Lăng Nguyễn Hữu Cảnh

Lăng Nguyễn Hữu Cảnh

Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh nằm trên một ngọn đồi cao, cây cối thoáng mát của dẫy núi An Mã thuộc xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy. Nguyễn Hữu Cảnh là quan có công lớn dưới thời chúa Nguyễn trong việc đánh giặc, mở cõi, định hình lãnh thổ Việt Nam trong một quốc gia thống nhất. Nguyễn Hữu Cảnh sinh năm 1650 tại thôn Phước Long, Chương Tín, huyện Phong Lộc (nay là xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). Ông được phong tước Lễ Thành Hầu, Khai Quốc Công Thần, liệt vào hạng Thượng Đẳng Công Thần và thờ ở Thái Miếu. Nguyễn Hữu Cảnh là con thứ ba của danh tướng Nguyễn Hữu Dật. Thuộc dòng dõi con nhà tướng, tổ tiên là Đinh Quốc Công Nguyễn Bặc – người khai quốc công thần thời nhà Đinh – Nguyễn Hữu Cảnh cũng là cháu đời thứ 9 của Nguyễn Trãi – người khai quốc công thần nhà Lê. Sinh ra trong gia đình truyền thống, lớn lên ở thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh nên tài năng của Nguyễn Hữu Cảnh sớm bộc lộ. Ở tuổi đôi mươi, Nguyễn Hữu Cảnh nổi tiếng khắp vùng bởi văn võ song toàn. Ông theo cha chinh chiến khắp nơi, lập nhiều công lao nên Chúa Nguyễn phong cho chức Cai cơ. Người có vóc dáng hùng dũng, da ngăm đen, sinh năm Dần nên dân gian gọi ông bằng biệt danh “Hắc Hổ”. Lịch sử cũng ghi nhận ông từng nhiều lần đem quân dẹp nhà Chiêm Thành quấy nhiễu phương Nam. Đầu năm 1692, chúa Nguyễn phái Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống binh cùng với tham mưu Nguyễn Đình Quang đem quân bình định biên cương, thành lập trấn Thuận Thành (đất Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay). Bình định vừa xong, một nhóm người Thanh, đứng đầu là Aban xúi giục bè đảng dấy loạn. Nguyễn Hữu Cảnh lại nhận lệnh dẹp bọn tạo phản, đem lại sự an ninh cho dân chúng bản hạt rồi được cử làm trấn thủ dinh Bình Khương (còn được gọi Bình Khang, nay là vùng Khánh Hòa – Bình Thuận). Năm 1699, vua Chân Lạp là Nặc Thu (Ang Saur, có sách ghi Nặc Ong Thu) đem quân tiến công Đại Việt, chúa Nguyễn Phúc Chu lại cử Nguyễn Hữu Cảnh làm thống binh, lo việc đánh dẹp và an dân. Nguyễn Hữu Cảnh đã tiến thẳng đến thành La Bích (Nam Vang), đánh tan quân của Nặc Thu. Tháng 4 năm Canh Thìn (1700), Nguyễn Hữu Cảnh bị bệnh. Ngày 16 tháng 5 năm 1700. Nguyễn Hữu Cảnh mất tại Sầm Giang (Rạch Gầm). Đến năm 1802, di hài của Nguyễn Hữu Cảnh được hậu duệ cải về an táng tại xã Trường Thủy. Hiện nay trong khuôn viên Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh ở Quảng Bình còn tấm bia đá rất có giá trị. Bia mộ Nguyễn Hữu Cảnh cao khoảng 1,2m, được tạc bằng đá xanh (cẩm thạch). Sau khi ông mất nhân dân miền Nam nói chung và nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long lập miếu thờ ông ở nhiều nơi. Dù mấy thế kỷ đã đi qua song tên tuổi và sự nghiêp của Nguyễn Hữu Cảnh còn mãi khắc ghi với người dân Việt nói chung và nhân dân Quảng Bình nói riêng. “Công Lễ Thành Hầu đi mở đất Nghìn năm con cháu mãi còn ghi” Ngày 25/3/1991 Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia. Nguồn: Du lịch Quảng Bình

Quảng Bình 223 lượt xem

Xếp hạng : Đang cập nhật

Mở cửa

Khám Phá Quảng Bình

Chiến Khu Trung Thuần

Quảng Bình 277

Đang cập nhật

Di tích lịch sử Trạm thông tin A72 Quảng Bình trạm thông tin a72

Quảng Bình 263

Đang cập nhật

Chùa Hoằng Phúc

Quảng Bình 246

Đang cập nhật

Thành cổ Đồng Hới

Quảng Bình 245

Đang cập nhật

Khu Giao tế Quảng Bình

Quảng Bình 239

Đang cập nhật

Đèo Đá Đẽo

Quảng Bình 238

Đang cập nhật

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Quảng Bình 227

Đang cập nhật

Lăng mộ và nhà thờ Đề Đốc Lê Trực

Quảng Bình 227

Đang cập nhật

Lăng Nguyễn Hữu Cảnh

Quảng Bình 224

Đang cập nhật

Di tích đình làng Minh Lệ Quảng Bình

Quảng Bình 220

Đang cập nhật

Điểm di tích nổi bật