Đền Lưu Xá

Đền Lưu Xá

Đền Lưu Xá là nơi thờ phụng hai danh nhân lịch sử thời Lý (Thế kỷ XII - XIII) là Lưu Khánh Đàm và Lưu Ba. Chùa Báo Quốc là tên gọi của vua Lý đặt cho để tỏ lòng trọng vọng các quan đại thần có nhiều công lao giúp bốn triều vua Lý (Thái Tông - Thánh Tông – Nhân Tông – Thần Tông) xây dựng đất nước thịnh trị thời đó. Di tích đền Lưu Xá và chùa Báo Quốc liên quan chặt chẽ với nhau, hình thành cụm di tích vì đều chung một sự kiện lịch sử. Ngôi đền và chùa nằm gần nhau ở đầu thôn Lưu Xá – xã Canh Tân – huyện Hưng Hà – tỉnh Thái Bình. Lưu Khánh Đàm và Lưu Ba là hai anh em khác mẹ, thân phụ của các ông là cụ Lưu Ngữ - Quê ở quận Cửu Chân (nay là xã Thiệu Trung – Thiệu Hóa – Thanh Hóa). Cụ Lưu Ngữ được làm quan đời tiền Lê (Hai triều vua Lê Hoàn và Lê Long Đĩnh) cai quản vùng đất ngã ba sông này. Nhận thấy đất Lưu Xá lúc ấy sau sông trước đầm, sông nước quanh co thế “Rồng chầu hổ phục” bèn lập cung ở đó rồi lấy vợ người bản quán. Lúc đầu lấy bà Trần Thị Ngọc, bà gần 40 tuổi mà chưa có con, cụ lại lấy bà họ Phạm. Sau đó hai bà mang thai và sinh con trong cùng một ngày chỉ khác là người sinh giờ Dần, người sinh giờ Ngọ, anh là Lưu Khánh Đàm, em là Lưu Khánh Điều (Lưu Ba). Cụ Lưu Ngữ lại đưa người thân từ quê ra ở đất Lưu Xá. Khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua, mở ra vương triều Lý, các con của Lưu Ngữ sớm được tập ấm, nhập triều. Cả hai anh em đều làm quan đồng triều. Triều Lý vừa lập, giặc từ phương nam lấn tới, Lưu Khánh Đàm được vua Lý Thái Tổ giao cùng các tướng cầm quân đánh giặc, bắt sống vua nước Chiêm là Bố Hợp đem về. Phía Nam vừa yên thì phía Bắc giặc Tống lại lăm le lấn tới. Ông đã tâu với vua: “Mong bệ hạ đừng lo, sa giá bệ hạ thân chinh đế thị uy bốn biển, ngoài cõi, thần và nghĩa đệ cùng các tướng sỹ lo đánh giặc” thời Lý 3 lần giặc Tống vào đánh chiếm nước ta đều bị quân dân ta đánh bại. Thái Tổ xét Lưu Đàm là người đánh nam dẹp bắc, lại có “thiện kế” (kế giỏi), xướng xuất việc rời đô lên phong ông làm Thái Phó khai quốc công thần, giao cho ông dạy bảo thái tử Phật Mã. Thái Tổ mất, Thái Tông lên ngôi, Lưu Khánh Đàm tâu xin vua miễn phu dịch và thuế cho dân làng Lưu Xá. Khi Thái Tông băng hà, Thánh Tông lên ngôi phong cho Lưu Khánh Đàm làm Bình Chương sự, cuối đời Lưu Khánh Đàm về Lưu Xá sửa lại chùa làng và tu ở đó. Khi ở làng, cùng với sư Giác Hải, Dương Không Lộ, Nguyễn Minh Không tổ chức cho dân “Khai thông sông Luộc”, “Móc ruộc sông Sinh”, “Đào phình sông Hóa” ở Thái Bình. Khi ông mất vua Thánh Tông về dự lễ an táng, vì ông là khai quốc công thần nên vua ban tên chùa nơi ông tu hành là “Báo Quốc Tự”, ban cho ông tước vương, ban mĩ tự là “Chính trực chiêu cảm”, lại cho xây một tháp cao 9 trượng, 9 tầng ở bên lăng của Lưu Đàm vương. Dân làng Lưu Xá cảm ơn xây đền thờ và tôn ông làm Thành Hoàng làng. Lý Nhân Tông lên ngôi ban cho ông bốn chữ đẹp “Hiển ứng linh thông”, các triều sau đều có sắc phong thần cho ông. Đền thờ ông (đền Lưu Xá) và chùa Báo Quốc đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1990. Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình

Thái Bình 1038 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Thái Bình

Đền Thờ Bà Chúa Muối

Thái Bình 1179

Di tích cấp quốc gia

Khu tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Thái Bình 1111

Di tích cấp quốc gia

Lăng Mộ 3 Vua Trần (Di tích Quốc gia đặc biệt)

Thái Bình 1063

Di tích quốc gia đặc biệt

Miếu Hai Thôn

Thái Bình 1043

Di tích cấp quốc gia

Đền Tiên La

Thái Bình 1041

Di tích cấp quốc gia

Đền Lưu Xá

Thái Bình 1039

Di tích cấp quốc gia

Chùa Keo Thái Bình

Thái Bình 1033

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền Đồng Bằng

Thái Bình 1030

Di tích cấp quốc gia

Nhà lưu niệm Bác Hồ

Thái Bình 1016

Di tích cấp quốc gia

Đền A Sào

Thái Bình 1015

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật