Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Văn Bia Quế Lâm ngự chế

Văn Bia Quế Lâm ngự chế

Di tích lịch sử Văn bia Quế Lâm Ngự Chế thuộc tổ 3, phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La. Nơi đây đã minh chứng thời kỳ lịch sử của vị vua hùng tài, đại lược Lê Thái Tông cùng quân sỹ đi chinh phạt quân phiến loạn ở vùng biên cương phía Tây của Tổ quốc, giữ bình yên cho bờ cõi nước nhà. Di tích được Bộ Văn hóa, Thông tin xếp hạng cấp Quốc gia ngày 05/02/1994. Vua Lê Thái Tông, tên húy là Nguyên Long, là con thứ của Vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) và Cung từ Hoàng thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần, người hương Quần Lai, huyện Lôi Dương (nay là Thọ Xuân – Thanh Hóa). Từ khi lên ngôi, Vua Lê Thái Tông rất chú ý đến miền Tây Bắc, miền đất phên dậu của Tổ quốc. Để củng cố và đảm bảo sự thống nhất Quốc gia, cũng như Vua Lê Thái Tổ và các vị vua khác, trong 9 năm trị vì đất nước, vua Lê Thái Tông đã 2 lần chỉ huy quân sỹ lên miền Tây Bắc dẹp bọn phản nghịch. Tháng 3 năm Canh Thân (1440), nhà vua lần đầu tiên thân chinh cùng quân sỹ lên trấn Miền Tây đi đánh thổ quân phản nghịch tên là Thượng Nghiễm ở Châu Mường Muổi (nay là huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La). Nhà vua đi tới đâu cũng được nhân dân ủng hộ nên quân của triều đình đã nhanh chóng dẹp tan bọn phản nghịch. Trên đường trở về, nhà vua cùng quân sỹ nghỉ chân tại Động La (Thẳm báo ké), một hang đá tự nhiên ở châu Mường La. Vua thấy nơi đây cảnh đẹp, địa lý thuận lợi, với ý nghĩa sâu xa và tâm hồn thanh thản, nhà vua đã cho quân sỹ khắc bài thơ và lời tựa trên vách đá ở cửa Động La. Bài thơ, Quế Lâm Ngự Chế có ý nghĩa như sau: “Tù trưởng Thuận Châu là Thượng Nghiễm phản nghịch, vong ơn bội nghĩa, đem quân theo người Ai Lao làm phản. Thân chinh điều khiển sáu quân tới trị nó. Thượng Nghiễm kế cùng lực tận, dâng voi xin hàng. Ta thương nó quỳ bò không mang vũ khí, không nỡ chém, bèn tha tội cho nó, rồi đem quân trở về để lại một bài thơ. Đúng một năm sau, tháng 3 năm 1441 vua lại đem quân lên dẹp loạn Nghịch Nghiễm ở Châu Mường Muổi, đi đến đâu cũng được nhân dân hưởng ứng, giúp đỡ vì vậy quân của triều đình đã nhanh chóng bắt được tướng Ai Lao là Đạo Mông, đồng thời bắt được con của Thượng Nghiễm là Sinh Tượng và Chàng Đồng. Tên phản nghịch Thượng Nghiễm ra hàng và chịu tội, kể từ đây dải đất biên cương phía Tây của Tổ quốc đã được yên bình. Để tri ân công đức của Vua Lê Thái Tông và để di tích Văn bia Quế Lâm Ngự Chế mãi mãi trang nghiêm, tỏa sáng trong lòng các thế hệ nối tiếp, đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng lành mạnh của đông đảo các tầng lớp nhân dân, được sự nhất trí của Bộ Văn hóa, Thông tin, tháng 9/2001 Tỉnh ủy và UBND Sơn La đã cho khởi công xây dựng đền thờ Vua Lê Thái Tông tại thị xã Sơn La và được khánh thành ngày 22/01/2003, lấy tên là “Quế Lâm linh từ”. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Sơn La

Sơn La 1798 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Sơn La

Di tích lịch sử Kỳ đài Thuận Châu

Sơn La 1913

Di tích cấp quốc gia

Văn Bia Quế Lâm ngự chế

Sơn La 1799

Di tích cấp quốc gia

CÂY ĐA BẢN HẸO

Sơn La 1739

Di tích cấp quốc gia

Di Tích Nhà Tù Sơn La

Sơn La 1718

Di tích quốc gia đặc biệt

Di tích lịch sử tập đoàn cứ điểm Nà Sản

Sơn La 1693

Di tích cấp quốc gia

Cầu Tà Vài

Sơn La 1687

Di tích cấp tỉnh

Hang A Phủ

Sơn La 1508

Di tích cấp tỉnh

Di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi

Sơn La 1366

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào

Sơn La 1277

Di tích quốc gia đặc biệt

Di Tích Lịch Sử Đồn Mộc Lỵ

Sơn La 1214

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật