Dinh Đốc phủ Hải

Dinh Đốc phủ Hải

Nhà Đốc Phủ Hải hay là dinh Đốc Phủ Hải tọa lạc ở phường 1, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang là một ngôi nhà cổ có lối kiến trúc kết hợp giữa hai nền văn hóa Đông – Tây độc đáo. Mặc dù trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn. Ngôi nhà được bà Trần Thị Sanh (một gia đình Đốc phủ giàu có) xây dựng năm 1890. Bà Trần Thị Sanh là con của Bá hộ Trần Văn Đồ, là vợ của Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Công Định và là cháu của Từ Dũ Thái Hậu (mẹ vua Tự Đức). Nhà được xây cất theo dạng chữ Đinh (lúc ban đầu), qua nhiều lần tu bổ và xây dựng, toàn bộ ngôi nhà ngày nay gồm ba phần: nhà chánh, hai nhà vuông-nơi ở của những người giúp việc và lẫm lúa (kho thóc của địa chủ). Mặt tiền sảnh của nhà cổ mang đậm phong cách Tây Âu với những vòm cửa hình vòng cung, chạm khắc hoa văn nổi. Trái ngược với tiền sảnh xây bằng gạch kiểu phương Tây, bên trong công trình lại là những cấu trúc gỗ đậm nét truyền thống. Nhà chính gồm ba gian hai chái lợp ngói âm dương, gồm 36 cây cột, trong đó gỗ có 30 cột làm từ gỗ quý. Nối các khoảng cột với nhau là các bộ bao lam bằng gỗ chạm hai mặt thể hiện các đề tài tứ linh, tứ quí, bát bửu… rất tinh xảo. Trong nhà còn có các đồ dùng quý như tủ, ghế khảm xà cừ, bàn đá cẩm thạch, đồ sứ Trung Quốc và Việt Nam thế kỷ 17-18. Nổi bật là giường Thất Bảo lát những tấm đá cẩm thạch màu sắc khác nhau, chân chạm nổi hoa lá, khảm xà cừ và hai bộ đi văng bằng đá cẩm thạch màu trắng vân đen. Đặc biệt các bức tranh vẽ trên kính, hai bộ tranh hạt cườm bằng nhung đỏ, 8 tấm thêu mai-lan-cúc-trước, xuân-hạ-thu-đông. Ngoài những điểm độc đáo trong kiến trúc xây dựng thì nhà cổ Đốc Phú Hải được nhiều du khách đến tham quan tìm hiểu đó là những câu chuyện xoay quanh ngôi nhà. Theo nhiều tư liệu thì ngôi nhà gắn liền với cuộc đời của bà Trần Thị Sanh, vợ thứ của Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định anh hùng dân tộc. Gia đình bà Sanh là một gia đình giàu có bậc nhất tại Gò Công đã có những cống hiến trong công cuộc mở cõi, giữ đất phương Nam. Năm 1864, Trương Định tuẫn tiết, bà Sanh vào chùa quy y và giao quyền trông nom, quán xuyến ngôi nhà cho Dương Thị Hương (con riêng của bà) và rể là Tri huyện Trường Bình, nên thường gọi là nhà Bà Huyện. Vào khoảng 1880-1885, Tri huyện Trường Bình chán cảnh quan trường về trí sĩ, nên cho tôn tạo lại ngôi nhà này khang trang, thoáng mát để dưỡng già. Khi ông bà qua đời, ngôi nhà này tiếp tục để cho con gái là Huỳnh Thị Diệu và chồng là Nguyễn Văn Hải làm chức Đốc phủ sứ, nên có tên là nhà Đốc phủ Hải. Cuối thế kỷ trước (1895-1900), Nguyễn Văn Hải có chút tân học ở Pháp nên đã xây dựng thêm tiền sảnh theo kiểu “roman” và xây hai nhà vuông hai bên để người làm cùng ở. Đến năm 1909-1917, ngôi nhà được tu bổ thêm, xây tường rào sắt tây ba mặt và phần sau xây lẫm lúa to lớn. Nhà Đốc Phủ Hải đã được công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 1994. Nguồn: Sở Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Tỉnh Tiền Giang

Tiền Giang 825 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Tiền Giang

Di tích chiến thắng lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút

Tiền Giang 1230

Di tích quốc gia đặc biệt

Mộ và đền thờ Thủ Khoa Huân

Tiền Giang 1079

Di tích cấp quốc gia

Chiến lũy Pháo Đài của Trương Định

Tiền Giang 1054

Di tích cấp quốc gia

Chùa Vĩnh Tràng

Tiền Giang 1024

Di tích cấp quốc gia

Lăng Tứ Kiệt

Tiền Giang 1012

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Trương Định

Tiền Giang 880

Di tích cấp quốc gia

Di tích khảo cổ Gò Thành

Tiền Giang 858

Di tích cấp quốc gia

Dinh Đốc phủ Hải

Tiền Giang 826

Di tích cấp quốc gia

Đình trung Đồng Thạnh

Tiền Giang 816

Di tích cấp quốc gia

Lăng Hoàng Gia

Tiền Giang 795

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật