Chùa Châu Hưng

Chùa Châu Hưng

Chùa Châu Hưng tọa lạc tại số 37 đường Cây Keo, khu phố 1, phường Tam Phú, thành phố Thủ Đức. Được tạo lập năm 1884 với kết cấu đơn sơ, qua nhiều lần trùng tu sửa chữa. Chùa được xây dựng mới hoàn toàn vào năm 2006 đến năm 2009 thì hoàn thành, với diện tích xây dựng 365 mét vuông trên tổng diện tích 5.796m2. Trước ngày 30/4/1975, chùa Châu Hưng được xây dựng trên đất Gò Cát, xung quanh là những ruộng lúa và rau muống. Đây là một địa chỉ đỏ, từng là cơ sở nuôi giấu cán bộ du kích và bộ đội về đứng chân bám trụ ngay cửa ngõ Sài Gòn. Các vị đại đức, hòa thượng, trụ trì ở đây là những người luôn có chí hướng theo cách mạng, lực lượng nằm vùng tại khu vực này luôn lấy ngôi chùa làm cơ sở hoạt động. Đầu năm 1973 khi Hiệp định Pari được ký kết, địch dồn quân về bảo vệ Sài Gòn nên chiến trường Bắc Thủ Đức lúc bấy giờ như một cái túi chứa các đơn vị của địch nhằm án ngữ hướng Đông Bắc Sài Gòn, ngăn chặn lực lượng ta đưa quân xuống đánh vào Sài Gòn, nên chúng liên tục tổ chức các cuộc càn quét, phát quang địa hình, lúc này lực lượng ta bám trụ rất khó khăn, vất vả. Chùa được xây dựng theo cấu trúc của văn hóa Việt Nam, tạo nên sự thông thoáng mát mẻ, hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. Với kiến trúc riêng biệt như phòng khách, nhà vãng sanh và khuôn viên chùa với nhiều loại cây cảnh, hòn non bộ. Chùa có cấu trúc mặt bằng kiểu chữ nhị, cổng xây theo dạng tam quan. Nhìn từ phía bên ngoài, chùa được xây dựng bằng bê tông cốt thép với màu vàng chủ đạo của nhà Phật, gồm hai tháp riêng biệt: Tháp 1: Là mặt tiền chùa thuộc phía trên tiền điện. Tháp có 2 tầng ở trên đỉnh tháp có gắn bánh xe pháp luân. Chính giữa tầng 2 có ghi “Châu Hưng Cổ Tự” bằng chữ Hán. Tầng dưới viết “Chùa Châu Hưng” bằng chữ quốc ngữ, hai bên còn có hai cặp câu đối bằng chữ Hán. Tầng trệt là cửa chánh điện, chỉ mở vào các dịp đại lễ hoặc các ngày rằm trong tháng. Tháp 2: Có 2 tầng, cao hơn tháp 1, hai bêm hông tháp có gắn chữ “Vạn” và chữ “Phật” bằng chữ Hán. Chùa Châu Hưng là một cơ sở tôn giáo mang giá trị về mặt văn hóa và lịch sử, được xếp hạng di tích cấp Thành Phố ngày 18/8/2011. Cũng giống như những ngôi chùa khác, chùa Châu Hưng là nơi để người dân, tín đồ tìm nguồn động viên, an ủi, giải toả áp lực trong cuộc sống; là nơi để mong cầu, ước nguyện về một tương lai tốt đẹp, đồng thời cũng là nơi răn dạy con người phải biết sống hướng thiện. Mặc dù, chùa đã được trùng tu nhiều lần bằng vật liệu kiên cố, không còn giá trị ngôi cổ tự xưa, song trong chùa hiện vẫn còn lưu giữ được 14 pho tượng cổ, 4 long vị và tấm hoành phi khắc 4 chữ “Tổ ấn trùng quang” đã có từ lâu đời. Không chỉ thế, chùa Châu Hưng còn góp phần không nhỏ vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, chùa đã cưu mang đùm bọc, nuôi giấu, chở che biết bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong hoàn cảnh bom, đạn ác liệt. Nhiều Phật tử của chùa bị địch tình nghi hoặc bị bắt rồi đánh đập, tra tấn hết sức dã man. Tuy nhiên, Phật tử của chùa vẫn đứng vững trước bao khó khăn, thử thách và là cơ sở hoạt động vững chắc của cách mạng cho đến ngày thống nhất đất nước. Nguồn: Trung Tâm Văn Hóa TP Thủ Đức

TP Hồ Chí Minh 1008 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp thành phố

Mở cửa

Khám Phá TP Hồ Chí Minh

Khu di tích Láng Le Bàu Cò

TP Hồ Chí Minh 3491

Di tích cấp thành phố

Tòa đại sứ quán Mỹ

TP Hồ Chí Minh 3040

Di tích cấp quốc gia

Dinh Quận Hóc Môn

TP Hồ Chí Minh 2082

Di tích cấp quốc gia

KHU TƯỞNG NIỆM LIỆT SĨ NGÃ BA GIỒNG, DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA

TP Hồ Chí Minh 1991

Di tích cấp quốc gia

Bến Nhà Rồng - Bảo Tàng Hồ Chí Minh (Chi nhánh TP.HCM)

TP Hồ Chí Minh 1781

Di tích cấp quốc gia

Đặc khu quân sự Rừng Sác - TP Hồ Chí Minh

TP Hồ Chí Minh 1777

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi

TP Hồ Chí Minh 1775

Di tích quốc gia đặc biệt

Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại khu vực Ba Son

TP Hồ Chí Minh 1701

Di tích cấp quốc gia

Khu Di Tích Lịch Sử Bót Dây Thép

TP Hồ Chí Minh 1522

Di tích cấp quốc gia

Dinh Độc Lập

TP Hồ Chí Minh 1332

Di tích quốc gia đặc biệt

Điểm di tích nổi bật