Cầu Hàm Rồng

Cầu Hàm Rồng

Cầu Hàm Rồng lịch sử nằm trên tuyến đường Bắc – Nam của vùng đất xứ Thanh “địa linh nhân kiệt”, sơn thủy hữu tình bắc qua sông Mã, với lối kiến trúc độc đáo, gắn liền với lịch sử phát triển của mảnh đất Xứ Thanh hào hùng, ý chí quật cường của người Thanh Hóa. Cầu Hàm Rồng là cây cầu đầu tiên được bắc ngang qua dòng sông Mã ở Thanh Hóa, cách trung tâm Thành phố Thanh Hóa gần 5km về phía Bắc... Đây cũng là cây cầu đường sắt duy nhất đi qua dòng sông Mã do Pháp xây dựng năm 1904 theo kiểu cầu vòm thép không có trụ, hiện đại nhất Đông Dương thời bấy giờ. Năm 1946, cầu bị phá hủy theo chủ trương tiêu thổ kháng chiến của Việt Minh nhằm ngăn chặn bước tiến của quân xâm lược. Năm 1963, cầu được các chuyên gia Liên Xô và Trung Quốc giúp đỡ thiết kế và thi công khôi phục lại, trở thành cầu có trụ như hiện nay, với chiều rộng 17 mét, gồm 2 nhịp dầm thép, ở giữa là đường sắt, hai bên là đường ô tô và đường dành cho người đi bộ. Trong chiến tranh leo thang đánh phá miền Bắc nước ta, Không quân Mỹ đã tập trung đánh phá cầu Hàm Rồng nhằm cắt đứt huyết mạch giao thông quan trọng, ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường lớn miền Nam. Việc đánh phá Hàm Rồng được Nhà Trắng và Lầu Năm Góc chọn là mục tiêu quan trọng nhất trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất. Với âm mưu cắt đứt sự chi viện Bắc - Nam, cô lập Hàm Rồng và tập trung đánh dứt điểm Hàm Rồng, vào 8 giờ 45 phút ngày 3/4/1965, 16 chiếc máy bay đầu tiên của Mỹ ném bom vào địa phận Thanh Hoá với một loạt địa điểm đánh phá như cầu Đò Lèn (Hà Trung), cầu Cun (Nông Cống), ga Văn Trai (Tĩnh Gia)... Chỉ trong 2 ngày 3 và 4/4/1965, quân Mỹ đã sử dụng 174 lần tốp, 454 lần máy bay; ném xuống địa bàn tỉnh Thanh Hoá 627 quả bom phá, 58 quả bom nổ chậm (gồm các loại từ 500 đến 1.000kg), hàng trăm tên lửa, rốc-két vào các khu vực trọng điểm của Thanh Hoá. Riêng khu vực Hàm Rồng - Nam Ngạn - Yên Vực, địch bổ nhào 85 lần, cắt bom bắn phá 80 lần, ném 350 quả bom, bắn 149 quả đạn rốc-két. Để bảo vệ cầu Hàm Rồng, về phía ta, trong buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tháng 12 năm 1967, đồng chí Lê Duẩn khẳng định: “Nếu như Quân khu IV là quan trọng thì Thanh Hóa là quan trọng nhất bởi vì Thanh Hóa là hậu phương trực tiếp của mặt trận Bình - Trị - Thiên và Lào”. Tỉnh ủy Thanh Hóa nhận định: “Trọng điểm đánh phá quân khu vào lúc này là Thanh Hóa, trọng điểm Thanh Hóa là Hàm Rồng, bảo vệ cầu Hàm Rồng là góp phần bảo vệ giao thông thông suốt”. Do vị trí đặc biệt quan trọng của cầu Hàm Rồng là ở hai đầu Bắc vào Nam của cầu có hai ngọn núi, núi Ngọc và núi Rồng có thể chắn được hầu hết bom rơi xuống. Sau 2 ngày chiến đấu kiên cường, Thanh Hoá đã bắn rơi 47 máy bay giặc Mỹ, bắt sống nhiều giặc lái, bảo vệ an toàn cầu Hàm Rồng. Điều này đã chứng minh đường lối chiến tranh nhân dân, nghệ thuật quân sự của Đảng và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta đã đi vào lịch sử như một huyền thoại khiến dư luận nước Mỹ xôn xao, bạn bè yêu chuộng công lý và hòa bình trên toàn thế giới khâm phục. Năm tháng qua đi. Cầu Hàm Rồng cùng hai chữ “Quyết Thắng” uy nghiêm tạc vào sườn núi như một biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa yêu nước và anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam. Với mỗi người con Thanh Hóa, Hàm Rồng - Sông Mã còn là hiện thân của quê hương, vừa gần gũi, thân thuộc, vừa rất đỗi thiêng liêng, tự hào. Nguồn: Trường Chính Trị Thanh Hóa

Thanh Hóa 292 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Thanh Hóa

Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Bà Triệu

Thanh Hóa 335

Di tích quốc gia đặc biệt

Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh

Thanh Hóa 331

Di tích quốc gia đặc biệt

Di tích khảo cổ Hang Con Moong

Thanh Hóa 308

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền Thờ Lê Hoàn

Thanh Hóa 300

Di tích quốc gia đặc biệt

Thành Nhà Hồ

Thanh Hóa 293

Di tích cấp quốc gia

Cầu Hàm Rồng

Thanh Hóa 293

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Chu Văn Lương

Thanh Hóa 290

Di tích cấp quốc gia

Chùa Mật Đa

Thanh Hóa 285

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Mai An Tiêm

Thanh Hóa 283

Di tích cấp tỉnh

Thái miếu nhà Hậu Lê

Thanh Hóa 258

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật