Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Nơi thành lập đội du kích Khau Phạ

Nơi thành lập đội du kích Khau Phạ

Đội du kích Khau Phạ (xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải) được thành lập vào tháng 10 năm 1946 tại bản Trống Tông Khúa trên đỉnh đèo Khau Phạ (trước đó vốn là một đội vũ trang được ra đời từ năm 1944 của đồng bào Hmông để chống lại sự đàn áp bóc lột của bọn thống trị, rồi sau trở thành đội vũ trang chống lại bọn Quốc dân đảng). Ban đầu lực lượng chỉ có 7 đội viên, vũ khí chỉ có 3 khẩu súng tự tạo là súng kíp, dao nhọn và cung nỏ. Trải qua một thời gian chiến đấu, đội du kích phát triển rất nhanh về quân số, lên 30 người, 50 người rồi khi đông nhất lên tới hơn 200 đội viên, lực lượng tham gia hầu hết là người dân địa phương (người Hmông). Đây là một di tích nằm trên vùng đồi núi hiểm trở, trải dài và rộng từ chân đèo Cao Phạ lên đỉnh đèo (dài trên 20km). Địa bàn hoạt động của đội du kích rộng, có nhiều địa điểm trong đó có ba địa điểm trọng yếu nhất, diễn ra những sự kiện quan trọng trong suốt gần 8 năm hoạt động của đội du kích Khau Phạ. Đó là: Bản Trống Tông Khúa - nơi thành lập đội du kích Khau Phạ;. nhà của ông Lý Nủ Chu - cơ sở cách mạng của Đội du kích Khau Phạ (bản Lìm Mông) và Hang Dơi - địa điểm phục kích Pháp dưới chân đèo Khau Phạ, năm 1948. Trong suốt những năm hoạt động (1946 - 1952), đội du kích đã chặn đánh nhiều trận, gây cho Pháp nhiều khó khăn, tổn thất. Được ra đời từ năm 1946, Đội vừa tổ chức huấn luyện vừa làm nhiệm vụ canh gác bảo vệ nhân dân, bảo vệ sản xuất tại đỉnh đèo vừa dựa vào địa thế núi rừng hiểm trở, phối hợp với bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương anh dũng đánh giặc, lập nhiều chiến công xuất sắc. Ngày 8-10-1947, địch càn quét đánh phá Khau Phạ. Dưới sự chỉ huy của đồng chí Đội trưởng Lý Nủ Chu, đội du kích đã dùng lực lượng nhỏ đánh trả, làm chết một tên quan 2 và bị thương nhiều tên lính Pháp, buộc địch phải bỏ dở cuộc hành quân. Trong giai đoạn 1947-1949, đội du kích đã nhiều lần nhịn đói, nhịn khát, sống trên rừng, ăn củ nâu, củ mài, quyết chiến đấu với giặc. Chính trong những năm tháng gian khổ này, Đội đã lập được nhiều thành tích rất đáng ghi nhận. Tiêu biểu là trận Nậm Khắt, đội du kích đã phục kích, bắn chạy toán loạn 1 đại đội của địch, thu gọn 2 khẩu súng. Tiếp đó là hai trận liên tiếp ở Gia Hội và Tú Lệ, đội du kích đã phối hợp với bộ đội đuổi đánh địch, thu được 2 khẩu súng, nhiều mìn và lựu đạn. Tháng 3/1948, đội du kích đã phối hợp với Đội xung phong Quyết Tiến do đồng chí Hồng Quân và Lý Bạch Luân phụ trách, tổ chức phục kích chặn đánh địch trên đoạn đường Tú Lệ - Gia Hội, thu được 3 súng trường và một số đạn dược. Cuối tháng 3-1948, Liên khu ủy và Bộ Tư lệnh Liên khu 10 quyết định mở chiến dịch Nghĩa Lộ, riêng đội du kích Khau Phạ đã phối hợp với đại đội 520 và đội xung phong Quyết Tiến đánh đồn Tú Lệ, bắt sống tên Bang tá Lò Văn Inh (chỉ huy đồn), đồng thời làm tan rã đơn vị lính dõng gồm 27 tên, thu 2 súng máy, gần 20 súng trường và một số vũ khí khác. Sau chiến thắng này, đội được trang bị thêm 50 khẩu súng. Từ năm 1949, nhận thấy sự lợi hại của Đội du kích Khau Phạ, địch ngày càng khủng bố hơn, chúng ra sức tập trung dân, kiểm soát chặt chẽ địa hình. Vì vậy, hoạt động của đội gặp nhiều khó khăn: thiếu lương thực, thực phẩm, đạn dược, mất hoàn toàn liên lạc với Đảng, với chính quyền, với quân đội nhưng vẫn tuyệt đối trung thành, kiên trì và chiến đấu liên tục. Sau năm 1951, Pháp đánh phá dữ dội các cơ sở của ta trong vùng hậu địch, hầu hết các cơ sở đều bị tan rã. Nhưng với lòng quả cảm, kiên cường bám trụ, Đội du kích Khau Phạ vẫn duy trì cuộc chiến đấu gây cho địch nhiều tổn thất. Đội đã trở thành một điểm nối quan trọng nằm ở cửa ngõ Mù Cang Chải, nối các cơ sở cách mạng trong vùng với hai đầu Nghĩa Lộ-Than Uyên. Tháng 10-1952, Bộ Tổng tư lệnh mở chiến dịch Tây Bắc nhằm giải phóng Phân khu Nghĩa Lộ và các tiểu khu Than Uyên, Phù Yên, Sơn La. Ngày 16 tháng 10 năm 1952, địch cho nhảy dù một tiểu đoàn xuống Tú Lệ, Cao Phạ nhưng đã bị đội du kích phối hợp với bộ đội chủ lực tiêu diệt, truy kích. Ngày 15 tháng 10 năm 1952, Than Uyên được giải phóng. Ngày 18 tháng 10 năm 1952, địch thất bại thảm hại ở Phân khu Nghĩa Lộ và tìm đường tháo chạy sang Sơn La, tàn quân địch đi qua Cao Phạ đã bị lực lượng du kích truy kích, tiêu diệt. Mù Cang Chải được hoàn toàn giải phóng khỏi ách chiếm đóng của thực dân Pháp. Ngày 27/8/2012, nơi thành lập đội du kích Khau Phạ đã được Bộ Văn Hoá Thể Thao & Du Lịch công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái

Yên Bái 1528 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Yên Bái

Khu di tích lịch sử Nguyễn Thái Học

Yên Bái 1554

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử Bến Âu Lâu

Yên Bái 1552

Di tích cấp quốc gia

Nơi thành lập đội du kích Khau Phạ

Yên Bái 1529

Di tích cấp quốc gia

Căng và Đồn Nghĩa Lộ

Yên Bái 1487

Di tích cấp quốc gia

Lễ đài sân vận động thành phố Yên Bái

Yên Bái 1463

Di tích cấp quốc gia

Đền Đông Cuông

Yên Bái 1455

Di tích cấp quốc gia

Chiến khu Vần

Yên Bái 1415

Di tích cấp quốc gia

Đền Nhược Sơn

Yên Bái 1362

Di tích cấp quốc gia

Khu ủy Tây Bắc

Yên Bái 1344

Di tích cấp quốc gia

Đèo Lũng Lô

Yên Bái 1318

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật