Tượng đài Đốc binh Lê Cẩn và Nguyễn Giao

Tượng đài Đốc binh Lê Cẩn và Nguyễn Giao

Tượng đài Lê Cẩn- Nguyễn Giao được xây năm 2004 tại ngã ba An Nhơn, thị trấn Vũng Liêm, có chiều cao 7,5m, chất liệu đồng, nặng 21,5 tấn. Tượng được xây dựng nhằm tưởng niệm 2 anh hùng dân tộc là Đốc binh Lê Cẩn và Nguyễn Giao trong buổi đầu lịch sử đấu tranh chống thực dân Pháp. Ngày 20/6/1867, Pháp đánh chiếm Vĩnh Long lần thứ hai, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Vĩnh Long vùng lên tổ chức nhiều cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm. Đầu tiên có nhóm Đàng cựu (là nhóm quan triều đoàn kết khởi binh), rồi đến hai con của Phan Thanh Giản là Phan Tôn và Phan Liêm phất cờ phản kháng, nhưng lần lượt thất bại…Trước sự đàn áp của quân xâm lăng, lòng dân yêu nước càng sôi máu căm hờn, khoảng năm 1872 cuộc khởi nghĩa ở Vũng Liêm bừng dậy, lãnh đạo phong trào kháng Pháp này là Lê Cẩn và Nguyễn Giao. Lê Cẩn và Nguyễn Giao đều xuất thân là nông dân, nhưng có ít nhiều học thức, lại có tấm lòng yêu nước nồng nàn, nên khi hai ông đứng lên kêu gọi nhân dân kháng Pháp đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của nông dân và sĩ phu quanh vùng. Vào một đêm của năm Nhâm Thân (1872), thực hiện chiến lược của Lê Cẩn- Nguyễn Giao, Phó Mai kéo nhóm dân quân chừng vài ba mươi người đánh phá chợ quận Vũng Liêm, giết chủ quận tên Thực và 6 tên lính. Sau chiến thắng vang dội này, quân Pháp tiến hành đàn áp dữ dội và chúng đưa đốc phủ Tôn Thọ Tường đến trấn nhậm Vũng Liêm thay tên chủ quận đã bị nghĩa binh hạ sát, ngoài ra còn có tên tham biện Alix Salicetti nổi tiếng nham hiểm đi cùng, nhưng lực lượng kháng chiến không nao núng, tạm thời rút lui, ẩn náu chờ thời cơ phản kích. Để tiêu diệt tên Salicetti, Lê Cẩn nghĩ ra kế trá hàng, dụ địch vào bẫy phục kích của nghĩa quân tại Cầu Vông. Ngày 15/2/1872, Salicetti dẫn đoàn tùy tùng đến Vũng Liêm gặp nghĩa quân. Khi đến Cầu Vông, Đốc binh Lê Cẩn vừa thấy Salicetti ngồi ngựa đến gần đầu cầu liền chống tầm vông nhảy vọt qua, ôm Salicetti vật ngã xuống đất. Vào lúc ấy, tiếng trống trận vang rền, Nguyễn Giao kéo nghĩa quân chặn đường rút lui của lính Pháp và giết trên 10 tên. Trong khi đó, Đốc binh Lê Cẩn và Salicetti ôm vật nhau rơi xuống sông và cùng chết dưới nước. Nguyễn Giao lấy thủ cấp Salicetti và cùng dân, quân chôn cất Đốc binh Lê Cẩn bên một mé rừng. Sau đó, tên tổng đốc Trần Bá Lộc đem theo quân bắt và giết hết dân trong ấp. Thây người lấp cả “Vũng Linh” (nay đọc trại ra là Vũng Liêm), nhà cửa nhân dân cũng bị đốt sạch. Nguyễn Giao tiếp tục kháng Pháp, nhưng đại sự không thành, ông bị giặc bắn thác tại sông Cổ Chiên và thây người chí sĩ trẻ tuổi bị trôi mất tích. Tuy hai anh hùng, chí sĩ đã hy sinh, nhưng tên tuổi của Đốc binh Lê Cẩn- Nguyễn Giao vẫn sống mãi với sử sách, được các thế hệ hôm nay lưu nhớ. Nguồn: Du lịch Vĩnh Long

Vĩnh Long 969 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Vĩnh Long

Chùa Phước Hậu

Vĩnh Long 971

Di tích cấp quốc gia

Tượng đài Đốc binh Lê Cẩn và Nguyễn Giao

Vĩnh Long 970

Di tích cấp quốc gia

Khu lưu niệm Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa

Vĩnh Long 940

Di tích cấp quốc gia

Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều bát

Vĩnh Long 925

Di tích cấp quốc gia

Thánh tịnh Ngọc Sơn Quang

Vĩnh Long 887

Di tích cấp quốc gia

Chùa Tiên Châu

Vĩnh Long 885

Di tích cấp quốc gia

Đình Tân Hoa

Vĩnh Long 871

Di tích cấp quốc gia

Khu lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng

Vĩnh Long 858

Di tích cấp quốc gia

Văn Thánh Miếu Vĩnh Long

Vĩnh Long 851

Di tích cấp quốc gia

Khu tưởng niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Vĩnh Long 844

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật