thống

Nam Định 1186

Di tích cấp quốc gia

Đền Đá Nam Hà

Nam Định 1185

Di tích cấp quốc gia

Đền Giáp Ba

Nam Định 1156

Di tích cấp quốc gia

Đền Trần Nam Định

Nam Định 1143

Di tích cấp quốc gia

Cột cờ Nam Định

Nam Định 1135

Di tích cấp quốc gia

Chùa Đại Bi

Nam Định 1130

Di tích cấp quốc gia

Đền Gin

Nam Định 1086

Di tích cấp quốc gia

Đền Am

Nam Định 1059

Di tích cấp quốc gia

Đền Đức Thánh Cả (Đền Vĩnh Lại)

Nam Định 1058

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật