Chiến khu Ba Đình

Chiến khu Ba Đình

Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887) là một trong những cuộc đấu tranh lớn và tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX. Di tích lịch sử Ba Đình đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia từ năm 1992. Tháng 3 năm 1886 các lãnh tụ phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa tổ chức cuộc họp tại Đồng Biên (Bồng Trung nay thuộc xã Vĩnh Tâm, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) bàn kế hoạch chống Pháp. Hội nghị đã quyết định giao cho Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Hoàng Bật Đạt phụ trách xây dựng căn cứ Ba Đình ở vùng đồng bằng phía bắc huyện Nga Sơn. Căn cứ Ba Đình là nơi bảo vệ cửa ngõ miền Trung và là bàn đạp tỏa ra đánh địch ở đồng bằng. Ba Đình nằm ở phía Tây Bắc huyện Nga Sơn, gồm ba làng là: Thượng Thọ, Mỹ Khê, Mậu Thịnh nằm liền nhau. Mỗi làng có một ngôi đình và có chung một ngôi nghè. Ba Đình nằm giữa cánh đồng chiêm trũng và hai con sông là sông Hoạt, sông Chính Đại biệt lập với khu dân cư lân cận, nhất là vào mùa mưa. Đóng quân ở Ba Đình, nghĩa quân Cần Vương có thể kiểm soát được dòng sông, dễ dàng kéo lên Bỉm Sơn, Đồng Giao để khống chế quốc lộ 1. Địa thế Ba Đình rất thuận lợi cho việc xây dựng pháo đài phòng ngự vững chắc, Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Hoàng Bật Đạt được phân công xây dựng và chỉ huy căn cứ Ba Đình. Chỉ trong 1 tháng, căn cứ Ba Đình đã được xây xong, bao quanh ba làng là một hệ thống thung lũng bằng đất, có nơi chân thành rộng 9-10 mét, mặt thành xếp bằng cọc tre, bên trong tạo lớp bùn và rơm rạ tạo thành chiếc bia đỡ đạt rất công hiệu. Bên ngoài không thể nhìn thấy được vào bên trong, phía trong có hào rộng 4m, sâu 3m, cắm cọc nhọn chông chà bằng tre. Qua cánh đồng trũng là một lũy tre dày đặc bao bọc cả 3 phía Bắc, Tây, Tây nam. Lúc đầu nghĩa quân Ba Đình chỉ có khoảng 300 người, nhưng sau đó được bổ sung thêm. Vũ khí của nghĩa quân là súng hỏa mai, súng trường, cung, nỏ, vài khẩu súng thần công tổ chức cho 10 cơ đội, mỗi cơ đội khoảng 30 người do một hiệp quân chỉ huy. Lãnh đạo tối cao của căn cứ Ba Đình là Cán lý quân vụ Phạm Bành, còn người trực tiếp chỉ huy là Đinh Công Tráng được coi là linh hồn của khởi nghĩa Ba Đình. Lực lượng nghĩa quân Ba Đình có lúc đông tới hai vạn người, tuyển từ ba làng và các vùng Thanh Hóa, bao gồm cả người Kinh, Thái, Mường. Nghĩa quân có 10 toán, mỗi toán có một hiệp quản chỉ huy. Về vũ khí, nghĩa quân tự trang bị bằng súng hỏa mai, giáo mác, cung nỏ. Năm 1886, nghĩa quân liên tiếp tiến công các phủ, thành, huyện lỵ, chặn đánh các đoàn xe, các toán quân lẻ, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại. Ngày 12 tháng 3 năm 1886 lợi dụng phiên chợ đã tấn công Tòa Công sứ Thanh Hóa. Và tiếp đó, nghĩa quân đã tấn công nhiều phủ thành, chặn đánh các đoàn xe, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại. Từ 18 tháng 12 năm 1886 đến 20 tháng 1 năm 1887 Đại tá Brissand thống lĩnh 76 sĩ quan và 3.500 quân vây hãm và tiến đánh căn cứ Ba Đình. Quân Pháp đã nã tới 16.000 quả đại bác trong vòng một ngày trời, biến căn cứ Ba Đình thành biển lửa. Nghĩa quân Ba Đình đã chiến đấu trong suốt 32 ngày đêm chống lại đối phương đông gấp 12 lần, được trang bị vũ khí tối tân hiện đại. Trong trận chiến đấu vô cùng ác liệt này, nghĩa quân đã tỏ ra mưu trí dũng cảm, nhưng vì hỏa lực mạnh của đối phương nên nghĩa quân Ba Đình bị thương vong nhiều. Để tránh khỏi bị tiêu diệt hoàn toàn, nghĩa quân Ba Đình đã mở một con đường máu vượt qua vòng vây dày đặc của quân Pháp, rút lên căn cứ Mã Cao. Đến sáng ngày 21 tháng 1 năm 1887, quân Pháp mới chiếm được Ba Đình. Sau đó, quân Pháp đã triệt hạ hoàn toàn cả ba làng của căn cứ Ba Đình, tiếp tục cho quân truy kích nghĩa quân ở Mã Cao, rồi triệt hạ luôn đồn này vào 2 tháng 2 năm 1887. Sau đó, một số đông nghĩa quân rút lên Thung Voi, Thung Khoai, rồi lên miền Tây Thanh Hóa sáp nhập với đội nghĩa quân của Cầm Bá Thước. Kết cục, thủ lĩnh Nguyễn Khế tử trận. Phạm Bành, Hà Văn Mao, Lê Toại tự sát... Hoàng Bật Đạt sau bị bắt và bị Pháp chém đầu vì tinh thần bất khuất, không hàng giặc. Đinh Công Tráng thì chạy về Nghệ An. Quân Pháp treo giải cái đầu ông với giá trị tiền thưởng rất cao. Tháng 10 năm 1887, vì tham tiền thưởng, viên lý trưởng làng Chính An đã mật báo cho quân Pháp đến bắt và sát hại Đinh Công Tráng. Cuộc khởi nghĩa Ba Đình và các lãnh tụ Ba Đình được lịch sử đánh giá rất cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này đã chọn tên Ba Đình để đặt cho Quảng trường Ba Đình, nơi đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nguồn: Báo điện tử Thanh Hoá

Thanh Hóa 47 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Thanh Hóa

Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Bà Triệu

Thanh Hóa 333

Di tích quốc gia đặc biệt

Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh

Thanh Hóa 330

Di tích quốc gia đặc biệt

Di tích khảo cổ Hang Con Moong

Thanh Hóa 304

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền Thờ Lê Hoàn

Thanh Hóa 299

Di tích quốc gia đặc biệt

Thành Nhà Hồ

Thanh Hóa 292

Di tích cấp quốc gia

Cầu Hàm Rồng

Thanh Hóa 292

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Chu Văn Lương

Thanh Hóa 289

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Mai An Tiêm

Thanh Hóa 282

Di tích cấp tỉnh

Chùa Mật Đa

Thanh Hóa 282

Di tích cấp quốc gia

Thái miếu nhà Hậu Lê

Thanh Hóa 257

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật