Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Đình làng Vân Chàng Di tích Lịch sử - Kiến trúc Nghệ thuật và nghề rèn truyền thống

Đình làng Vân Chàng Di tích Lịch sử - Kiến trúc Nghệ thuật và nghề rèn truyền thống

Đình làng Vân Chàng tọa lạc trên địa phận tổ dân phố số 16, thôn Vân Chàng, thị trấn Nam Giang. Đình làng Vân Chàng là nơi thờ tự và tri ân công đức của nhân dân địa phương đối với Lục vị Tổ sư nghề rèn. Thần phả đình làng Vân Chàng cho biết, sáu vị tổ nghề đã cùng 15 vị tổ thuộc các dòng họ: Đoàn, Trần, Vũ, Nguyễn, Đỗ, Ngô... chiêu mộ nhân dân khai phá đồng ruộng, phát triển sản xuất và mở mang nghề nghiệp. Năm Quý Sửu (1373), đời vua Trần Duệ Tông, niên hiệu Long Khánh 2, sau khi truyền dạy nghề cho người dân nơi đây, sáu vị tổ lại trở về quê cũ làng Hoa Chàng (Hà Tĩnh) tiếp tục truyền dạy nghề rèn. Để tri ân công đức của các ông tổ nghề, nhân dân địa phương đã đặt tên làng là Hoa Chàng - quê gốc của các vị Tổ sư (đến thời Nguyễn đổi thành làng Vân Chàng); lập đền thờ tôn làm: Phúc thần - Lục vị Tổ sư - Đương cảnh Thành hoàng và lấy ngày 15 tháng 11 âm lịch là ngày sáu vị Tổ sư từ làng Vân Chàng trở về quê cũ làm ngày chính kỵ. Hiện tại đình làng Vân Chàng còn lưu giữ được 6 đạo sắc phong niên hiệu Khải Định 9 (1924) khẳng định công lao “Hộ quốc”, “Tý dân” và gia tặng Lục vị Tổ sư là: Dực bảo trung hưng linh phù Vân Sơn Thánh tổ. Ngoài các đạo sắc phong, thì đình làng Vân Chàng còn lưu giữ nhiều câu đối ca ngợi công lao và sự nghiệp của Lục vị tổ sư. Hiện nay, cùng với đình làng Vân Chàng, thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định thờ Lục vị Tổ sư, ở các địa phương khác là Hà Tĩnh, thành phố Hồ Chí Minh đều có nơi thờ các vị Tổ sư nghề rèn. Nghề rèn ở làng Vân Chàng, thị trấn Nam Giang hình thành từ cuối thế kỷ XIV, tính đến nay đã gần 7 thế kỷ. Ban đầu, nghề rèn chỉ là nghề phụ bên cạnh sản xuất nông nghiệp. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, nghề rèn đã từng bước phát triển, tách khỏi nông nghiệp để đi sâu vào sản xuất chuyên môn hóa, trở thành nghề thủ công truyền thống. Năm 1426, khi nghĩa quân Lam Sơn tiến ra Bắc, một thanh niên người họ Đoàn đã đứng ra tập hợp dân làng đứng lên giết giặc, được phong Dũng tráng Đại tướng quân. Biết nơi đây có nghề rèn, Bình Định vương Lê Lợi đã giao cho dân làng nhiệm vụ rèn vũ khí cho nghĩa quân. Từ đó đến nay, nghề rèn Vân Chàng liên tục tồn tại và phát triển. Cũng trong thời kỳ chống giặc Minh xâm lược, một nhóm thợ Vân Chàng đã đến với nghĩa quân Lam Sơn dùng phương pháp rèn ra ống pháo lệnh bằng sắt. Loại pháo này là hiệu lệnh để nghĩa quân nhất tề vùng dậy tiêu diệt quân thù. Hiện nay, tại đình Vân Chàng vẫn còn lưu giữ được 2 pháo lệnh đúc bằng sắt. Thời Nguyễn, thợ rèn Vân Chàng đi lính, nhiều người được phong “Tượng mục”, có người được phong “Thủy bộ chư dinh Thủy mục” là người cầm đầu lính thợ sửa chữa vũ khí cho các doanh trại quân đội, bao gồm cả quân thủy và quân bộ. Khi giặc Pháp xâm lược Bắc kỳ, nhiều thợ Vân Chàng đứng trong hàng ngũ quân dân chống Pháp. Hơn 2.000 quân Cần Vương do Tiến sỹ Vũ Hữu Lợi (1836 - 1886) chỉ huy đóng tại làng Giao Cù (Đồng Sơn, Nam Trực, Nam Định), tất cả vũ khí đều do thợ rèn Vân Chàng sản xuất. Đến nay, trải qua gần 7 thế kỷ, từ nghề rèn thủ công truyền thống đã phát triển và lan tỏa mạnh mẽ, hình thành cụm công nghiệp cơ khí Nam Giang. Nghề rèn Vân Chàng và cơ khí Nam Giang đã và đang trở thành nền kinh tế mũi nhọn của địa phương, góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống, xây dựng kinh tế - văn hóa - xã hội địa phương ngày một phát triển. Với những giá trị tiêu biểu về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, Đình làng Vân Chàng đã được xếp hạng di tích Lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 2018. Nguồn: Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Nam Trực

Nam Định 1624 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Nam Định

Đền Trần Nam Định

Nam Định 1696

Di tích cấp quốc gia

Đền Giáp Ba

Nam Định 1667

Di tích cấp quốc gia

Đền Bảo Lộc

Nam Định 1665

Di tích cấp quốc gia

Đình làng Vân Chàng Di tích Lịch sử - Kiến trúc Nghệ thuật và nghề rèn truyền thống

Nam Định 1625

Di tích cấp quốc gia

Đền Đá Nam Hà

Nam Định 1610

Di tích cấp quốc gia

Cột cờ Nam Định

Nam Định 1606

Di tích cấp quốc gia

Chùa Đại Bi

Nam Định 1518

Di tích cấp quốc gia

Đền Gin

Nam Định 1493

Di tích cấp quốc gia

Đền Đức Thánh Cả (Đền Vĩnh Lại)

Nam Định 1485

Di tích cấp quốc gia

Đền Am

Nam Định 1451

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật