Lăng mộ và nhà thờ Đề Đốc Lê Trực

Lăng mộ và nhà thờ Đề Đốc Lê Trực

Nhà thờ và khu mộ Đề đốc Lê Trực ẩn mình bên dòng sông Gianh, thuộc làng Thanh Thủy, xã Tiến Hóa (Tuyên Hóa, Quảng Bình). Đề đốc Lê Trực là thủ lĩnh nghĩa quân Cần Vương lừng danh, một tấm gương trung trinh yêu nước mà hậu duệ bây giờ vẫn kể. Vào cuối thế kỷ XIX, xã hội phong kiến Việt Nam ngày một rối ren, Đàng Trong thì nội bộ lủng củng đố kỵ nhau, Đàng Ngoài thì thực dân Pháp ra sức lấn chiếm. Trước sức mạnh của chủ nghĩa thực dân với phương thức sản xuất Tư Bản chủ nghĩa, triều đình phong kiến nhà Nguyễn liên tục phải ký các hiệp ước đầu hàng với Pháp. Sau khi triều đình phong kiến nhà Nguyễn ký các hiệp ước bán nước, khắp nơi trên đất nước ta từ Bắc Kỳ, Trung Kỳ rồi Nam Kỳ phong trào kháng chiến chống Pháp nổi lên mạnh mẽ, đặc biệt là khi vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương thì phong trào khởi nghĩa lan rộng ra khắp các tỉnh, làm cho thực dân Pháp hoang mang lo sợ. Ở Quảng Bình phong trào kháng chiến của nhân dân nổi lên rầm rộ, nhưng tiêu biểu nhất vẫn là nghĩa quân do Đề Đốc Lê Trực đứng đầu. Lê Trực người làng Thanh Thủy, phủ Quảng Trạch (nay là xã Tiến Hóa – Tuyên Hóa) Ông đỗ Tạo sỹ (Tam Giám Tiến sỹ võ), nguyên làm lãnh binh Hà Nội. Khi tướng giặc Henry Ryviere hạ thành Hà Nội, Tổng đốc Hoàng Diệu tự vẫn, Ông bị triều đình cách chức. Đến khi nhận chiếu Cần Vương vào năm 1885, các cuộc khởi nghĩa ở khắp nơi bùng lên, Lê Trực tập hợp một số quân dân đứng lên khởi nghĩa ở vùng sông Gianh, lấy Cửa Xai trong vùng núi Thanh Thuỷ làm căn cứ, được Tôn Thất Thuyết cho phục nguyên hàm. Từ đó, ông kêu gọi sĩ phu, thân sĩ trong vùng theo Hàm Nghi chống Pháp. Nghĩa quân của Lê Trực ngày một phát triển mạnh mẽ, tầm hoạt động càng lớn, tiếng vang ra khắp các địa bàn. Lê Trực đã tổ chức được nhiều cuộc tấn công lớn, nhỏ, đánh tập kích vào đồn bốt địch, bắt giết lũ tay sai bán nước. Tuy phong trào Cần Vương bị thất bại, các văn thân, sỹ phu yêu nước, người bị bắt, người bị giết nhưng tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất và ngọn lửa hồng truyền thống ấy luôn luôn cháy rực trong lòng nhân dân cả nước nói chung và Quảng Bình nói riêng. Đến khoảng ngày 28,29 tháng 9 năm 1888, khi hay tin vua Hàm Nghi bị bắt và bị giải về Đồn Thuận Bài, Quảng Trạch, Ông và một số đề đốc khác đã đến bái kiến vua và nộp mình. Tuy nhiên, Ông vẫn không chịu nhận niên hiệu vua mới Đồng Khánh mà chỉ lấy niên hiệu vua Hàm Nghi. Đầu năm 1891, cụ Lê Trực đã phải giải hoà với Pháp để bảo vệ cuộc sống cho dân lành. Phong trào Cần Vương Quảng Bình kết thúc. Lê Trực mất tại quê nhà vào tháng 6 năm Đinh Mẹo (1918), tại làng Thanh Thủy, Tuyên Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình-Hưởng thọ 90 tuổi. Lê Trực mất ở quê nhà nhưng tên tuổi ông vẫn gắn liền với những địa danh như tên làng, tên phố, tên đường. Hình ảnh, công lao cùng ý chí kiên cường của ông vẫn sống mãi trong lòng nhân dân. Để tưởng nhớ một người con trung với nước, hiếu với dân, tận tuỵ, gian khổ một lòng vì tổ quốc, giang sơn, nhân dân và bà con đã góp công, góp của để xây dựng nhà thờ, mộ của Ông vào năm 1912. Khu Di tích Mộ và Nhà thờ Đề đốc Lê Trực đã được xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc Gia, ngày 21 tháng 6 năm 1993. Nguồn: Du lịch Quảng Bình

Quảng Bình 227 lượt xem

Xếp hạng : Đang cập nhật

Mở cửa

Khám Phá Quảng Bình

Chiến Khu Trung Thuần

Quảng Bình 277

Đang cập nhật

Di tích lịch sử Trạm thông tin A72 Quảng Bình trạm thông tin a72

Quảng Bình 263

Đang cập nhật

Chùa Hoằng Phúc

Quảng Bình 246

Đang cập nhật

Thành cổ Đồng Hới

Quảng Bình 245

Đang cập nhật

Khu Giao tế Quảng Bình

Quảng Bình 239

Đang cập nhật

Đèo Đá Đẽo

Quảng Bình 238

Đang cập nhật

Lăng mộ và nhà thờ Đề Đốc Lê Trực

Quảng Bình 228

Đang cập nhật

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Quảng Bình 227

Đang cập nhật

Lăng Nguyễn Hữu Cảnh

Quảng Bình 224

Đang cập nhật

Di tích đình làng Minh Lệ Quảng Bình

Quảng Bình 220

Đang cập nhật

Điểm di tích nổi bật