Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Chiến Khu Trung Thuần

Chiến Khu Trung Thuần

Chiến khu Trung Thuần nằm ở vùng bán sơn địa thuộc địa phận hai xã Quảng Lưu và Quảng Thạch, huyện Quảng Trạch, cách thị trấn Ba Đồn chừng 5 km về phía Tây. Từng là căn cứ địa cách mạng quan trọng của quân và dân Quảng Trạch trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, chiến khu Trung Thuần đã trở thành chứng tích lịch sử hào hùng, là niềm tự hào của mỗi người dân nơi đây. Chiến khu Trung Thuần là di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia năm 1995. Chiến khu nằm trên diện tích 2 xã là Quảng Lưu và Quảng Thạch. Tuy nhiên, diện tích chính chủ yếu vẫn thuộc xã Quảng Thạch. Chiến khu Trung Thuần xưa là một thung lũng bao kín với nhiều núi cao và rừng rậm theo hình chữ U. Trong chiến khu có đỉnh Chóp Chài cao gần 1.000m so với mực nước biển đã trở thành “đài” quan sát lý tưởng cho cả vùng. Ở các xóm nhỏ của Trung Thuần như Dương Khê, xóm Hà, Xuân Vương, Kim Thanh, Tam Đa, Trung Chính, Tiền Miếu, Dinh Cừ, Phù Lưu, Vân Tập... các nhà Khảo cổ học đã phát hiện được nhiều hiện vật khảo cổ như: Trống đồng Phù Lưu, trống đồng Đông Sơn loại I, lưỡi câu đồng, rìu đồng và dấu tích phế đô Lâm ấp. Trung Thuần trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh là căn cứ lớn của quân Trịnh ở phía Bắc sông Gianh, căn cứ Đại Đồn (Trung Thuần) cùng với đồn Roòn, đồn Thuận Bài là những phòng tuyến chiến lược quan trọng của quân Trịnh ở phía Bắc sông Gianh, những dấu tích còn lại như giếng Tàu Voi, hòn Vọng Bái... Trong thời kỳ Cần Vương, Trung Thuần là căn cứ của nghĩa quân Lê Trực trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở Quảng Bình. Trung Thuần là căn cứ quan trọng trong cả hệ thống căn cứ Cần Vương như Hương Sơn, Hương Khê (Hà Tĩnh), Quy Đạt, Khe Ve ..., những dấu tích còn lại như Bãi Tập, Bạch Thạch, Linh Thần, Ao cá, Khe đá mài, xóm Tiền Miếu, xóm Xuân Vương. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến khu Trung Thuần không chỉ là nơi Huyện ủy, Ủy ban hành chính và các cơ quan đầu não của huyện Quảng Trạch làm việc mà còn là nơi huấn luyện, chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa giành chính quyền và bổ sung lực lượng để cùng tự vệ Võ Xá giành chính quyền tại thị xã Đồng Hới tháng 8-1954. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Trung thuần là hậu cứ của Binh đoàn B70 quân đội nhân dân Việt Nam. Đây là điểm trung chuyển trong hệ thống đường Hồ Chí Minh chi viện sức người, sức của cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Do có vai trò quan trọng nên những năm 1968 và 1972, chiến khu Trung Thuần bị máy bay Mỹ bắn phá rất ác liệt. Bộ đội địa phương và người dân hy sinh rất nhiều, tuy nhiên, với ý chí quật cường, điều đó vẫn không làm lung lay tinh thần cách mạng của quân và dân nơi đây. Với đóng góp quan trọng của mình, năm 1971, chiến khu Trung Thuần vinh dự đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào thăm và tổng kết chiến thắng Đường 9-Nam Lào. Nguồn: Báo Quảng Bình

Quảng Bình 1578 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Quảng Bình

Chiến Khu Trung Thuần

Quảng Bình 1579

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử Trạm thông tin A72 Quảng Bình trạm thông tin a72

Quảng Bình 1320

Di tích cấp quốc gia

Lăng mộ và nhà thờ Đề Đốc Lê Trực

Quảng Bình 1249

Di tích cấp quốc gia

Đèo Đá Đẽo

Quảng Bình 1238

Di tích cấp quốc gia

Khu Giao tế Quảng Bình

Quảng Bình 1182

Di tích cấp quốc gia

Lăng Nguyễn Hữu Cảnh

Quảng Bình 1178

Di tích cấp quốc gia

Thành cổ Đồng Hới

Quảng Bình 1164

Di tích cấp quốc gia

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Quảng Bình 1127

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Hoằng Phúc

Quảng Bình 1126

Di tích cấp quốc gia

Di tích đình làng Minh Lệ Quảng Bình

Quảng Bình 1090

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật