Chiến lũy Pháo Đài của Trương Định

Chiến lũy Pháo Đài của Trương Định

Di tích Lũy Pháo Đài thuộc ấp Pháo Đài (xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông), đây là di tích lịch sử dân tộc được xếp hạng cấp quốc gia năm 1987. Theo tư liệu của Tiến sĩ Nguyễn Phúc Nghiệp (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang), Di tích Lũy Pháo Đài có lịch sử như sau: Để bảo vệ Cửa Tiểu, năm Minh Mạng thứ 15 (năm 1834), Triều đình nhà Nguyễn cho xây dựng tại đây Đồn Từ Linh, chu vi 60 trượng (378m), cao 5 thước 5 tấc (2,57 m), mở hai cửa. Năm Thiệu Trị thứ 3 và thứ 7 (1834 - 1847) được sửa chữa lại. Sau khi thành Định Tường thất thủ, tháng 4/1861, Trương Định về Tân Hòa xây dựng căn cứ kháng Pháp. Đồn Từ Linh được sử dụng làm chiến lũy, gọi là chiến lũy Pháo Đài, có trang bị súng thần công loại lớn (vị trí đặt khẩu thần công trước kia nằm tận ngoài giữa hai hướng cửa thành Tây và Tây Bắc cạnh đầu bờ sông Cửa Tiểu và rạch Đồn chừng 60m). Lũy Pháo Đài xung quanh là thành đất đắp cao, dày có 6 cạnh cân đối khá đều nhau, thành hình lục lăng (lục giác), trên thành đất trồng me, chính giữa có cây trôm to và giếng nước. Theo hướng Đông-Nam, Pháo Đài có một gò tròn cao 21m tên Thổ Sơn, được xem là đài quan sát của nghĩa quân. Bên ngoài thành lũy có rừng kè, đước, dừa nước, bần bao bọc; dưới lòng sông, để bảo vệ cửa sông và ngăn chặn tàu chiến của địch có ủi bãi xung phong lên bờ. Ngoài ra, để làm tàu địch giảm tốc độ và làm bia cho những khẩu thần công để đẩy địch dạt sang bờ Trại Cá cho nghĩa quân tiêu diệt, Trương Định đã đổ đá hàn một đoạn theo chiều rộng của sông Cửa Tiểu trước chiến lũy về hướng Tây gọi là Đập Đá Hàn. Đập này ngày nay vẫn còn và đã được đánh dấu để tàu bè ra vào không vướng. Chiến lũy Pháo Đài đã cùng nghĩa quân trấn giữ một cửa biển quan trọng của Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1987, Lũy Pháo Đài được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 2000, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành xây dựng nhà bia Di tích Lũy Pháo đài. Nhà bia có kiến trúc đẹp, thoáng mát và trang nghiêm, với chiều cao 9,4 m, rộng 8,4 m, mái ngói, cột bê tông, nền tôn cao 2m so với mặt đất và đã tiến hành phục chế 2 súng thần công. Trong quá trình thi công làm đường vào Khu di tích Lũy Pháo Đài, xe Kobe đã đào lên 2 viên gạch lạ ở độ sâu khoảng 1,4 m, hướng Đông (quay ra biển), dưới chân đồn lũy và tặng cho Bảo tàng Tiền Giang. Qua khảo sát trực tiếp tại thực địa, Bảo tàng Tiền Giang phát hiện thêm 4 viên gạch thẻ khá to nằm lẫn trong đất, đều bị gãy, hình dạng khác nhau, nhưng đặc biệt trên đầu mỗi viên gạch đều có chữ khắc chìm: Giáp tam, giáp ngũ, giáp bát, giáp cửu. Theo Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Tân Phú Đông cho biết: Di tích Lũy Pháo Đài được đưa vào tuyến tham quan truyền thống với các cụm di tích quốc gia khác ở khu vực Gò Công như: Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định, Nhà Đốc Phủ Hải, Đám lá tối trời... Di tích này không chỉ là điểm tham quan mà còn trở thành một trong những “địa chỉ đỏ” cho thế hệ trẻ về quá trình dựng nước và giữ nước hào hùng của cha ông. Hiện nay, Lũy Pháo Đài đang được trùng tu, xây mới các hạng mục như: Hệ thống hàng rào bảo vệ, lối đi và đường đi vào khu di tích. Nguồn: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang

Tiền Giang 1053 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Tiền Giang

Di tích chiến thắng lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút

Tiền Giang 1229

Di tích quốc gia đặc biệt

Mộ và đền thờ Thủ Khoa Huân

Tiền Giang 1078

Di tích cấp quốc gia

Chiến lũy Pháo Đài của Trương Định

Tiền Giang 1054

Di tích cấp quốc gia

Chùa Vĩnh Tràng

Tiền Giang 1023

Di tích cấp quốc gia

Lăng Tứ Kiệt

Tiền Giang 1010

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Trương Định

Tiền Giang 879

Di tích cấp quốc gia

Di tích khảo cổ Gò Thành

Tiền Giang 857

Di tích cấp quốc gia

Dinh Đốc phủ Hải

Tiền Giang 825

Di tích cấp quốc gia

Đình trung Đồng Thạnh

Tiền Giang 815

Di tích cấp quốc gia

Lăng Hoàng Gia

Tiền Giang 794

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật