Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Đình làng Tượng Sơn

Đình làng Tượng Sơn

Đình Tượng Sơn nằm ngay trung tâm xã Quảng Long, trên một thế đất tương đối cao, phía trước có dòng sông Mai (sông Kênh Kịa) chảy qua, sau dựa vào triền cát như ôm trọn lấy làng Tượng Sơn. Lịch sử xây dựng đình làng gắn với lịch sử xây dựng và phát triển cùng với những biến động về chính trị - xã hội diễn ra trên vùng đất Quảng Long, Quảng Trạch (thời phong kiến thuộc xã Đại Đan, tổng Thuận Bài). Đình được xây dựng vào năm Canh Ngọ (1750), đời vua Cảnh Hưng thứ XI đến nay đã hơn 250 năm. Đình Tượng Sơn lúc đầu xây dựng để thờ và ghi công các vị tổ đã có công khai khẩn lập ra làng Đại Đan và những vị được vua giao "Bảo quốc hộ dân", sau này thờ các vị thần trung quân ái quốc. Qua ký ức của nhiều thế hệ dân làng, đình Tượng Sơn là một trong những ngôi đình lớn trên đất Quảng Bình lúc bấy giờ. Đình được xây dựng và bài trí khá công phu. Đình gồm sân đình, tiền đình và hậu đình. Sân đình, tiền đình là nơi diễn ra lễ hội và nơi vui chơi giải trí, gặp mặt tế lễ, hội họp, rước sắc của làng. Hậu đình là nơi thờ Thành Hoàng và các vị thần có công với quê hương đất nước. Đình Tượng Sơn là sự kết hợp giữa chính quyền và thần quyền. Sau vụ đàn áp phong trào Cần Vương ở huyện Quảng Trạch thất bại (1888), thực dân Pháp điên cuồng tìm cách trả thù. Chúng đã lợi dụng hiềm khích giữa dân lương giáo, xúi giục bọn việt gian đội lốt tôn giáo đốt cháy đình làng. Dù rằng lúc này Đình chỉ còn lại dấu tích một thời, nhưng hình ảnh ngôi đình làng vẫn in đậm trong ký ức của mỗi người dân. Với tâm huyết đó, mùa xuân năm Nhâm Tý (1912) đình làng được khởi công xây dựng lại trên nền đình cũ theo kiến trúc của triều Nguyễn. Sau một năm chung lòng chung sức, góp công góp của của cộng đồng làng, đến mùa xuân năm Quý Sửu (1913) đình làng hoàn thành. Về cấu trúc, đình xây dựng lại lần 2 cơ bản vẫn như cũ nhưng đồ sộ và hoàn hảo hơn. Đặc biệt phần trang trí phối cảnh bên ngoài cũng như các chi tiết đường nét hoa văn, chạm trổ hình ảnh con voi trận được khắc ở bình phong đều thể hiện rõ tinh thần thượng võ của vùng đất Tượng Sơn. Riêng phần hậu đình ngoài việc thờ Thành Hoàng làng còn thờ vua Quang Trung và danh tướng Nguyễn Dụng ở chính diện hợp với ý nguyện lòng dân. Năm 1968, do tính chất của cuộc chiến tranh phá hoại ngày càng ác liệt của đế quốc Mỹ, ngôi đình lại bị bom đánh sập. Mãi cho đến năm 1993, Đảng bộ và nhân dân Quảng Long đã phục hồi lại phần hậu đình gồm 3 gian, được xây bằng đá, gạch, xi măng, mái lợp ngói như hiện trạng ngày nay. Tuy nhiên, việc làm đó cũng mới chỉ dừng lại việc phục hồi nơi thờ tự, chứ chưa tái hiện lại phần kiến trúc nghệ thuật của ngôi đình ngày xưa. Đình Tượng Sơn là một công trình lịch sử - văn hóa, là nơi hội tụ những sinh hoạt văn hóa truyền thống tốt đẹp của vùng đất Quảng Long là nơi trao truyền giá trị văn hóa giữa các thế hệ. Các phong tục, lễ hội của làng diễn ra ở Đình đều tập trung phản ánh các quan niệm thờ cúng và thể hiện tư tưởng người nông dân làng xã trong sự tôn vinh các vị thần. Trong những năm vận động thành lập chi bộ Đảng ở địa phương, Đình Tượng Sơn là nơi các chiến sĩ cộng sản đi lại, họp kín để trao đổi, tuyên truyền những chủ trương, đường lối của Đảng. Thời kỳ tiến tới tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng 8, đình làng cũng là nơi diễn ra các cuộc mít tinh của mặt trận Việt Minh kêu gọi quần chúng nổi dậy hưởng ứng sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đêm 19/8/1945, tại đình làng, Ban vận động và chỉ đạo khởi nghĩa xã được thành lập. Tại đây ngày 23/8/1945, tên lý trưởng đã giao nộp ấn tín và sổ sách cho Việt Minh. Hoà bình lập lại (1954), đình Tượng Sơn là trụ sở hành chính trong một thời gian khá dài của uỷ ban xã Quảng Long. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, để đảm bảo cho việc chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam. Đình Tượng Sơn trở thành nơi tập kết, dừng chân của các đơn vị bộ đội, nơi trung tâm tiếp nhận hàng hóa, vũ khí. Ngoài ra đình cũng là nơi chứa đựng quân khí của đại đội 365, pháo 37, Bệnh viện Quảng Trạch cũng đóng ở đây. Khi phát hiện được những điểm cất dấu hàng nên đế quốc Mỹ đã tập trung đánh phá ác liệt vùng đất Quảng Long, lúc này đình đã bị đánh sập. Nhưng với tinh thần tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng, Đảng bộ và nhân dân Quảng Long đã dùng số gỗ còn lại để làm hầm phòng không, hầm cứu thương và phần lớn đưa ra làm cầu Kênh Kịa cho xe qua. Có thể nói trong những năm tháng đầy khó khăn, gian khổ, hy sinh chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đình Tượng Sơn đã góp một phần đẩy nhanh sự nghiệp thống nhất đất nước. Với những giá trị về mặt lịch sử trên năm 2003, đình Tượng Sơn được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Nguồn Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình.

Quảng Bình 461 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia.

Mở cửa

Khám Phá Quảng Bình

Chiến Khu Trung Thuần

Quảng Bình 1816

Di tích cấp quốc gia

Lăng mộ và nhà thờ Đề Đốc Lê Trực

Quảng Bình 1570

Di tích cấp quốc gia

Đèo Đá Đẽo

Quảng Bình 1522

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử Trạm thông tin A72 Quảng Bình trạm thông tin a72

Quảng Bình 1506

Di tích cấp quốc gia

Thành cổ Đồng Hới

Quảng Bình 1463

Di tích cấp quốc gia

Lăng Nguyễn Hữu Cảnh

Quảng Bình 1455

Di tích cấp quốc gia

Khu Giao tế Quảng Bình

Quảng Bình 1453

Di tích cấp quốc gia

Chùa Hoằng Phúc

Quảng Bình 1397

Di tích cấp quốc gia

Di tích đình làng Minh Lệ Quảng Bình

Quảng Bình 1365

Di tích cấp quốc gia

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Quảng Bình 1310

Di tích quốc gia đặc biệt

Điểm di tích nổi bật