Di tích Miếu Tiền Vãng

Di tích Miếu Tiền Vãng

Miếu Tiền Vãng còn gọi là miếu Tiên Sư, tọa lạc trong khuôn viên trường Tiểu học Lê Văn Tám thuộc khóm 1, phường 1, thành phố Trà Vinh. Ngược dòng lịch sử khi thực dân Pháp vào Đông Dương rồi đặt chân lên đất Trà Vinh vấn đề đặt ra là họ cần có một số người biết tiếng Pháp, tiếng Việt phục vụ trong bộ máy chính quyền. Ban đầu họ tuyển chọn những người biết tiếng Pháp, tiếng Việt ở các nhà thờ công giáo, nhưng nhu cầu ngày càng nhiều, vì vậy nền giáo dục Pháp – Việt ra đời vào những năm cuối thế kỷ 19. Ngôi trường để đào tạo ở Trà Vinh là Ecole primaire Complementaire de Tra Vinh. Theo thời gian học sinh ngày một đông, ngôi trường cũng được mở rộng, nhiều thế hệ thầy cô giáo cũng đã ra đi vì bom đạn, khói lửa của chiến tranh. Năm 1943, với lòng tôn sư trọng đạo bằng sự tâm huyết của các vị giáo chức trong đó có công lao rất lớn của thầy Phạm Văn Lược, thầy Vương Hảo Thuận và thầy Võ Văn Hợi đề xuất và tiến hành xây dựng ngôi miếu thờ phụng các thầy cô giáo. Để có kinh phí xây dựng ngôi miếu, thầy Phạm Văn Lược và thầy Vương Hảo Thuận đã xin quan đầu tỉnh lúc bấy giờ cho tổ chức “Hội chợ phiên” trong khuôn viên của trường và xin giữ lại một phần kinh phí. Sau một thời gian gom góp, hai thầy đã cho khởi công xây dựng ngôi miếu theo bản thiết kế của thầy Võ Văn Hợi. Sau gần nửa năm thi công đến cuối năm 1943 ngôi miếu được hoàn thành. Tọa lạc giữa sân trường là ngôi miếu nhỏ quay mặt về hướng Nam. Kết cấu ngôi miếu theo kiểu tứ trụ đâm chái, khung sườn chịu lực, cửa vách đều bằng gỗ. Mái lợp ngói âm dương tiểu đại, bịt đầu mái là loại ngói có tráng men màu xanh ngọc dạng cánh sen. Nền miếu lát gạch. Đặc biệt, hai bên tả hữu ngôi miếu còn có hai giàn trống chiêng. Bên tả là giá trống, bên hữu là giá chiêng. Giá trống chiêng thiết kế theo kiểu nhị long cửu đao. Cửa miếu treo tấm biển đại tự ký ức bất vong viết bằng chữ Hán. Trong miếu, ngay giữa là bàn thờ, phía sau là tấm bia đá. Tấm bia đá này trước kia có đính tên 139 thầy cô giáo, có cả giáo viên người Pháp, người Việt, người Hoa, người Khmer đã có công trong sự nghiệp giáo dục và đã qua đời, nhưng hiện nay những bảng đồng đính vào bia không còn, chỉ sưu tầm được một số danh tính thầy cô. Cũng như nhiều công trình khác, thời gian đồng hành với hư hỏng. Từ ngày xây dựng đến nay, ngôi miếu đã qua ba lần trùng tu, sửa chữa nhưng vẫn giữ nguyên dáng vẻ ban đầu. Miếu Tiền Vãng biểu trưng độc nhất vô nhị trên đất Trà Vinh – biểu trưng của lòng tôn sư trọng đạo, nơi ghi công, tôn vinh các thế hệ thầy cô giáo có công trong sự nghiệp giáo dục, được Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh công nhận là di tích lịch sử văn hóa ngày 10/12/2004. Nguồn: Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Trà Vinh

Trà Vinh 846 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh

Mở cửa

Khám Phá Trà Vinh

Chùa Giác Linh (Chùa Dơi)

Trà Vinh 878

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử cách mạng chùa Bào Môn

Trà Vinh 866

Di tích cấp tỉnh

Chùa Ông Mẹt

Trà Vinh 852

Di tích cấp quốc gia

Di tích Miếu Tiền Vãng

Trà Vinh 847

Di tích cấp tỉnh

Di tích lịch sử Bến tiếp nhận vũ khí Cồn Tàu

Trà Vinh 841

Di tích cấp quốc gia

DI TÍCH LỊCH SỬ CHÙA PHNÔ OM PUNG (SIRIVANSARÀMA)

Trà Vinh 840

Di tích cấp tỉnh

Chùa Ông (Chùa Phước Minh Cung)

Trà Vinh 832

Di tích cấp quốc gia

Di tích chùa Teakhinasakor Ta Lôn

Trà Vinh 832

Di tích cấp quốc gia

Đền Thờ Bác Hồ

Trà Vinh 814

Di tích cấp quốc gia

Di tích Phước Mỹ Tự

Trà Vinh 763

Di tích cấp tỉnh

Điểm di tích nổi bật