Chùa Nhuệ Hổ ( Chùa Quảng Phúc)

Chùa Nhuệ Hổ ( Chùa Quảng Phúc)

Chùa Nhuệ Hổ có lịch sử tồn tại khoảng 400 năm. Như hệ thống bia đá trùng tu của chùa còn lưu giữ được cho thấy, ngày 20 tháng 2 năm Chính Hoà thứ 17 (1696) chùa đã được trùng tu sửa chữa. Như vậy chí ít chùa phải có từ trước thời điểm này. Theo những người già kể lại, tuy là chùa làng song chùa Nhuệ Hổ luôn được quan viên bản thôn quan tâm công đức, tu sửa. Bia công đức còn ghi lại cuối thế kỷ 17 nhiều người dân dâng tiền, đất cúng tiến công đức vào chùa. Năm 1786, quan viên Nhuệ Hổ đóng góp thay cũ đổi mới, trồng nhiều cây cối cho cảnh chùa thêm thoáng mát. Sư thầy Hải Nha, người Quỳnh Côi, Thái Bình đã cúng tiến 7 sào ruộng để làm ruộng hương hoả. Ngày 15 tháng 12 năm Minh Mệnh thứ 14 (1833), hương lão, nhân dân Nhuệ Hổ cùng sư trụ trì bỏ vào 15 chuỗi tiền xanh tô thếp tượng phật... Bởi vậy trong lịch sử chùa Nhuệ Hổ đã từng có quy mô to rộng, khang trang, bao gồm nhà bái đường, nhà tổ, nhà mẫu, nhà tăng, nhà sắp lễ, nhà bếp, vườn tháp, vườn bia, tam quan, sân chùa, ruộng chùa, vườn cây ăn quả của nhà chùa... Chùa được toạ lạc trên khu đất rộng, xung quanh là cánh đồng lúa toả hương lúa ngan ngát quanh năm. Ngày ngày chùa không lúc nào vắng tiếng chuông ngân, làm cho cảnh chùa trang nghiêm, ấm cúng. Tuy nhiên, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, một thời gian chùa đã bị hư hỏng nhiều. Với lòng tín tâm, coi trọng ngôi chùa thiêng của làng, đến năm 1995 phật tử gần xa công đức, xây dựng lại chùa theo mô hình chùa cũ. Đến nay chùa vẫn giữ được nét cổ kính, trầm mặc của một ngôi chùa cổ với kiến trúc gồm bái đường theo kiểu chữ đinh (T), 5 gian tiền đường, gian hậu cung, nhà bếp, vườn bia, tháp và đình thờ thành hoàng làng mới xây theo kiểu tiền phật, hậu thần. Hiện chùa Nhuệ Hổ còn lưu giữ được 98 hiện vật cổ xưa. Trong đó quý nhất là hệ thống tượng phật rất độc đáo, gồm 15 pho tượng được làm bằng chất liệu đất nung từ thời Lê. Theo sư thầy trụ trì chùa, Thích Thanh Hải, đây là bộ tượng đất nung còn nguyên vẹn hiếm hoi trong hệ thống tượng phật bằng đất nung tại các chùa Quảng Ninh. Các pho tượng đều được chạm khắc tỉ mỉ với đủ các tư thế, hình dáng, nét mặt, thể hiện nội tâm khác nhau. 3 pho tượng Tam Thế, 1 pho Adiđà cao 145cm, vai rộng 60cm. Tuy đã bị hỏng phần đầu và vai bên phải, song đây vẫn được coi là pho tượng có kích thước lớn nhất trong các pho tượng Adiđà ở Quảng Ninh. 4 pho tượng Tứ Thiên Vương, 1 pho Quan Âm, 1 pho Tuyết Sơn, 2 pho Quan Âm Bồ Tát, 1 pho Thích Ca sơ sinh, 1 pho tượng Hộ Pháp. 4 pho tượng khác được làm vào thời Tây Sơn, 2 pho tượng được làm vào đầu thời Nguyễn. Ngoài ra chùa Nhuệ Hổ có còn hệ thống bia đá giá trị được sắp xếp đúng ngôi vị cùng nhiều đồ thờ tự cổ, khiến ngôi chùa càng tăng thêm vẻ cổ kính. Trong đó bia đá có niên đại lâu nhất làm năm Minh Mệnh thứ 14 (1833) và 1 bia đá làm năm Minh Mệnh thứ 20 (1839). Chùa Nhuệ Hổ mở hội từ ngày 20 đến 23 tháng giêng hằng năm. Vào ngày hội tại đây diễn ra nhiều trò chơi dân gian, nhiều đoàn tế từ khắp nơi đến cúng tế, dâng hương. Những năm gần đây chùa Nhuệ Hổ thu hút đông đảo du khách thập phương đến dâng hương, thăm thú cảnh quan chùa và tham gia các hoạt động hội. Nguồn Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh.

Quảng Ninh 223 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh

Mở cửa

Khám Phá Quảng Ninh

Di tích Lịch sử Bạch Đằng

Quảng Ninh 1437

Di tích quốc gia đặc biệt

Khu Di tích Nhà Trần tại Đông Triều

Quảng Ninh 1252

Di tích quốc gia đặc biệt

Khu Di tích Lịch sử và Danh lam Thắng cảnh Yên Tử

Quảng Ninh 1235

Di tích quốc gia đặc biệt

Di tích Lịch sử Đền Cửa Ông

Quảng Ninh 1218

Di tích quốc gia đặc biệt

Vịnh Hạ Long

Quảng Ninh 1187

Di tích quốc gia đặc biệt

Di tích khảo cổ Hòn Hai Cô Tiên

Quảng Ninh 1154

Di tích cấp quốc gia

Núi Mằn

Quảng Ninh 1150

Di tích cấp quốc gia

Núi Bài Thơ

Quảng Ninh 1124

Di tích cấp quốc gia

Di tích thắng cảnh hồ Yên Lập – chùa Lôi Âm

Quảng Ninh 1108

Di tích cấp quốc gia

Trận địa pháo 37 ly của Xí nghiệp tuyển than Hòn Gai

Quảng Ninh 1091

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật