Chùa Hội Sơn

Chùa Hội Sơn

Chùa Hội Sơn, tọa lạc tại số 1A1 đường Nguyễn Xiển, Phường Long Bình, thành phố Thủ Đức. Ngôi chùa nằm trên một ngọn đồi nhỏ có độ cao khoảng 15m so với mực nước biển. Theo nhiều tài liệu ghi chép thì Chùa Hội Sơn ban đầu được một vị thiền sư có tên Khánh Long khai lập và trụ trì vào cuối thế kỷ 18, do vậy chùa còn có tên gọi là chùa Khánh Long. Sách Gia Định Thành Thông Chí giới thiệu về chùa: “Ở đuôi dãy núi Châu Thới về phía Bắc, nứt ra một chi chạy đến địa phận thôn Long Tuy, rồi nổi lên gò cao bằng phẳng rộng rãi; ở trên núi có hang hổ và suối nước, dân chúng ở dọc theo đó. Trên núi có chùa Hội Sơn là chỗ Thiền sư Khánh Long sáng tạo để tu hành…”. Trải qua theo thời gian, Chùa Hội Sơn dần dần có dấu hiệu bị hư hỏng và xuống cấp. Năm 1938, Ni sư Thích Nữ Như Thanh và đệ tử là Thích Nữ Như Tiên đã tiến hành tôn tạo, sửa chữa và nâng cấp thêm một số công trình phụ bên trong chùa. Tháng 7/2012, hỏa hoạn xảy ra tại chùa Hội Sơn đã thiêu rụi toàn bộ ngôi Chánh điện bằng gỗ của chùa. Đến năm 2015, dự án phục dựng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia chùa Hội Sơn được thực hiện. So với diện tích nền chánh điện cũ, chiều ngang nền mới được nới rộng thêm 4m. Theo đó, chiều cao và chiều dài cũng được nới rộng theo tỷ lệ tương ứng với thiết kế tổng thể để phục vụ cho việc sinh hoạt tu học của chư Tăng, Phật tử. Mặc dù có tuổi đời trên 200 năm, trải qua nhiều lần sửa chữa và xây dựng mới nhưng tới nay chùa Hội Sơn vẫn bảo toàn nguyên vẹn khối kiến trúc cơ bản của một cổ tự như: mái ngói âm dương, nền lót gạch màu,… Sân chùa được thiết kế vô cùng rộng rãi để bài trí một số tượng phật, bồ tát. Mặt trước của chánh điện là nơi đặt pho tượng Phật Thích Ca, hai bên chánh điện cũng được nhà chùa đặt Tượng Phật Di Lạc và Tượng Phật bà Quan Âm. Theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu lịch sử thì Chùa Hội Sơn còn có khá nhiều di chỉ khảo cổ chưa được khai quật. Di chỉ này nằm ngay dưới khuôn viên 18.000 m² ở trên một vùng phù sa cổ trong đó có một lớp đá ong dày 4m, được phủ lên bởi một lớp đất mỏng. Do tác động của quá trình bào mòn, rửa trôi và chịu ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết nên các hiện vật này đã dần lộ thiên. Hiện theo những gì đã thống kê được thì có khoảng 89 công cụ bằng đá và rất nhiều mảnh gốm có niên đại hàng ngàn năm. Hiếm có ngôi chùa nào đem lại nhiều giá trị lịch sử như Chùa Hội Sơn. Bên cạnh các món đồ kể trên thì chùa còn lưu giữ rất nhiều pho tượng cổ cùng các hiện vật quý hiếm khác Vì những giá trị lịch sử và phong cảnh nên thơ tuyệt đẹp, ngày 7/1/1993, Bộ Văn hóa và Thông tin đã công nhận chùa Hội Sơn là một di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Hiện nay, chùa được đánh giá là ngôi chùa có thắng cảnh đẹp nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hàng năm, chùa tiếp đón hàng ngàn du khách, phật tử tới cúng lễ và tham quan chùa. Nguồn: Trung Tâm Văn Hóa TP Thủ Đức

TP Thủ Đức 103 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá TP Thủ Đức

Đình thần Linh Đông

TP Thủ Đức 126

Di tích cấp quốc gia

Chùa Phước Tường

TP Thủ Đức 121

Di tích cấp quốc gia

Chùa Bửu Thạnh

TP Thủ Đức 119

Di tích cấp tỉnh

Đình Trường Thọ

TP Thủ Đức 118

Di tích cấp quốc gia

Khu Di Tích Lịch Sử Bót Dây Thép

TP Thủ Đức 118

Di tích cấp quốc gia

Đình Xuân Hiệp

TP Thủ Đức 117

Di tích cấp quốc gia

Chùa Châu Hưng

TP Thủ Đức 116

Di tích cấp tỉnh

Mộ Tiền hiền Tạ Dương Minh

TP Thủ Đức 108

Di tích cấp tỉnh

Chùa Hội Sơn

TP Thủ Đức 104

Di tích cấp quốc gia

Đình Phong Phú

TP Thủ Đức 95

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật