Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel
Tải ứng dụng 63Stravel
Không chỉ là danh lam thắng cảnh nức tiếng gần xa, đây là còn những địa danh linh thiêng và là trung tâm hành hương của đại đa số người dân ở Nam Bộ. Hãy nghe Mỹ Ngọc Hà Nội một travel blogger nổi tiếng bật mí .
Nam Bộ - vùng đất của những con sông trĩu nặng phù sa, của cánh đồng bạt ngàn lúa chín, thiên nhiên đã ưu ái cho Nam Bộ những điều kiện thuận lợi để người dân sinh sôi và phát triển. Không chỉ nổi tiếng với những dòng sông đã đi vào lời ca tiếng hát, vùng đất phía Nam còn nổi danh khắp đất nước vì tập trung nhiều tín đồ Phật giáo và những ngọn núi linh thiêng. Hãy cùng điểm qua ba ngọn núi nổi tiếng nhất với khách hành hương ngay sau đây nhé!
Núi Bà Đen
Núi Bà Đen được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Nam Bộ” vì sở hữu chiều cao 986m so với mực nước biển, thuộc địa phận thành phố Tây Ninh. Với lịch sử hình thành lâu đời cùng quần thể kiến trúc Phật giáo độc đáo, núi Bà Đen trở thành địa điểm gửi gắm, bày tỏ lòng tin của các tín đồ Phật giáo ở khu vực phía Nam.
Phóng tầm mắt từ phía xa, giữa những tầng mây bồng bềnh, hàng cây xanh mướt và dãy núi hùng vĩ, núi Bà Đen như ẩn như hiện, sừng sững giữa đất trời phương Nam.
Thời gian lý tưởng để du khách ghé thăm và du lịch núi Bà Đen rơi vào tháng 11 đến tháng 5 âm lịch năm sau. Vào những ngày trong tháng Giêng, là lúc các lễ hội ở phía Nam diễn ra vô cùng nhộn nhịp, thu hút đông đảo du khách.
Đến núi Bà Đen, bạn có thể trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị như đi cáp treo để lên đến đỉnh núi. Nhìn từ cabin, bạn có thể bao quát cả vùng đồi núi tuyệt đẹp. Chi phí để đi cáp treo dao động từ 5 đến 600k cho vé khứ hồi. Khi lên đến đỉnh núi, bạn sẽ tiếp tục chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc mang ý nghĩa tâm linh tô điểm thêm vẻ đẹp kỳ diệu cho khu du lịch. Nổi bật trong số đó phải kể đến tượng Phật Thích Ca Mâu Ni niết bàn được đặt trên một bệ được điêu khắc phù điêu tinh xảo. Kế đến là Linh Sơn Thạch Tự hay còn được gọi với cái tên Chùa Bà, gắn bó chặt chẽ trong đời sống tâm linh của cư dân địa phương suốt mấy trăm năm qua. Một công trình nổi bật không kém khác là Trụ Kinh Bát Nhã được đặt dưới lòng đất, với 1200 chữ kinh được dát vàng chạy dọc trên thân trụ. Công trình này không chỉ là điểm tham quan mà còn là nơi thuyết giáo, diễn ra các nghi lễ Phật giáo long trọng.
Nơi cao nhất của đỉnh núi (ảnh sưu tầm)
Núi Cấm
An Giang từ lâu còn được gọi là vùng Thất Sơn, đây được xem là một vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ ở phía Tây Nam Tổ Quốc. Giữa những đồng bằng được phù sa bồi tụ qua hàng ngàn năm, vùng Thất Sơn như rẽ mây trời tạo thành một hình cánh cung nổi bật. Đây cũng được xem là vùng đất linh thiêng và huyền bí nhất đồng bằng sông Cửu Long.
Núi Cấm thuộc địa phận tỉnh Điện Biên, cao hơn 700m so với mực nước biển. Nằm trong Thất Sơn, núi Cấm là ngọn núi cao nhất, còn được gọi là “nóc nhà đồng bằng sông Cửu Long”. Sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc truyền thống mang đậm dấu ấn tôn giáo với nét đẹp hiện đại qua bàn tay nhào nặn tài hoa của con người đã biến vùng núi từng bị xem là vùng đất cấm trở thành địa điểm thu hút du khách bậc nhất An Giang.
Đến thăm khu du lịch lâm viên núi Cấm bạn sẽ được chiêm ngưỡng tượng phật Di Lặc được sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là tượng Phật cao nhất với chiều cao 33,6m. Ngoài ra còn có một số công trình không thể bỏ qua như chùa Vạn Linh, động Thuỷ Liêm, công viên nước Thanh Long. Nếu may mắn đến vào dịp lễ hội bạn sẽ có cơ hội tham gia hội đua bò 7 núi Thất Sơn, lễ vía Bà Chúa Xứ,...
Tượng Phật Di Lặc được kỷ lục ghi nhận (ảnh sưu tầm)
Núi Sam
Tuy chỉ cao hơn 200m so với mực nước biển, khá khiêm tốn so với núi Bà Đen và núi Cấm. Nhưng núi Sam tự hào khi là nơi xây dựng hàng trăm ngôi chùa lớn nhỏ khác nhau trải dọc từ chân đến đỉnh núi. Nổi tiếng và linh thiên nhất phải nhắc đến Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc ngay dưới chân núi với dáng vẻ bề thế, sừng sững với lối kiến trúc như một đoá hoa sen nở rộ. Hằng năm nơi đây diễn ra lễ hội Vía Bà Chúa Xứ được xem là lễ hội cấp quốc gia lớn nhất vùng đất phía Nam. Ngoài ra, bạn có thể tham quan Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang, chùa Tây An và công trình cáp treo được thiết kế mang đậm phong cách châu Âu.
Vẻ đẹp hài hoà thoáng đãng vùng núi Ngự (ảnh sưu tầm)