Chùa Phước Hậu

Chùa Phước Hậu

Chùa Phước Hậu tọa lạc tại ấp Đông Hậu, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Đây là ngôi cổ tự tổ đình Phật giáo dòng Lâm Tế, phái Chúc Thánh, đồng thời nổi tiếng với công trình vườn kinh bằng đá độc đáo, có một không hai ở Miền Tây. Khởi nguyên, chùa Phước Hậu chỉ là một chiếc am tranh. Năm 1894, mọi người trong làng cùng nhau xây dựng am tranh thành một ngôi chùa sườn gỗ, mái ngói âm dương, vách ván, nền gạch. Ngôi chùa này là một dạng chùa làng nên được đặt tên là chùa Đông Hậu. Năm 1910 đổi hiệu chùa Đông Hậu thành Phước Hậu, tăng ni tín đồ đến quy y thọ giới ngày thêm đông. Trong giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc, chùa Phước Hậu còn là nơi nuôi chứa cán bộ cách mạng ngay trong lúc khó khăn nguy hiểm nhất. Nhiều tu sĩ tu học ở chùa, đã tuân lời dạy dỗ của các vị Hòa thượng nghe theo lời kêu gọi của Tổ quốc, đã “cởi áo cà sa, khoác áo chiến bào”. Ðây là một di tích có tầm quan trọng đặc biệt đối với lịch sử Phật giáo Việt Nam thế kỷ 20 cũng như lịch sử Cách mạng của tỉnh Vĩnh Long và khu Tây Nam Bộ thời chiến tranh. Sau nhiều lần trùng tu, xây mới, chùa Phước Hậu hiện nay gồm nhiều công trình như chánh điện, trung điện, hậu tổ, tàng kinh các, hệ thống bảo tháp… Trừ chánh điện là công trình xây mới năm 1962 bằng vật liệu hiện đại theo mô hình kiến trúc kết hợp Đông – Tây, các công trình khác là các bộ phận của ngôi chùa cũ, có từ năm 1894. Chánh điện chùa Phước Hậu hình chữ “sơn”, nhìn xuống dòng sông. Mặt tiền chùa xây theo kiểu cổ lầu, giữa trang trí mô hình ngôi tháp bảy tầng cao chót vót. Nội điện khá rộng, bàn thờ giữa đặt tượng đức Phật Thích Ca dạng tọa thiền cùng với tượng Thái tử Tất Đạt Đa sơ sinh và bộ Tam tôn (Quan Âm, Di Đà, Thế Chí). Hai bên tả hữu ban có hai bàn thờ. Ở đây có nhóm tượng rất quý của ngôi chùa Đông Hậu xưa còn giữ được như tượng Tiêu Diện đại sĩ, Hộ Pháp, Địa Tạng, Chuẩn Đề và bộ tượng La Hán đều bằng gỗ hoặc bằng gốm Cây Mai. Chùa có vườn kinh đá rất độc đáo, là những bài kinh khắc trên đá rất công phu. Vườn kinh pháp cú gồm 213 phiến đá màu xanh kích thước 0,4×0,6m, khắc 423 bài kinh trên 2 mặt, ngoài ra còn có một bài thơ nói về đại ý của bộ kinh pháp cú, 1 bài nói về công hạnh của người tu, phật tử và một phiến đá khắc hình Hòa thượng Thích Minh Châu. Các phiến đá được sắp xếp bố cục mô phỏng lá bồ đề xòe ra theo tám hướng, tượng trưng Bát chánh đạo. Trung tâm vườn là ngọn núi có bốn tượng Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngoài ra còn có Vườn kinh A Di Đà và Vườn kinh Bắc Truyền trích diễm. Vườn kinh A Di Đà có 31 phiến đá được bố cục theo một dãy hồ nhỏ trồng sen hình chữ S, tượng trưng nước Việt. Mỗi miền Bắc, Trung, Nam có một phiến đá đặt giữa hồ ghi ngôi chùa biểu trưng, thêm những hòn giả sơn biểu tượng như núi Yên Tử, Thất Sơn… Các bài kinh ở vườn kinh này được dịch theo thể thơ lục bát. Chùa còn có một số phiến đá khắc thêm tiếng Anh cạnh tiếng Việt để khách du lịch nước ngoài hiểu được khi đến tham quan và nhiều phiến đá khắc chữ tâm, nhẫn, những lời răn dạy của đạo Phật rất độc đáo… Chùa Phước Hậu được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia ngày 25/01/1994. Nguồn: Du lịch Vĩnh Long

Vĩnh Long 968 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Vĩnh Long

Chùa Phước Hậu

Vĩnh Long 969

Di tích cấp quốc gia

Tượng đài Đốc binh Lê Cẩn và Nguyễn Giao

Vĩnh Long 967

Di tích cấp quốc gia

Khu lưu niệm Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa

Vĩnh Long 938

Di tích cấp quốc gia

Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều bát

Vĩnh Long 923

Di tích cấp quốc gia

Thánh tịnh Ngọc Sơn Quang

Vĩnh Long 886

Di tích cấp quốc gia

Chùa Tiên Châu

Vĩnh Long 883

Di tích cấp quốc gia

Đình Tân Hoa

Vĩnh Long 869

Di tích cấp quốc gia

Khu lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng

Vĩnh Long 855

Di tích cấp quốc gia

Văn Thánh Miếu Vĩnh Long

Vĩnh Long 849

Di tích cấp quốc gia

Khu tưởng niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Vĩnh Long 842

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật