Tháp bánh ít - Vẻ đẹp kiến trúc cổ kính của người Chăm tọa lạc tại tỉnh Bình Định

Tháp Bánh Ít mang trong mình công trình kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa của dân tộc Chăm Pa. Hãy cùng nghe Ngọc Như một travel blogger bật mí những điểm thú vị của Tháp Bánh Ít này nhé! Hãy nghe Văn Ngọc Như + Tỉnh Bình Định một travel blogger nổi tiếng bật mí .

1. Tháp Bánh Ít ở đâu và cách trung tâm thành phố Quy Nhơn bao xa?

Tháp Bánh Ít hay còn được gọi là Tháp Bạc được dân tộc Chăm xây dựng vào cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII. Vào năm 1982, Tháp được nhà nước công nhận là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc Gia. 

Tên gọi Tháp Bánh Ít xuất hiện bởi hình dáng kiến trúc của tháp giống như những chiếc bánh ít - món ăn đặc sản của tỉnh Bình Định. 

Tháp nằm tọa lạc tại Thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 20km về phía Tây Bắc.


Nguồn ảnh sưu tầm

2. Phong cách thiết kế kiến trúc độc đáo 

Tháp được tạo lên từ những nguyên vật liệu thô sơ như gạch đất nung và đá, bên trong được người Chăm trang trí bằng nhiều hoa văn và tượng điêu khắc tạo nên nét độc đáo và đặc trưng của dân tộc Chăm.

Tháp Bánh Ít bao gồm bốn tòa: Tháp chính (Kalan), tháp cổng (Gopura), tháp hỏa (Kosagrha) và cuối cùng là tháp bia (Posah).


Nguồn ảnh sưu tầm

Từ ngoài vào trong chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tháp cổng được xây dựng theo lối kiến trúc Gopura với chiều cao chừng 13m. Di chuyển dần sang phía Nam của tháp, du khách sẽ được trải nghiệm thực tiễn vẻ đẹp kiêu sa của tháp Bia được thiết kế theo phong cách kiến trúc Posah. Điều tạo nên vẻ đẹp hoàn mỹ và đặc trưng của tháp đó chính là ba tầng mái của tháp lợp chồng lên nhau và cứ thế nhỏ dần về phía đỉnh tháp.


Nguồn ảnh sưu tầm

3. Nép đẹp văn hóa của người Chăm

Tháp Bánh Ít được xem là một trong số ít những địa danh mang phong cách kiến trúc xưa cổ của thời kỳ Vương quốc Chăm Pa cổ đại. Với những ngọn tháp khác nhau đều mang những phong cách thiết kế kiến trúc đặc trưng khác, đã làm nổi bật được vẻ đẹp tín ngưỡng của người dân Chăm Pa cổ xưa - tín ngưỡng thờ thần, cũng như góp phần tăng giá trị lịch sử của tháp.


Nguồn ảnh sưu tầm

Nếu bạn có dịp ghé thăm Bình Định thì bạn không nên bỏ lỡ cơ hội được tận mắt tham quan cũng như chụp những bức ảnh lưu niệm bên cạnh tòa tháp có kiến trúc độc đáo này nhé.


17 Tháng 06, 2024 177

Bài viết liên quan

Reviews 63 tỉnh thành