Khu ủy Tây Bắc

Khu ủy Tây Bắc

Địa điểm Khu ủy Tây Bắc thuộc bản Chanh, xã Phù Nham, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái cách huyện lỵ Văn Chấn 12km về phía Đông, cách thành phố Yên Bái 80km về phía Đông Bắc. Nơi đặt trụ sở của Khu ủy Tây Bắc từ tháng 11/1953 đến cuối năm 1954 là bản Chanh, xã Phù Nham, huyện Văn Chấn. Trước đây bản Chanh được gọi là bản Chanh Quân, song do mật độ dân cư ngày càng đông nên bản Chanh Quân được tách thành hai bản là bản Quân và bản Chanh. Vào thế kỷ XIX, khoảng năm 1873 khi giặc cờ Vàng (tàn quân của phong trào khởi nghĩa nông dân Thái Bình Thiên Quốc - Trung Quốc) do Dịp Tài (theo cách đọc của người Thái, còn tên chính thức được ghi trong sử sách là Diệp Tài) cầm đầu kéo quân vào xâm chiếm đất Mường Lò, dân Phù Nham đã anh dũng đứng lên theo lời kêu gọi của vị thủ lĩnh người Thái là Cầm Ngọc Hánh chống lại giặc cờ Vàng. Năm 1875 - 1896 hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, phong trào chống Thực dân Pháp do Nguyễn Quang Bích chỉ huy đã phát triển nhanh chóng. Ở Yên Bái đã hình thành các trung tâm hoạt động của nghĩa quân tại các vùng Đại Lịch, lòng chảo Mường Lò... trong thời gian đó, nhân dân các dân tộc tại các địa điểm trên đã đoàn kết một lòng cùng nghĩa quân chống lại bọn xâm lược và nhân dân xã Phù Nham cũng nhiệt tình tham gia những hoạt động đó. Để chuẩn bị giải phóng khu Tây Bắc khỏi sự chiếm đóng của thực dân Pháp, tháng 5/1952 Trung ương Đảng và Hồ Chủ Tịch quyết định 4 tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu và Sơn La tách khỏi Liên khu Việt Bắc và dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của khu XX (tiền thân của Khu ủy Tây Bắc). Giữa năm 1953, Trung ương điều động đồng chí Trần Quyết - Bí thư Tỉnh ủy Sơn La bổ sung vào Khu ủy, giám đốc công an khu Tây Bắc, ông Lò Văn Mười - Ủy viên ban hành chính kháng chiến tỉnh Sơn La về nhận công tác ở Khu. Tháng 5/1952, trụ sở khu XX đóng tại làng Đồng Lý huyện Yên Bình, tỉnh Tuyên Quang (nay thuộc tỉnh Yên Bái). Ngày 14/10/1952, chiến dịch Tây Bắc bắt đầu, chỉ trong vòng mười ngày ta đã giải phóng được một vùng rộng lớn bên tả ngạn sông Đà gồm các huyện Văn Chấn, Than Uyên (Yên Bái), Phù Yên và một phần huyện Quỳnh Nhai (Sơn La); sau đó bộ đội ta mở đợt hai chiến dịch Tây Bắc, đến cuối tháng 12/1952 giải phóng phần lớn Tây Bắc (trừ cứ điểm Nà Sản và thị xã Lai Châu). Để việc lãnh đạo được sâu sát hơn, tháng 11/1952 khu XX đã chuyển trụ sở về đóng tại xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (Thác Thiến - km 28, đường 13A). Đầu năm 1953, ta mở đường 13A từ Ba Khe sang nối với đường 41 (Hà Nội đi Sơn La - Lai Châu) ở Cò Nòi để chuẩn bị lực lượng tấn công tập đoàn cứ điểm Nà Sản. Thấy nguy cơ bị tấn công nên giặc Pháp bí mật rút bỏ cứ điểm Nà Sản (tháng 5 năm 1953) để bảo toàn lực lượng. Tháng 11/1953, Khu ủy Tây Bắc đã chuyển toàn bộ các cơ quan của Khu ủy vào đóng rải rác tại các bản làng của xã Phù Nham, huyện Văn Chấn. Đến nay, do yêu cầu mới của cách mạng và đất nước, mặc dù Khu ủy Tây Bắc không còn tồn tại nữa, song địa danh bản Chanh, xã Phù Nham - nơi Khu ủy chọn đặt trụ sở làm việc, lãnh đạo phong trào cách mạng của bốn tỉnh Tây Bắc đã trở thành một địa danh khắc sâu vào tâm trí và tình cảm của những thế hệ cán bộ, nhân dân đã trực tiếp tham gia hoạt động, phục vụ kháng chiến. Ngày 27/8/2012, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã công nhận địa danh Khu ủy Tây Bắc, xã Phù Nham, huyện Văn Chấn là di tích cấp Quốc gia. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái

Yên Bái 1089 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Yên Bái

Nơi thành lập đội du kích Khau Phạ

Yên Bái 1247

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử Bến Âu Lâu

Yên Bái 1233

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích lịch sử Nguyễn Thái Học

Yên Bái 1232

Di tích cấp quốc gia

Căng và Đồn Nghĩa Lộ

Yên Bái 1200

Di tích cấp quốc gia

Đền Đông Cuông

Yên Bái 1180

Di tích cấp quốc gia

Chiến khu Vần

Yên Bái 1118

Di tích cấp quốc gia

Lễ đài sân vận động thành phố Yên Bái

Yên Bái 1105

Di tích cấp quốc gia

Khu ủy Tây Bắc

Yên Bái 1090

Di tích cấp quốc gia

Đèo Lũng Lô

Yên Bái 1090

Di tích cấp quốc gia

Đền Nhược Sơn

Yên Bái 1081

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật