Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel
Tải ứng dụng 63Stravel
Tháp Bánh Ít là một trong số ít những quần thể kiến trúc, văn hóa Champa còn lại ở Bình Định. Hiện tại, khu di tích này dần trở thành một địa điểm tham quan thú vị với du khách.
Tháp Bánh Ít là một trong số ít những quần thể kiến trúc, văn hóa Champa còn lại ở Bình Định. Hiện tại, khu di tích này dần trở thành một địa điểm tham quan thú vị với du khách.
Công trình kiến trúc Champa gần 1.000 năm tuổi
Tháp Bánh Ít là một cụm tháp cổ Champa được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 12, nằm trên ngọn đồi tại thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Toàn bộ quần thể có tất cả 4 tháp, nằm trên một ngọn đồi thoai thoải cách mực nước biển chỉ chừng 100 m. Nhìn từ xa, cụm tháp trông giống như bánh ít - một loại đặc sản ở Bình Định. Thế nên người dân địa phương gọi nơi đây là tháp Bánh Ít. Mới đây, một nhóm tác giả người Anh đã đưa tháp Bánh Ít vào 1001 công trình kiến trúc mà du khách phải ghé thăm một lần trong đời.
Tháp Chính được xây dựng trên đỉnh đồi, cao trên 20 m. Khác với tháp cổng phía đông và tháp Bia, tháp chính của quần thể kiến trúc văn hóa Chăm này được xây dựng dựa theo lối kiến trúc Kalan. Những bức tường được xây dựng tuy thanh thoát nhưng rất vững chãi và trường kì theo năm tháng. Trên các tầng mái được thiết kế các hệ thống cột và cửa giả. Một số mặt tầng mái có họa tiết trang trí mang đậm phong cách văn hóa người dân Champa, điển hình như ở tầng một bao gồm những họa tiết trang trí như hình sư tử ở phía nam hay trang trí bò thần Nandin, còn phía bắc là mặt Kala nhìn thẳng và bên trong là các tượng thờ bằng đá. Tất cả đã thể hiện được tín ngưỡng văn hóa thờ thần của người dân Champa xưa kia.