Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Hầm giấu vũ khí biệt động sài gòn

Hầm giấu vũ khí biệt động sài gòn

Hầm chứa vũ khí đánh Dinh Độc Lập là một trong những cơ sở của biệt động thành nhằm chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Đây là căn nhà phố nằm trong một dãy có cùng cấu trúc mặt tiền, cửa sắt kéo. Chủ hộ là thầu khoán Trần Văn Lai (còn gọi là Năm Lai) sử dụng nhà vừa để xe ô-tô, vừa chứa vật liệu xây dựng. Căn nhà nằm gần đầu hẻm Trần Quí Cáp (ngày nay là ngõ Võ Văn Tần). Căn hộ được mua vào đầu năm 1967 theo sự thống nhất với người chỉ huy đơn vị của anh Năm Lai: ông Nguyễn Văn Trí, chính trị viên đơn vị Bảo Đảm thuộc Quân Khu Sài Gòn - Gia Định. Anh Năm Lai là cán bộ của đơn vị này, mua nhà xong Năm Lai bắt tay sửa chữa. Khoác lớp áo bên ngoài là thầu khoán mang tên Năm U - SOM (anh Năm thường vào cơ quan U - SOM của Mỹ để đấu thầu). Trong khi sửa chữa nhà anh bí mật thực hiện 1 kế hoạch của đơn vị giao: xây dựng hầm bí mật. Vì thế dưới nền nhà, bên trong buồng có hai hầm cạnh nhau. Mỗi hầm có đường cống lớn, vừa người chui, thông ra phía sau nhà. Hầm chứa vũ khí có kích thước dài 2m, ngang 1,2m, cao 2,5m; vách và nền hầm tô xi măng dầy để chống thấm. Riêng miệng hầm đích thân anh Năm tự tay lắp đặt. Nắp có chốt vặn. Dùng khoen đính chốt nhấc bổng nắp lên là có khoảng trống vừa một người chui xuống. Giữa năm 1967, hầm hoàn thành, được thông báo đến đơn vị Bảo Đảm (mang bí số J9 T - 700). Chỉ huy đơn vị sau khi thanh sát ra lệnh tiếp tục triển khai kế hoạch. Để chở một số lượng lớn, nhiều chủng loại vũ khí (súng ngắn, súng, đạn AK, B40, bộc phá... về địa điểm hầm bí mật cất dấu. Ngày 29 Tết Mậu Thân, tại xã Lộc Thuận, huyện Trảng Bàng (tỉnh Tây Ninh) đội 5 biệt động thực tập chuẩn bị cho cuộc tiến công. Sáng mùng 1 Tết, theo dòng người vui Xuân, các chiến sĩ đội 5 biệt động lần lượt dùng nhiều phương tiện đến tập hợp tại căn nhà trên đường Hoàng Đạo (nay là Trần Văn Đang), phường 11, quận 3. Chủ hộ cũng là một chiến sĩ biệt động tên Lê Tấn Quốc (bí danh Bảy Rau Muống). Lúc này toàn đội 5 biệt động 15 chiến sĩ trong đó có một nữ bí danh Chín Nghĩa, do Trương Hoàng Thanh chỉ huy. Đến 22 giờ đêm, theo kế hoạch, toàn đội 5 biệt động chuyển đến nhà Năm Lai trên 2 xe ô-tô của Lê Tấn Quốc. Hai ô-tô đậu trên đường Trần Quí Cáp, các chiến sĩ đội 5 xuống xe, vào nhà Năm Lai theo hai cửa trước và sau. Sau đó, theo sự chỉ huy của Ba Thanh, vài đội viên xuống hầm mang vũ khí, súng AK, lựu đạn và bộc phá lên, kiểm tra rồi đưa lên xe ô-tô đậu trong nhà. Lúc 1 giờ 30 sáng mùng 2 Tết, ta di chuyển đến gần dinh Độc Lập ở phía đường Nguyễn Du, lính gác địch phát hiện bắt dừng lại. Đoàn xe cứ tiến, chúng la lên báo động. Các chiến sĩ đi trên xe đầu tiên nổ súng diệt mấy tên này và dùng bộc phá để phá cổng cho xe chứa chất nổ lao vào, tiếc rằng bộc phá không nổ do trục trặc kỹ thuật. Tuy vậy tổ đột phá đã lọt vào được bên trong. Địch bắn xối xả, hai chiến sĩ hy sinh, số còn lại phải tạm lui, hai người bị thương. Địch từ các phía bên trong ập tới bịt kín các cổng. Đến 4 giờ sáng, thêm đội trưởng Trương Hoàng Thanh hy sinh. Gần sáng, điểm lại còn 8 người, anh em rút vào nhà số 56 Thủ Khoa Huân và tổ chức cố thủ trên lầu 3. Đói, mệt giữa vòng vây giặc, 8 chiến sĩ ngoan cường chiến đấu suốt cả ngày 31 tháng 1 năm 1968 tức mùng 2 Tết. Anh em chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, tháo súng, vứt bỏ, lại dùng gạch đá, gỗ chặn địch. Đồng chí Lê Tấn Quốc (Bảy Rau Muống) với khẩu AK làm nhiệm vụ chốt chặn ở cầu thang đã anh dũng hy sinh. (Liệt sĩ Lê Tấn Quốc được tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang). Sau trận tấn công vào Dinh Độc lập của biệt động Sài Gòn khiến kẻ thù run sợ, chúng tịch thu toàn bộ tài sản, truy lùng và treo giải thưởng 2 triệu đồng cho đầu của Trần Văn Lai. Toàn bộ gia đình ông phải rút ra khỏi Sài Gòn nhưng bản thân ông vẫn tiếp tục hoạt động và chỉ thị các cơ sở còn lại của Biệt động Thành tiếp tục củng cố và xây dựng lực lượng. Năm 1972 ông bị địch bắt và giam ở nhà tù chi khu Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) song chúng không hề biết đã bắt được người chiến sĩ biệt động đã góp công lớn trận đã đánh thẳng vào đầu não kẻ thù năm 1968. Căn nhà số 287 hẻm 70 Nguyễn Đình Chiểu đã được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia và do chính người chủ cũ của nó trở thành người trông giữ và bảo quản. Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân Quận 3, Tp Hồ Chí Minh

TP Hồ Chí Minh 1153 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá TP Hồ Chí Minh

Khu di tích Láng Le Bàu Cò

TP Hồ Chí Minh 5670

Di tích cấp thành phố

Tòa đại sứ quán Mỹ

TP Hồ Chí Minh 3686

Di tích cấp quốc gia

Dinh Quận Hóc Môn

TP Hồ Chí Minh 2850

Di tích cấp quốc gia

KHU TƯỞNG NIỆM LIỆT SĨ NGÃ BA GIỒNG, DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA

TP Hồ Chí Minh 2777

Di tích cấp quốc gia

Bến Nhà Rồng - Bảo Tàng Hồ Chí Minh (Chi nhánh TP.HCM)

TP Hồ Chí Minh 2557

Di tích cấp quốc gia

Khu Di Tích Lịch Sử Bót Dây Thép

TP Hồ Chí Minh 2459

Di tích cấp quốc gia

Đặc khu quân sự Rừng Sác - TP Hồ Chí Minh

TP Hồ Chí Minh 2380

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi

TP Hồ Chí Minh 2300

Di tích quốc gia đặc biệt

Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại khu vực Ba Son

TP Hồ Chí Minh 2232

Di tích cấp quốc gia

Đình Trường Thọ

TP Hồ Chí Minh 1963

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật