Thái miếu nhà Hậu Lê

Thái miếu nhà Hậu Lê

Tọa lạc tại phố Kiều Đại, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa, Thái miếu nhà Hậu Lê nằm tĩnh lặng, yên bình bên những bóng cây cổ thụ hơn 200 năm tuổi. Nơi hậu thế tỏ lòng kính ngưỡng với vương triều Hậu Lê - một triều đại phong kiến dài nhất trong lịch sử Việt Nam. Thái miếu nhà Hậu Lê hay còn gọi là Đền Lê, Miếu Bố Vệ được xây dựng vào năm Gia Long thứ 4 (1805) là nơi thờ tự chung của các đời vua, các vị Hoàng hậu, Hoàng Thái hậu, Triệu tổ, Hiển tổ, Tuyên tổ cùng các vị vương công, đại thần triều hậu Lê. Điểm nhấn của Thái miếu được thể hiện ở lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo, mang phong cách kiến trúc Hậu Lê và thời Nguyễn, với các công trình: Nghinh môn, sân điện, tiền điện, hậu điện. Qua Nghinh môn là bức cuốn thư (xây dựng năm 1805) một trong những hiện vật cổ còn lưu giữ. Thái miếu gồm 2 tòa: Tiền điện và Hậu điện được bố trí liền nhau theo lối trùng thềm (kiểu chữ Nhị) gồm 7 gian, mái được lợp ngói mũi hài, phía trên nóc được trang trí công phu với biểu tượng "lưỡng long chầu nguyệt". Phía trước Tiền điện có 2 cột nanh cao 6m và các con Nghê làm từ chất liệu gỗ mít, được chạm khắc tinh xảo, mang đậm chất nghệ thuật điêu khắc cổ. Tại gian giữa của Tiền Điện treo một bức hoành phi lớn có khắc 6 chữ: "Nam quốc sơn hà tự thử" (có nghĩa là nước Nam ta có từ đây), bên cạnh có hàng chữ nhỏ ghi năm dựng miếu là 1805. Trải qua biến thiên của thời gian cùng nhiều lần trùng tu, nhưng Thái miếu nhà Lê còn lưu giữ được nhiều hiện vật giá trị. Nơi đây hiện đang lưu thờ bài vị của 27 vua, Hoàng Thái Hậu cùng các vương công nhà Hậu Lê. Trong đó có 4 thánh vị cổ của các vua Lê Thái Tổ, Lê Thần Tông, Lê Huyền Tông và Lê Gia Tông. Với những giá trị về văn hóa, lịch sử, năm 1995, Thái miếu nhà Hậu Lê được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá và kiến trúc nghệ thuật Quốc gia. Hơn 200 năm đã trôi qua, Thái miếu nhà Hậu Lê uy nghi đứng đó, cổ kính và linh thiêng, là nơi để hậu thế tìm về, chiêm ngắm, tỏ lòng tri ân các bậc tiền nhân, là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa giúp hậu thế phần nào hiểu được về một chặng đường phát triển của lịch sử để từ đó thêm tự hào và yêu hơn mảnh đất nơi mình được sinh ra và lớn lên. Nguồn: Đài phát thanh và truyền hình Thanh Hoá

Thanh Hóa 257 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Thanh Hóa

Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Bà Triệu

Thanh Hóa 335

Di tích quốc gia đặc biệt

Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh

Thanh Hóa 331

Di tích quốc gia đặc biệt

Di tích khảo cổ Hang Con Moong

Thanh Hóa 308

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền Thờ Lê Hoàn

Thanh Hóa 300

Di tích quốc gia đặc biệt

Thành Nhà Hồ

Thanh Hóa 293

Di tích cấp quốc gia

Cầu Hàm Rồng

Thanh Hóa 292

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Chu Văn Lương

Thanh Hóa 290

Di tích cấp quốc gia

Chùa Mật Đa

Thanh Hóa 285

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Mai An Tiêm

Thanh Hóa 283

Di tích cấp tỉnh

Thái miếu nhà Hậu Lê

Thanh Hóa 258

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật