Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Di tích lịch sử Căn Cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng

Di tích lịch sử Căn Cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng

Di tích Khu căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng có diện tích 281 ha, nằm trong khu rừng tràm Mỹ Phước, thuộc địa phận xã Mỹ Phước, Huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Trung tâm của khu di tích là Hội trường, nơi diễn ra hàng ngàn cuộc họp của Đảng bộ và Ban Chấp Hành Tỉnh ủy Sóc Trăng trong thời kháng chiến. Trước đây, Hội trường được dựng tạm bằng vật liệu sẵn có trong rừng như: Tràm, lá dừa nước, ... Sau năm Mậu Thân 1968, để thích nghi với tình hình mới, đồng thời xây dựng căn cứ kiên cố để bám trụ kháng chiến lâu dài, Hội trường được xây dựng lại bằng gỗ dầu vuông, mái lợp lá chẻ, có chiều cao 4.7m, dài 20m, rộng 4m và chia làm 5 gian bằng nhau. Hai bên hông của Hội trường còn bố trí 4 căn hầm đúc bằng bêtông, dùng để ẩn nấp khi máy bay hay pháo của địch bắn phá. Trong đó có 2 hầm nổi, 1 cái có thể chứa 10 đến 15 người và 2 hầm chìm, 1 cái chứa 20 đến 25 người. Đặc biệt, nhằm đảm bảo an toàn cho lực lượng lãnh đạo nòng cốt, Khu căn cứ còn trang bị thêm 2 hầm bí mật cách Hội trường khoảng 300m, trong đó chuẩn bị sẵn lương thực dự trữ và các vật dụng cần thiết, mỗi hầm chứa khoảng 10 đến 13 người. Ngoài ra, Khu căn cứ còn có nhà làm việc của đồng chí Bí thư và nhiều lán trại của các cơ quan trực thuộc được xây dựng dưới hình thức dã chiến. Khu căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng còn được nhân dân gọi tắt trong thời chiến là Căn cứ Mỹ Phước, bởi vì căn cứ này được hình thành và xây dựng trong khu rừng tràm thuộc xã Mỹ Phước. Trước đây, khu vực này chỉ là cánh đồng hoang vu đầy cỏ dại, rộng hàng chục ngàn hét ta, sau đó người dân đến đây khai phá, định cư và lập ấp. Đầu thế kỷ 20, sau khi chiếm 6 tỉnh Nam kỳ gồm Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên - địa bàn Sóc Trăng thuộc tỉnh An Giang, Pháp đẩy mạnh khai thác tài nguyên, chiếm đất nông sản, bắt nhân dân đào kênh, rạch và trồng tràm. Lúc bấy giờ (1926), tỉnh Sóc Trăng có 4 quận là Châu Thành, Kế Sách, Long Phú và Phú Lộc, khi đó Mỹ Phước thuộc quận Châu Thành. Đến ngày 25/8/1945, sau khi nhân dân Sóc Trăng giành chính quyền thành công thì rừng tràm này là tài sản của nhân dân. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, cả nước khẩn trương xây dựng và củng cố lực lượng chuẩn bị kế hoạch kháng chiến, tiếp tục chống thực dân Pháp xâm lược, Tỉnh ủy Sóc Trăng đã chủ trương mở rộng công bình xưởng, nhằm chế tạo vũ khí trang bị cho lực lượng vũ trang, phục vụ kháng chiến, do đó tháng 4/1946 công binh xưởng Sóc Trăng ra đời tại khu rừng tràm. Để góp phần làm thất bại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp và bảo toàn lực lượng kháng chiến lâu dài, tháng 9/1947 Tỉnh ủy Sóc Trăng quyết định dời Căn cứ từ Cù Lao Dung (lúc bấy giờ thuộc huyện Long Phú) về rừng tràm Mỹ Phước. Tại đây, Ban Chấp Hành Tỉnh ủy đã triển khai Nghị quyết của Trung ương Đảng, trực tiếp chỉ đạo chiến lược tác chiến cho quân và dân Sóc Trăng trên các mặt trận từ vũ trang đến chính trị. Có thể nói Căn cứ Mỹ Phước lúc bấy giờ là nơi đứng chân chỉ đạo của Tỉnh ủy Sóc Trăng, góp phần quan trọng trong công cuộc kháng chiến chung của cả nước đánh bại chủ nghĩa thực dân Pháp. Sau năm 1954, khi Mỹ hất chân Pháp vào chiếm Đông Dương, dưới chính quyền bù nhìn của Ngô Đình Diệm, ngày 20/10/1956 tỉnh Sóc Trăng được đổi tên thành tỉnh Ba Xuyên. Bằng chính sách “tố công, diệt cộng” bọn ngụy quyền ra tay sát hại dã man những người cộng sản. Trước tình hình đó, quán triệt tư tưởng trong nghị quyết 15 của Trung ương Đảng (1959), từ Căn cứ rừng tràm Mỹ Phước, Tỉnh ủy Sóc Trăng đã phát động phong trào đồng khởi trong toàn tỉnh, bắt đầu con đường cách mạng bạo lực chống đế quốc Mỹ và tay sai. Cũng từ đây, Tỉnh ủy Sóc Trăng tiếp tục đưa phong trào đấu tranh của quân và dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác cho đến ngày tỉnh Sóc Trăng hoàn toàn giải phóng (1/5/1975). Với những giá trị và ý nghĩa ấy, ngày 16/6/1992, Bộ Văn hóa Thông tin công nhận Khu căn cứ Tỉnh ủy là Di tích Lịch sử Cách mạng cấp quốc gia. Nguồn: Trung tâm Xúc Tiến Du Lịch Sóc Trăng

Sóc Trăng 1294 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Sóc Trăng

Miếu Bà chúa xứ ấp Mỹ Đông

Sóc Trăng 2062

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử Địa Điểm Chiến Thắng Chi Khu Ngã Năm

Sóc Trăng 1710

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử Trường TaBerd

Sóc Trăng 1638

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử Chùa Dơi

Sóc Trăng 1555

Di tích cấp quốc gia

Chùa Quan Âm Linh Ứng (Phật Học 2)

Sóc Trăng 1343

Di tích cấp tỉnh

Di tích lịch sử Căn Cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng

Sóc Trăng 1295

Di tích cấp quốc gia

Đình Hòa Tú

Sóc Trăng 1258

Di tích cấp quốc gia

Chùa Khleang

Sóc Trăng 1166

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sóc Trăng 1129

Di tích cấp quốc gia

Chùa Sêrây Cro Săng

Sóc Trăng 1071

Di tích cấp tỉnh

Điểm di tích nổi bật