Chùa Đá Trắng

Chùa Đá Trắng

Chùa Đá Trắng (Chùa Từ Quang, Bạch Thạch Từ Quang Tự) là ngôi chùa cổ ở thôn Cần Lương, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Chùa nằm trên một triền núi có nhiều tảng đá trắng nên thường được gọi là chùa Đá Trắng. Chùa được xây dựng từ năm 1797 dưới Triều Vua Quang Toản (nhà Tây Sơn), do Thiền sư Pháp Chuyên, đời thứ 36 phái Lâm Tế khai sơn. Cổng chùa và đặc biệt là khu vườn mộ tháp còn nguyên vẹn, thể hiện rõ nét nghệ thuật kiến trúc cổ. Với quy mô lớn nhỏ, cao thấp khác nhau, tất cả các bảo tháp đều được trang trí hoa văn, phù điêu và tượng thú một cách tinh xảo phong phú. Từ tượng hổ đến tượng nghê, kỳ lân… đều toát lên sức mạnh phi thường trong nhiều tư thế khác nhau. Vườn chùa có tất cả 8 ngôi tháp xây dựng trên khu đất rộng ở phía Tây. Trong số đó có một ngôi tháp rất đồ sộ, những ngôi tháp khác nhỏ hơn nhưng không kém phần tráng lệ. Trong chùa có hai đại hồng chung nặng đến 330 cân, do Hòa thượng Pháp Ngữ đặt vào năm Duy Tân thứ 9 và nhiều tượng phật cổ hàng trăm năm tuổi. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chùa Đá Trắng trở thành căn cứ cách mạng vững chắc, góp phần làm nên những thắng lợi hào hùng của quân và dân Phú Yên. Với tổng diện tích khoảng 5000m2, xung quanh chùa là một vườn xoài. Xoài Đá Trắng còn có tên là “xoài Ngự”, “xoài tiến” và được mang hiệu là “Bạch Thạch Yêm Ba”. Tương truyền, ngày xưa, các vị sư trụ trì trong ngôi chùa cổ kính này trồng rất nhiều xoài tượng, có hương vị rất đặc biệt, vừa thơm dịu, vừa ngọt lịm khiến ai đã từng nếm thử đều không thể quên được hương vị của nó. Gọi xoài Đá Trắng là xoài tiến, bởi nó được tiến lên Vua cùng với trái lòn bon của Quảng Nam. Những lúc đem quân từ Cù Huân ra Quy Nhơn, Nguyễn Ánh (Vua Gia Long) thường dừng chân ở Xuân Đài để nghỉ ngơi, chuẩn bị lương thảo. Có thể chính vào thời kỳ này Nguyễn Ánh đã nếm vị xoài Đá Trắng và nhớ mãi vị ngon nên sau này ra lệnh cho Phú Yên phải tiến. Hàng năm, cứ đến vụ xoài, các quan cho người về chùa kiểm kê số xoài thu hoạch, đóng sọt chuyển về Kinh dâng lên Vua, chỉ để lại một số vừa đủ để cúng Phật tổ, đãi khách. Đến đời Minh Mạng, mỗi năm vào Tết Đoan Ngọ, Phú Yên phải cống cho Triều đình 1.000 trái xoài Đá Trắng. Hiện nay, tại chùa Đá Trắng chỉ còn lại 4 cây xoài đã già cỗi nằm ở 4 góc chùa. 4 cây thì có đến 3 cây đã lâu không ra trái, còn một cây có khi đậu trái, có khi không. Trong vườn chùa cũng có khá nhiều cây xoài, nhưng đó là giống từ nơi khác, không phải loại xoài tiến Vua tuyệt hảo. Chùa Đá Trắng được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia vào năm 1997. Nguồn: Thế giới di sản

Phú Yên 218 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Phú Yên

Đền thờ Lương Văn Chánh

Phú Yên 221

Di tích cấp quốc gia

Chùa Đá Trắng

Phú Yên 219

Di tích cấp quốc gia

Tháp Nhạn

Phú Yên 213

Di tích quốc gia đặc biệt

Di tích cảng Vũng Rô

Phú Yên 210

Di tích cấp quốc gia

NHÀ THỜ BÁC HỒ

Phú Yên 208

Di tích cấp quốc gia

Nơi thành lập Chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam đầu tiên ở Phú Yên

Phú Yên 205

Di tích cấp quốc gia

Thành Hồ

Phú Yên 204

Di tích cấp quốc gia

Đền Thờ Lê Thành Phương

Phú Yên 203

Di tích cấp quốc gia

Địa Đạo Gò Thì Thùng

Phú Yên 199

Di tích cấp quốc gia

Thành An Thổ

Phú Yên 191

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật