Đình Làng Tri Thủy

Đình Làng Tri Thủy

Đình làng Tri Thủy thuộc thôn Tri Thủy, xã Tri Hải, huyện Ninh Hải. Đình được xây dựng cách đây trên 200 năm để thờ thần Thành Hoàng. Đình còn thờ các bậc tiền nhân có công khai khẩn lập làng, dựng đình. Hiện nay, tại đình Tri Thủy vẫn còn lưu giữ những sắc phong của các triều vua Nguyễn ban cho Thành Hoàng. Đình làng Tri Thủy được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di tích cấp quốc gia vào tháng 4-2011. Đình Tri Thủy được xây trên khu đất nằm ngay đầu làng Tri Thủy có diện tích 3231,82m2. Mặt trước của Đình hướng ra Đầm Nại, bên phải là chùa Kim Sơn, bên trái là trục đường chính liên xã, phía sau Đình Trị Thủy là Núi Đình và khu dân cư. Tên Đình Tri Thủy lấy theo tên làng Tri Thủy (trước đây có tên làng Bến Đò, thuộc tổng Mỹ Tường, đạo Ninh Thuận nay thuộc thôn Tri Thủy, xã Tri Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận), được hình thành cách đây 200 năm do những người cánh họ Dương (Bình Định) theo chân Chúa Nguyễn di cư vào Ninh Thuận. Đình được xây dựng để thờ thần Thành Hoàng, theo tín ngưỡng dân gian thì đây là vị Thần bảo trợ cho dân làng, vì không có thần phả để lại nên ngày nay rất khó xác định được lai lịch của Thần. Ngoài Thành Hoàng là đối tượng thờ chính, ở Đình còn còn thờ thêm các vị tiền bối có công khai khẩn, lập làng, dựng Đình và Bà Thủy Long. Tại Đình còn lưu giữ những sắc phong của các vua Nguyễn ban cho Thành Hoàng như: – Ngày 29 tháng 11 năm Tự Đức thứ 5 (năm 1852), vua Tự Đức ban cho Thần mỹ tự “Quảng Hậu Chánh Trực Hữu Thiện Đôn Ngưng”. Ngày 24 tháng 11 năm Tự Đức thứ 33 (năm 1880), Vua gia ân cho Thần thêm một trật. – Ngày mồng 01 tháng 7 năm Đồng Khánh thứ 2 (năm 1886), Vua tăng thêm cho Thần tước “Dực Bảo Trung Hưng”. Ngày 11 tháng 8 năm Duy Tân thứ 3 (năm 1910) được Vua gia ân tăng thêm một trật. – Ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (năm 1924) Vua Khải Định tặng thêm tước: Tĩnh Hậu Trung Đẳng Thần”. Đình Tri Thủy là một tổng thể kiến trúc công trình xây dựng bao gồm từ ngoài vào là cổng Tam Quan, bức Bình phong, sân Đình, tòa Chánh Điện. Hai bên là tòa Chánh điện là nhà Đông, nhà Tây. Phía sau Chánh điện là 1 khoảng sân nhỏ nối Chánh điện với nhà Tiền Hiền. Kết cấu kiến trúc và nghệ thuật của một số bộ phận chính: – Cổng Tam Quan: kiến trúc theo phong cách cổ, dáng tứ trụ; trên các cột đắp nổi câu đối có nội dung ca ngợi vùng đất hiển linh, phù hộ cho dân làng sống giàu sang, hạnh phúc. – Bình phong: được xây dựng trước sân Đình đối diện với tòa chánh điện. Theo quan niệm của dân gian, bình phong có tác dụng ngăn ngừa luồng khí độc thổi vào thôn. – Chánh điện: là công trình kiến trúc chính nên có quy mô và uy nghi hơn so với các kiến trúc còn lại được chia làm hai phần: Tiền đàng và Hậu tẩm. Tiền đàng là ngôi nhà dành cho việc hành lễ nên còn gọi là nhà Tiền bái. Tiền đàng là một ngôi nhà tứ trụ, tường xây bằng đá, chất kết dính vữa vôi, mái lợp ngói Tây. Tòa Chánh điện là nơi thờ Thành Hoàng nên nội thất được treo các câu đối và nhiều đồ thờ tự khác. Chính giữa là án thờ thần, trên án và xung quành án thờ được bài trí các đồ tự khí và các vật trang trí rất tinh xảo nhưng không kém phần uy nghiêm; các hiện vật được lưu giữ tại Đình. Trong năm tại Đình Tri Thủy tổ chức một số lễ nghi thức long trọng như Tết Nguyên đán, Tiết Thanh Minh, Rằm tháng 7 âm lịch…. Nguồn: Du lịch Ninh Thuận

Ninh Thuận 201 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Ninh Thuận

Di tích Đề-pô xe lửa Tháp Chàm

Ninh Thuận 284

Di tích cấp tỉnh

Trùng Sơn Cổ Tự

Ninh Thuận 221

Di tích cấp quốc gia

Miếu Năm Bà

Ninh Thuận 213

Di tích cấp tỉnh

Di tích lịch sử cách mạng quốc gia Bẫy đá Pi Năng Tắc

Ninh Thuận 211

Di tích cấp quốc gia

Núi Cà Đú

Ninh Thuận 207

Di tích cấp tỉnh

Di tích Tháp Hòa Lai

Ninh Thuận 203

Di tích quốc gia đặc biệt

Miếu Xóm Bánh

Ninh Thuận 202

Di tích cấp quốc gia

Đình Làng Tri Thủy

Ninh Thuận 202

Di tích cấp quốc gia

Đình Đắc Nhơn

Ninh Thuận 195

Di tích cấp quốc gia

Đình Văn Sơn

Ninh Thuận 193

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật