Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Lăng mộ Đoàn Quý Phi (Lăng Vĩnh Diên)

Lăng mộ Đoàn Quý Phi (Lăng Vĩnh Diên)

Lăng mộ Đoàn Quý Phi tọa lạc tại làng Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Hiếu Chiêu Hoàng hậu, hay còn gọi Đoàn Quý phi là Chánh phi của chúa Nguyễn Phúc Lan, và là mẹ của chúa Nguyễn Phúc Tần. Bà nổi danh ở xứ Đàng Trong với biệt hiệu Bà chúa Tằm Tang; đương thời là một Quốc mẫu nổi tiếng nhân hậu, giúp dân chúng phát triển ngành nghề về ươm tơ, dệt lụa. Đoàn quý phi tên huý là Ngọc, sinh năm 1601 tại thôn Điện Châu, châu Đông Yên, huyện Duy Xuyên. Nay là xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên và xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn. Sau khi Chúa Sãi băng hà năm 1635, Thế tử Nhân Quận Công Nguyễn Phúc Lan trở thành Chúa Thượng. Chúa Nguyễn Phúc Lan quyết định dời phủ chúa từ làng Phước Yên (Quảng Điền) về làng Kim Long (Phú Xuân). Đoàn Thị Ngọc được phong Đoàn Quý Phi và cha bà, ông Đoàn Công Nhạn được phong là Thạch Quận công. Tuy sống trong phủ chúa nhưng Đoàn Quý Phi không quên nghề xưa, hết lòng khuyến khích việc trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa ươm tơ, nhờ thế nghề tằm tang của xứ Đàng Trong phát triển rực rỡ, không chỉ những làng quê dọc hai bên sông Thu Bồn ở Quảng Nam quê bà mà cả ở kinh đô Phú Xuân. Hội An đã trở thành một thương cảng phát triển, mở cửa giao lưu với bên ngoài, trong đó đường bát, lâm thổ sản và nhất là tơ lụa trở thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Sau này dân xứ Đàng Trong nhớ ơn nên tôn bà là Bà Chúa Tằm Tang. Về cuối đời, không rõ năm nào, Đoàn Quý Phi rời Phủ Chúa ở Kim Long, Phú Xuân quay trở về sống ở Dinh trấn Thanh Chiêm, Quảng Nam cùng với con cháu, bà con trên quê hương mình. Đoàn phu nhân đã hết lòng ủng hộ, khuyến khích nhân dân các phủ Điện Bàn, Thăng Hoa phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa, nhờ vậy mà nghề Tằm tang ở Đàng Trong được mở mang, phát triển. Đoàn Quý phi sinh hạ được ba công tử, trong đó các công tử Nguyễn Phúc Võ và Nguyễn Phúc Quỳnh đều mất sớm, công tử Nguyễn Phúc Tần là con trai thứ hai, trở thành Thế tử, tức Thái Tông Hiếu Triết hoàng đế. Còn công chúa út, theo hồi cố của các trưởng lão tộc Đoàn ở làng Chiêm sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên có nhiều tên gọi khác nhau, nhưng thường được gọi là Nguyễn Phúc Ngọc Dung và có dị tật bẩm sinh, đã hạ giá với Chưởng Cơ tên là Minh và cũng đã mất sớm. Khi con là Thái Tông hoàng đế Phúc Tần lên ngôi Chúa, bà được tôn làm Quốc Thái phu nhân. Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần đã mai táng mẫu hậu tại Gò Cốc Hùng ở tổng Mông Lĩnh, cách Lăng mộ của Hoàng Hậu Mạc Thị Giai, hậu của Chúa Nguyễn Phúc Nguyên, chừng nửa cây số và cách không xa mộ của Công chúa Nguyễn Phúc Ngọc Dung. Chúa Nguyễn Phúc Tần đã cho xây Lăng Vĩnh Diên ; Chúa cũng cấp năm mẫu đất tự đường tại làng Phú Trang lấy hoa lợi dùng vào việc chăm sóc, tu bổ cho Lăng mộ và Nhà thờ. Trận lụt lớn của Sài Thị Giang xảy ra vào năm Canh Thìn 1680 thời Lê Hy Tông, tức năm Thái Tông Nguyễn Phúc Tần thứ 32, gây xoáy lở ngay giữa làng Đông Yên, cắt đôi làng Đông Yên thành hai phần là Đông Yên Tây và Đông Yên Đông và sau trận đại hồng thủy này nhà thờ Đức Bà đã bị hủy hoại. Năm 1744, chúa Nguyễn Thế Tông lên ngôi, truy thụy cho Thần Tông hoàng đế Nguyễn Phúc Lan, và bà cũng được truy thụy thành Trinh Thục Từ Tĩnh Huệ phi. Năm Gia Long thứ 5 (1806), Thế Tổ Cao hoàng đế đã truy tôn bà là Trinh Thục Từ Tĩnh Mẫu Duệ Huệ Kính Hiếu Chiêu hoàng hậu, phối thờ cùng Thần Tông hoàng đế Nguyễn Phúc Lan ở Thái Miếu tại Phú Xuân, án thứ 1 bên phải. Hằng năm cứ đến ngày 24 tháng 3 âm lịch, nhân dân quanh vùng và tộc họ thường làm lễ dâng hương để tưởng niệm Bà. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam 1690 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Quảng Nam

Lăng mộ Đoàn Quý Phi (Lăng Vĩnh Diên)

Quảng Nam 1691

Di tích cấp quốc gia

Phật viện Đồng Dương

Quảng Nam 1682

Di tích quốc gia đặc biệt

Miếu Quan Công

Quảng Nam 1668

Di tích cấp quốc gia

Phố cổ Hội An

Quảng Nam 1626

Di tích cấp quốc gia

Hội Quán Phước Kiến

Quảng Nam 1614

Di tích cấp quốc gia

Thánh địa Mỹ Sơn

Quảng Nam 1593

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Phước Lâm

Quảng Nam 1577

Di tích cấp quốc gia

Chùa Cầu

Quảng Nam 1540

Di tích cấp quốc gia

Chùa Chúc Thánh

Quảng Nam 1502

Di tích cấp quốc gia

Hội quán Quảng Đông

Quảng Nam 1494

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật