Chùa Keo Thái Bình

Chùa Keo Thái Bình

Chùa Keo (Thần Quang tự), thuộc thôn Hành Dũng Nghĩa, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Theo tư liệu lịch sử, năm Tân Sửu, niên hiệu Chương Thánh Gia Khánh thứ 3 (1061) đời Lý Thánh Tông dựng chùa Nghiêm Quang trên đất Giao Thuỷ (làng Keo/ấp Keo), thuộc Nam Định ngày nay. Tháng 3 năm Đinh Hợi, niên hiệu Chính Long Bảo Ứng thứ 5 (1167) đời Lý Anh Tông, chùa này được đổi tên thành chùa Thần Quang. Năm Tân Hợi (1611), một trận lụt lớn làm chùa bị trôi dạt, dân ấp Keo phải di dời đi 2 nơi: một bộ phận định cư ở phía Đông Nam - hữu ngạn sông Hồng (nay thuộc làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, Nam Định); một bộ phận định cư ở phía Đông Bắc - tả ngạn sông Hồng (nay thuộc thôn Hành Dũng Nghĩa, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Như vậy, sau năm 1611, làng Keo (gốc ở Nam Định) được chia thành hai làng. Sau đó, hai làng dựng lại chùa, tên Nôm đều gọi là “chùa Keo”. Để phân biệt, dân gian thường gọi chùa Keo ở Thái Bình là Keo Thái Bình hoặc Keo trên; chùa Keo ở Nam Định là Keo Nam Định hoặc Keo dưới. Chùa Keo Thái Bình được dựng năm 1632, tên chữ là Thần Quang tự. Ngoài chức năng thờ Phật, chùa Keo Thái Bình cũng như chùa Keo Nam Định còn là nơi thờ Thánh Dương Không Lộ và những người có công lớn trong việc dựng. Chùa Keo (Thái Bình) thường mở hội 2 lần trong một năm. Hội xuân được tổ chức ngày mùng 4 tháng Giêng, mang tính chất của một lễ hội nông nghiệp. Chùa Keo Thái Bình gồm 21 hạng mục lớn, nhỏ (154 gian). Trải qua trên 300 năm, chùa đã được tu bổ, tôn tạo nhiều lần, vào các năm 1689, 1707, 1941, 1957, 2004. Xét về quy mô, bố cục, đặc điểm và nghệ thuật kiến trúc, có thể coi chùa Keo (Thái Bình) là một trong những công trình sáng giá nhất trong hệ thống chùa dạng thức “tiền Phật hậu Thánh” cũng như dạng thức chùa “trăm gian” ở Việt Nam. Các hạng mục kiến trúc chính của di tích gồm: Tam quan ngoại gồm 3 gian, hai chái, khung gỗ, 4 chân hàng cột, mái lợp ngói mũi hài. Tam quan nội ở phía sau hồ nước (hình vuông), khung gỗ, gồm 3 gian, hai chái, 3 hàng chân cột, 4 bộ vì, mái lợp ngói mũi hài. Chùa thờ Phật được dựng trên mặt bằng hình chữ Công, gồm 3 toà (chùa Hộ/chùa Ông Hộ, Ống muống, Tam bảo). Đền Thánh được dựng theo dạng thức mặt bằng chữ Công, gồm 3 tòa: Thiêu hương (5 gian), Ống muống (3 gian), Thượng điện (5 gian). Phía trước đền là toà Giá roi (5 gian). Gác chuông được làm theo dạng thức chồng diêm cổ các, gồm có 3 tầng, 12 mái, khung gỗ, mái lợp ngói mũi hài. Hai dãy hành lang Đông và Tây được dựng bao quanh chùa Phật - Đền Thánh, phía trước thông qua hàng dậu và Tam quan nội, phía sau kết nối với Gác chuông, hợp thành ô chữ Quốc. Hai dãy hành lang đều được dựng trên mặt bằng hình chữ L, kết cấu khung gỗ, mái lợp ngói, mỗi dãy 33 gian. Với những giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học đặc biệt của di tích, Thủ tướng Chính phủ đã xếp hạng chùa Keo là Di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc - Di tích quốc gia đặc biệt. Nguồn: Cục Di sản văn hóa

Thái Bình 1032 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia đặc biệt

Mở cửa

Khám Phá Thái Bình

Đền Thờ Bà Chúa Muối

Thái Bình 1178

Di tích cấp quốc gia

Khu tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Thái Bình 1110

Di tích cấp quốc gia

Lăng Mộ 3 Vua Trần (Di tích Quốc gia đặc biệt)

Thái Bình 1061

Di tích quốc gia đặc biệt

Miếu Hai Thôn

Thái Bình 1042

Di tích cấp quốc gia

Đền Tiên La

Thái Bình 1040

Di tích cấp quốc gia

Đền Lưu Xá

Thái Bình 1038

Di tích cấp quốc gia

Chùa Keo Thái Bình

Thái Bình 1033

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền Đồng Bằng

Thái Bình 1029

Di tích cấp quốc gia

Nhà lưu niệm Bác Hồ

Thái Bình 1016

Di tích cấp quốc gia

Đền A Sào

Thái Bình 1014

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật