Di tích Phước Mỹ Tự

Di tích Phước Mỹ Tự

Di tích chùa Phước Mỹ thuộc ấp Bến Chùa, xã Hiệp Mỹ Tây, huyện Cầu Ngang. Chùa Phước Mỹ còn gọi là chùa Cây Quăn hay chùa Bà Sở. Gọi là chùa Cây Quăn là vì trước đây bên bờ sông phía trước chùa có cây quăn lớn nên bà con lấy đặc điểm này gọi tên chùa. Gọi là chùa Bà Sở vì ngôi chùa do bà Phạm Thị Đồ còn gọi là Bà Sở một lưu dân người Gò Công về đây lập nghiệp tạo dựng vào năm 1886. Ngôi chùa tọa lạc trong khuôn viên rộng hơn 1 hécta, phía trước là sông Thâu Râu. Bến sông trong kháng chiến là Khu Căn cứ Tỉnh ủy (Khu Căn cứ Ấp 5, Mỹ Long). Cách chùa khoảng 500m về phía Nam là khu Căn cứ Huyên ủy (Khu Căn cứ Rẫy Tiều). Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, ngôi chùa là cơ sở của cách mạng, là địa điểm dừng chân đóng quân của nhiều đơn vị. Các nhà sư, phật tử hết lòng đùm bọc, chở che và đóng góp tiền của phục vụ kháng chiến. Mọi người luôn tin tưởng vào Đảng vào sự nghiệp cách mạng, vì vậy nơi đây là chỗ dựa để Huyện ủy Cầu Ngang xây dựng khu căn cứ kháng chiến. Ngay khi Chi bộ Hiệp Mỹ ra đời, Chi bộ đã chọn chùa là một trong những địa điểm hội họp, tuyên truyền phát động các phong trào đấu tranh và được quần chúng nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ. Sau khởi nghĩa Nam Kỳ phong trào cách mạng lắng xuống, chùa Bà Sở đón đồng chí Tám Sự được trên điều về vào trụ trì chùa nhằm che mắt địch hoạt động gầy dựng lại cơ sở. Đồng chí được bà con phật tử nuôi chứa, chở che. Trong công cuộc “Trường kỳ kháng chiến” để khống chế phong trào cách mạng trong vùng, tháng 6/1951 thực dân Pháp đưa bọn Leon Leroy từ Bến Tre sang dùng tàu theo sông Thâu Râu vào đóng đồn tại chùa Bà Sở. Nhưng chỉ một tháng sau với sự hỗ trợ của bà con phật tử, Đại đội 380 của ta đã tập kích đồn làm địch thương vong nặng. Bước sang giai đoạn chống Mỹ chùa Bà Sở tiếp tục là trụ sở, là địa điểm dừng chân đóng quân của nhiều cơ quan như: Huyện đội, hậu cần, dân y, công trường huyện, Xã ủy, Huyện ủy, Tỉnh ủy… Cũng tại chùa, ngày 5/12/1974 đồng chí Nguyễn Trường Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, chính trị viên tỉnh đội tổ chức cuộc họp với Thường vụ Huyện ủy, ban chỉ huy các Tiểu đoàn 501, 512, 509 triển khai kế hoạch giải phóng nông thôn, giải phóng Cầu Ngang. Vì nằm trong vùng căn cứ lại là địa điểm đóng quân của ta, cho nên trong kháng chiến ngôi chùa cũng là mục tiêu càn quét, bắn phá của địch. Nhiều lần chùa bị bom đạn làm hư hỏng, có giai đoạn địch chiếm chùa làm trụ sở. Thế nhưng các sư và phật tử vẫn tin tưởng vào Đảng, bất chấp hy sinh đùm bọc, chở che bảo vệ cơ sở cách mạng. Chính nơi đây đã khởi xướng nhiều phong trào đấu tranh chính trị, phong trào bao vây bức rút đồn bót, phong trào phá ấp chiến lược. Ngoài ra, nhà chùa và bà con phật tử cũng đóng góp nhiều của cải cho cách mạng. Với những thành tích đó, ngày 10/12/2004, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh công nhận chùa Phước Mỹ (chùa Bà Sở) là di tích lịch sử cấp tỉnh. Nguồn: Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Trà Vinh

Trà Vinh 119 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh

Mở cửa

Khám Phá Trà Vinh

Di tích lịch sử cách mạng chùa Bào Môn

Trà Vinh 144

Di tích cấp tỉnh

Di tích lịch sử Bến tiếp nhận vũ khí Cồn Tàu

Trà Vinh 142

Di tích cấp quốc gia

Di tích chùa Teakhinasakor Ta Lôn

Trà Vinh 136

Di tích cấp quốc gia

Chùa Ông (Chùa Phước Minh Cung)

Trà Vinh 134

Di tích cấp quốc gia

Chùa Ông Mẹt

Trà Vinh 133

Di tích cấp quốc gia

Đền Thờ Bác Hồ

Trà Vinh 127

Di tích cấp quốc gia

DI TÍCH LỊCH SỬ CHÙA PHNÔ OM PUNG (SIRIVANSARÀMA)

Trà Vinh 127

Di tích cấp tỉnh

Chùa Giác Linh (Chùa Dơi)

Trà Vinh 122

Di tích cấp quốc gia

Di tích Miếu Tiền Vãng

Trà Vinh 120

Di tích cấp tỉnh

Di tích Phước Mỹ Tự

Trà Vinh 120

Di tích cấp tỉnh

Điểm di tích nổi bật