Chùa Ông (Chùa Phước Minh Cung)

Chùa Ông (Chùa Phước Minh Cung)

Phước Minh cung còn có các tên gọi khác là Chùa Quan Thánh đế hay Chùa Ông là cơ sở tín ngưỡng tiêu biểu của cộng đồng người Hoa trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Như tên gọi chùa Quan Thánh đế, vị thần chính được thờ tại Phước Minh cung là Quan Công, tức Quan Vũ hay Quan Vân Trường – viên tướng văn võ song toàn, nổi tiếng trung hiếu tiết nghĩa của lịch sử Trung Hoa thời Tam quốc. Cùng được phối tự với Quan Thánh đế tại Phước Minh Cung còn có Phước đức chính thần, Chúa sanh nương nương và hai vị tùy tướng của Quan Thánh đế là Quan Bình và Châu Xương. Phước đức chính thần trong quan niệm của người Hoa ở Trà Vinh là sự đồng nhất giữa Thổ công, Thần tài và Bổn đầu công. Riêng Bổn đầu công, hay còn gọi là ông Bổn là viên quan có tên Trịnh Tu Hòa – người được hoàng đế nhà Minh cử đi thương thuyết với triều đình các nước Đông Nam Á tạo điều kiện cho Hoa kiều làm ăn, sinh sống. Phước sanh nương nương hay còn gọi là Mẹ Thai sanh, trong quan niệm của người Hoa, là vị nữ thần cai quản việc sinh đẻ, nuôi dưỡng trẻ con. Phước Minh cung tọa lạc tại số 44 đường Điện Biên Phủ, Phường 3, thành phố Trà Vinh. Khuôn viên ngôi chùa rộng hơn 800 m2, chùa có kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc” (bên trong là chữ “Công”, vòng ngoài là chữ “Quốc”). Mặt bằng tổng thể gồm ba tòa nhà tiền điện, trung điện và chính điện song song nhau; dọc hai bên có hai dãy nhà Tả điện và Hữu điện đối diện nhau, tạo thành hình chữ “Khẩu”. Giữa các tòa nhà có sân thiên tĩnh và hành lang thông thương nhau. Toàn bộ các tòa nhà đều thiết kế theo tầng bậc và lợp ngói lưu ly. Mặt dựng đầu hồi trang trí bằng các đồ án truyền thống Trung Quốc như lưỡng long tranh châu, bát tiên, hoa lá, muông thú… Tiền điện có 16 trụ cột bằng gỗ lim sơn màu son, trong đó có 4 cột vuông trên tẩng đá tròn và 12 cột tròn trên tảng đá vuông, biểu trưng của âm dương hòa hợp. Tiền điện là nơi thờ Ngọc hoàng thượng đế ở án giữa cùng phối tự Tiên hiền – Hậu hiền hai bên tả hữu. Trung điện là tòa nhà nhỏ hình vuông, có bốn cột đều vuông trên táng đá tròn. Đây là nơi thiện nam tín nữ thập phương tề tựu chuẩn bị lễ vật cúng tế trước khi bước vào ngôi Chính điện. Chính điện là tòa nhà cân đối với Tiền điện với 16 cột tròn trên táng đá vuông. Ngôi chính điện được chia thành ba gian: – Gian trung tâm đặt án thờ Quan Thánh đế quân dưới bức đại hoành phi bằng chữ Hán “Càn khôn chính khí”. Ba pho tượng Quan Vân Trường ở giữa cùng Quan Bình, Châu Xương hầu hai bên với ngựa Xích thố bằng mây. – Gian trái đặt án thờ Chúa sanh nương nương dưới bức hoành phi “Tải sinh tải dục” bằng chữ Hán. – Gian phải đặt án thờ Phúc đức chính thần dưới bức hoành phi “Uy linh uy đức” bằng chữ Hán. Phước Minh cung thực sự là một “Bảo tàng mỹ thuật truyền thống” của cộng đồng người Hoa trên địa bàn Trà Vinh cũng như cả Nam bộ. Với các giá trị văn hóa về nghệ thuật kiến trúc, hội họa, điêu khắc, âm nhạc truyền thống cũng như vai trò của ngôi chùa trong đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng người Hoa, vai trò củng cố tình đoàn kết các dân tộc cùng cộng cư trên vùng đất Trà Vinh, Phước Minh cung đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia vào năm 2005. Nguồn: Du lịch Trà Vinh

Trà Vinh 134 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Trà Vinh

Di tích lịch sử cách mạng chùa Bào Môn

Trà Vinh 144

Di tích cấp tỉnh

Di tích lịch sử Bến tiếp nhận vũ khí Cồn Tàu

Trà Vinh 143

Di tích cấp quốc gia

Di tích chùa Teakhinasakor Ta Lôn

Trà Vinh 136

Di tích cấp quốc gia

Chùa Ông (Chùa Phước Minh Cung)

Trà Vinh 135

Di tích cấp quốc gia

Chùa Ông Mẹt

Trà Vinh 133

Di tích cấp quốc gia

Đền Thờ Bác Hồ

Trà Vinh 128

Di tích cấp quốc gia

DI TÍCH LỊCH SỬ CHÙA PHNÔ OM PUNG (SIRIVANSARÀMA)

Trà Vinh 127

Di tích cấp tỉnh

Chùa Giác Linh (Chùa Dơi)

Trà Vinh 122

Di tích cấp quốc gia

Di tích Miếu Tiền Vãng

Trà Vinh 120

Di tích cấp tỉnh

Di tích Phước Mỹ Tự

Trà Vinh 120

Di tích cấp tỉnh

Điểm di tích nổi bật