Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel
Tải ứng dụng 63Stravel
Đặc sản ve sầu chiên giòn đặc sản của Bình Phước, từ cách bắt, chế biến đến những địa chỉ nổi tiếng để thưởng thức hương vị giòn tan, độc lạ này. Hãy nghe Nguyễn Thế Dương (Quảng Ninh) một travel blogger nổi tiếng bật mí .
Ve sầu chiên giòn là một món đặc sản độc đáo của vùng Bình Phước, nổi tiếng không chỉ bởi hương vị hấp dẫn mà còn bởi sự độc đáo, khó tìm thấy ở nơi khác. Món ăn này thường được gắn liền với mùa hè, thời điểm mà ve sầu xuất hiện nhiều trên các thân cây điều, chôm chôm và nhiều loại cây rừng khác. Mặc dù vẻ ngoài của món ăn này có thể khiến nhiều người e ngại, nhưng đối với những ai đã từng thưởng thức, ve sầu chiên giòn lại trở thành một trải nghiệm ẩm thực khó quên.
Nguồn ảnh: Sưu tầm
Khi nhắc đến Bình Phước, người ta thường nghĩ ngay đến các món ăn làm từ hạt điều – một sản phẩm nổi tiếng của vùng đất này. Tuy nhiên, Bình Phước còn sở hữu nhiều món ăn dân dã và độc đáo khác, trong đó ve sầu chiên giòn là một món ăn đặc biệt mà không phải ai cũng đủ can đảm để thử. Nhưng một khi đã nếm thử, hầu hết đều bị cuốn hút bởi vị giòn tan, béo ngậy đặc trưng của nó.
Đặc sản gắn liền với cuộc sống của người dân Bình Phước
Mỗi khi hè đến, trẻ em tại các ngôi làng của Bình Phước thường rủ nhau đi bắt ve sầu – một hoạt động không chỉ vui chơi mà còn để góp phần vào bữa cơm gia đình. Ve sầu chiên giòn trở thành một món ăn dân dã, gắn liền với bao thế hệ người dân Bình Phước. Đây cũng là món ăn thường được dùng để đãi khách quý, bởi việc bắt ve sầu không hề đơn giản. Để bắt được ve sầu, người ta phải đi vào buổi tối, khi ve sầu sữa vừa lột xác và còn đang bám trên các thân cây.
Công phu trong từng bước chế biến
Nguồn ảnh: Sưu tầm
Mặc dù nghe có vẻ đơn giản, nhưng quá trình chế biến ve sầu chiên giòn lại đòi hỏi sự tỉ mỉ và công phu. Sau khi được bắt về, ve sầu sữa sẽ được rửa sạch trong nước muối loãng, bỏ đi phần cánh mềm. Để đảm bảo an toàn, người chế biến sẽ nhúng ve sầu qua nước sôi, sau đó lại rửa bằng nước lạnh trước khi ướp gia vị như hạt tiêu và củ nén. Khi dầu sôi, ve sầu được chiên giòn cho đến khi có màu vàng óng và mùi thơm quyến rũ. Món ăn thường được chấm cùng nước mắm tỏi ớt và ăn kèm với rau thơm để tăng thêm phần đậm đà.
Gợi ý các quán ăn để thưởng thức ve sầu chiên giòn
Nếu có dịp ghé thăm Bình Phước, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món ve sầu chiên giòn tại một số quán ăn nổi tiếng địa phương như:
Quán Ẩm Thực Đồng Quê: Đường Lê Duẩn, Thị trấn Đồng Xoài.
Nhà hàng Gió Mới: Quốc lộ 14, Phường Tân Bình, Thị xã Đồng Xoài.
Quán Ba Đô: Khu phố Tân Bình, Thị xã Phước Long.
Nhà hàng Phương Nam: Đường Hùng Vương, Phường Tân Phú, Thị xã Đồng Xoài.
Quán Nhỏ Phố Núi: Đường Trần Hưng Đạo, Thị trấn Phước Bình.
Nguồn ảnh: Sưu tầm
Đây chỉ là một vài gợi ý, và chắc chắn sẽ có nhiều địa điểm khác cũng phục vụ món ve sầu chiên giòn đầy hấp dẫn. Nếu bạn là người yêu thích khám phá ẩm thực địa phương, hãy dành thời gian ghé thăm và thưởng thức món ăn đặc biệt này trong chuyến du lịch Bình Phước của mình!
Nếu có dịp ghé thăm Bình Phước vào mùa hè, đừng quên thử qua món ve sầu chiên giòn để khám phá thêm một phần thú vị của ẩm thực địa phương nhé!
KDL Hồ Suối Lam là một trong những địa điểm du lịch thiên nhiên nổi tiếng tại Bình Phước bên cạnh Vườn quốc gia Bù Gia Mập, Hồ thủy điện Thác Mơ, Núi Bà Rá... Với hồ nước xanh trong thơ mộng và cánh rừng cao su trải dài tới tận chân trời, phong cảnh nơi đây không chỉ chiếm trọn trái tim hội xê dịch mà còn biến Hồ Suối Lam trở thành điểm đến cuối tuần được yêu thích nhất. Có thể nói mỗi mùa ghé, nơi đây lại quyến rũ bước chân người khám phá theo một cách rất riêng. Nếu khoảng thời gian từ tháng 12 tới tháng 1 năm sau gây thương nhớ bởi tiết trời se lạnh, ánh nắng xuân rạng ngời len lỏi qua tán lá đang dần đổi màu thì tầm cuối tháng 2, đầu tháng 3 sẽ là thời điểm lý tưởng để bạn chìm đắm trong sắc trắng tinh khôi, thuần khiết của rừng hoa cà phê nở rộ. Tọa lạc tại huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, KDL Hồ Suối Lam có vị trí rất gần Thành phố Hồ Chí Minh. Với quãng đường khoảng 120km cực kỳ thuận lợi cho việc di chuyển, bạn có thể dễ dàng đến đây bằng nhiều loại phương tiện lưu thông như xe máy, ô tô, xe khách. Cụ thể hơn một chút về phương tiện đường dài, tại Bến xe miền Đông có rất nhiều tuyến xe khách khởi hành từ Sài Gòn tới Bình Phước. Tùy theo hãng xe cũng như khoảng cách di chuyển mà bạn lựa chọn, giá vé dự kiến sẽ rơi vào khoảng 65.000 VNĐ đến 100.000 VNĐ/người. Dành cho hội phượt thủ muốn chinh phục Bình Phước nói chung và KDL Hồ Suối Lam nói riêng bằng xe máy, dưới đây là cung đường được các bạn gần xa ưa chuộng nhất: Xuất phát từ Sài Gòn, bạn có thể đi hướng Cầu Bình Triệu tới Quốc lộ 13 hoặc Cầu Sài Gòn ra Xa lộ Hà Nội. Dù lựa chọn tuyến đường nào, tín đồ khám phá đều sẽ ghé qua Bình Dương - nơi chào đón bạn với rừng cây cao su đều tăm tắp nằm dọc theo 2 bên đường đẹp như phim Hàn Quốc cực kỳ thích hợp để check-in "sống ảo". Sở hữu diện tích lên tới 100ha, Hồ Suối Lam có độ sâu khoảng 4m. Mặt hồ nơi đây quanh năm phẳng lặng, gây ấn tượng đặc biệt bởi làn nước trong vắt soi bóng mây, Được bao bọc bởi cánh rừng cao bạt ngàn, hồ suối là nơi sinh sống của nhiều loài cá nước ngọt như cá mè, cá chép, cá lóc, cá trắm... Không chỉ gây ấn tượng với khung cảnh thiên nhiên nguyên sinh, yên bình và ngập tràn sắc xanh, đến đây vào mùa hoa nở bạn còn có cơ hội thưởng ngoạn không gian hồ nước đẹp tựa chốn tiên cảnh trần gian. Mặt hồ vốn như chiếc gương soi sáng lóa nay được phủ lên một lớp màn hoa trắng muốt mang nét đẹp vô cùng trong trẻo, tinh khôi. Chèo thuyền giữa hồ, chẳng mấy chốc bạn sẽ thả hồn mình trôi lững lờ theo rừng hoa tuyệt sắc này và để chúng nhẹ nhàng xoa dịu đi tất thảy áp lực, mệt mỏi đến từ cuộc sống ngày thường tất bật. Bên cạnh vẻ đẹp thiên nhiên làm mê đắm lòng người, KDL Hồ Suối Lam còn là điểm dừng chân lý tưởng để nghỉ dưỡng, cắm trại, câu cá và đi dã ngoại. Các bạn trẻ tới đây sau khi chụp ảnh thỏa thích với hồ nước đầy thơ mộng và hạ lều cắm trại ven rừng thường tham gia các hoạt động vui chơi giải trí như tắm suối, chèo thuyền, trượt nước... Khu du lịch cũng cung cấp chòi nứa lớn và dịch vụ bếp than giá rẻ phục vụ nhu cầu đi dã ngoại cho gia đình, nhóm bạn.
Bình Phước 1696 lượt xem
Tháng 11 đến tháng 4
Là 1 trong 3 ngọn núi cao nhất miền Đông Nam Bộ, Núi Bà Rá Thác Mơ Bình Phước nằm ở độ cao 723m so với mực nước biển cùng địa hình hiểm trở đã từng là nơi ghi dấu nhiều chiến tích anh dũng, kiên cường và biết bao giai thoại gắn liền với các sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Tại Núi Bà Rá Thác Mơ Bình Phước còn có dòng sông Bé, Thác Mẹ, thủy điện Thác Mơ cùng rừng cây với hệ thực vật đa dạng, phong phú. Đến với nơi đây, bạn chắc chắn sẽ được chiêm ngưỡng bức tranh phong cảnh đẹp đến đắm say lòng người. Từ năm 1925 đến năm 1941, thực dân Pháp cho xây tại chân núi Bà Rá một nhà tù lớn gồm có 03 quân trại: Quân trại A giam cầm bọn trộm cướp lưu manh; Quân trại B giam cầm nữ tù nhân, tội phạm chính trị, những người bị tình nghi là cộng sản nhưng không thành án; Quân trại C để giam cầm tù chính trị. Hiện tại, trên đỉnh núi Bà Rá vẫn còn dấu tích của sân bay do giặc Mỹ xây dựng để lại. Ngoài ra, để tưởng nhớ công ơn, nhà bia và đền tưởng niệm các chiến sĩ, quân dân đồng bào đã hy sinh trong kháng chiến ở khu vực Bà Rá được xây dựng tại đồi Bằng Lăng nằm trong quần thể khu di tích núi Bà Rá Thác Mơ Bình Phước. Một phương án khác dành cho các bạn trẻ thích vận động thám hiểm và chinh phục những thử thách ngoạn mục đó là trekking núi Bà Rá. Từ chân núi, bạn có thể di chuyển xe máy hoặc ôtô theo con đường trải nhựa dẫn lên đồi Bằng Lăng. Nơi đây có nhà bia tưởng niệm ghi nhớ công lao của các anh hùng liệt sĩ. Ngoài ra bạn còn có thể thử trải nghiệm cảm giác đi cáp treo tại đây. Miếu Bà Rá là công trình thuộc quần thể di tích lịch sử Bà Rá và còn có tên gọi khác là Linh Sơn Miếu. Thiết kế nơi đây mang hơi hướng tín ngưỡng vùng Đông Nam Bộ, tương tự như các kiến trúc công trình nổi tiếng ở quần thể núi Bà Đen (Tây Ninh), Bà Chúa Xứ (An Giang). Vào các ngày mùng 1, 2, 3, 4/3 âm lịch hằng năm, lễ hội miếu Bà Rá lại được tổ chức thu hút rất nhiều người tụ hội về đây để tham quan và tỏ lòng biết ơn và niềm tin vào tín ngưỡng dân gian. Bình Phước không chỉ nổi tiếng với các địa điểm du lịch như Vườn quốc gia Bù Gia Mập hay chùa Quang Minh. Núi Bà Rá Thác Mơ Bình Phước cũng là một trong những địa điểm tham quan thu hút được nhiều người từ khắp các tỉnh, thành đến chiêm ngưỡng.
Bình Phước 1715 lượt xem
Từ tháng 1 đến tháng 12
Nếu bạn đang muốn tìm một địa chỉ cắm trại rộng rãi và mát mẻ ngay gần Sài Gòn thì hãy tham khảo Trảng cỏ Bù Lạch nhé. Nằm ở thôn 7 xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, Bình Phước, nơi đây là một trong các địa điểm cắm trại thu hút du khách nhất. Bao quanh là cánh rừng nguyên sinh và lòng hồ rộng lớn ở giữa, Bù Lạch có khung cảnh thiên nhiên hoang sơ và yên bình đến lạ. Nơi này vốn là một cụm gần 20 trảng cỏ lớn nhỏ khác nhau với diện tích lên đến 500ha. Sở dĩ có tên gọi như vậy là do đọc chệch từ tiếng địa phương của người M’Nông. Các già làng giải thích rằng ở đây chữ “lạch” trong tiếng M’Nông có nghĩa là “trảng”, ở trong trảng lại có một bàu nước nên gọi là Bàu Lạch, đọc lệch đi nên thành Bù Lạch. Đường đi Trảng cỏ Bù Lạch cũng không quá khó. Nếu từ Sài Gòn, bạn có thể mua vé xe ở bến xe Miền Đông. Giá vé thường từ 100k đến 250k. Còn nếu muốn khám phá thiên nhiên và phượt thì bạn có thể di chuyển bằng xe máy. Có hai hướng để đến Bình Phước. Một là từ cầu Bình Triệu đi theo QL 133. Hướng thứ 2 là từ Cầu Sài Gòn ra xa lộ Hà Nội. Thời gian di chuyển là khoảng 2h30 phút đến nơi. Check-in trảng cỏ, du khách sẽ trầm trồ với những gì tạo hóa ban tặng. Đó là nhưng bãi cỏ xanh mướt rộng lớn bao vọc lấy bàu nước trong xanh, xung quanh còn có khu rừng nguyên sinh bao bọc. Cứ thế trảng này nối tiếp trảng kia, xanh ngút ngàn luôn. Các trảng thường rộng khoảng 5-10 ha nhưng có trảng Lớn đẹp nhất và rộng nhất, gần 100ha. Thêm một nét độc đáo nữa là chỉ có một loại cỏ kim mọc đan xen với hoa dại màu tím càng khiến khung cảnh trở nê hoang sơ gấp bội. Không chỉ là background chụp ảnh đẹp thôi đâu, bạn cũng sẽ đã con mắt với khung cảnh nơi đây đấy. Đứng nhìn và thở thôi cũng thấy thích rồi ấy. Mọi muộn phiền, mệt mỏi, bụi bặm đều đi đâu hết, chỉ còn lại là cảm giác được thiên nhiên bao bọc. Du khách đến đây cũng có thể câu cá, tảm bộ ngắm cảnh, chèo thuyền, cắm trại, đá bóng trên nền cỏ,… Đặc biệt, vào mùa khô, cỏ ở trảng sẽ chuyển sang màu vàng rực rỡ. Các bạn có thể mang lều bạt để cắm trại và tổ chức tiệc BBQ. Ngoài vui chơi ở hồ nước và cánh đồng cỏ, bạn cũng có thể đi sâu vào trong để ngắm nhìn những thác nước cũng rất đẹp nữa. Các trảng cỏ và bàu nước đều thuộc khu vực rừng phòng hộ và rừng cấm nên không có dân cư sinh sống ở đây. Xung quanh trảng cỏ chỉ có các làng của đồng bào dân tộc S’tiêng, M’Nông và Châu Mạ. Bạn có thể ghé qua các nhà rông để tham quan, tìm hiểu về văn hóa của họ nhé. Nếu đến vào tháng 3 âm lịch, bạn sẽ được tham gia lễ hội Đâm Bàu bắt cá của họ.
Bình Phước 1930 lượt xem
Từ tháng 1 đến tháng 12
Được biết đến là một trong những vườn quốc gia nổi tiếng tại Việt Nam nhờ hệ sinh thái thiên nhiên, động thực vật đa dạng góp phần tạo nên cảnh vật ấn tượng. Vườn quốc gia Bù Gia Mập hiện là điểm tham quan du lịch nổi tiếng được nhiều người lựa chọn ghé thăm khi đến với huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Mặc dù đã có nhiều năm được thành lập, nhưng đến năm 2002 nơi đây mới được chính thức chuyển hạng từ khu bảo tồn sang vườn quốc gia. Với diện tích tổng là 25.601,18 ha và được chia thành nhiều khu vực bảo tồn nhiều loại thực vật quý hiếm, trực tiếp ảnh hưởng đến quy trình nghiên cứu gen của nhiều loài cây quý. Đặc biệt, khả năng che phủ rừng đạt đến 90% tạo môi trường sinh sống cho nhiều loại động vật. Không những có vai trò bảo tồn, đây còn là vườn quốc gia góp phần lớn trong việc phòng hộ, điều tiết nguồn nước cho hồ thủy điện, thủy lợi. Du khách khi vườn quốc gia Bù Gia Mập sẽ được ngắm nhìn quang cảnh thiên nhiên gần gũi, chiêm ngưỡng vẻ đẹp xanh mát và khám phá về nhiều loài động thực vật quý, tham gia các hoạt động thú vị. Mang đặc trưng của khí hậu khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, vườn quốc gia có 2 mùa rõ rệt là nắng và khô trong năm. Trong đó, nhiệt độ trung bình sẽ khoảng 25,8 - 26,2°C khá thuận lợi cho việc tham quan, khám phá cảnh vật không gian vườn quốc gia trong chuyến đi. Chính vì vậy, bạn có thể lên lịch đến khu du lịch bất kỳ thời gian nào trong năm. Tuy nhiên, để chuyến tham quan thuận lợi và lưu giữ nhiều kỷ niệm đáng nhớ bạn nên chọn thời điểm đi vào mùa khô. Cụ thể từ tháng 11 đến đầu tháng 5 năm sau và nên tránh đến vườn quốc gia Bù Gia Mập vào mùa mưa bởi sẽ gây khó khăn trong việc di chuyển, cũng như ngắm nhìn cảnh vật. Sau khi đã đến được địa phận tỉnh Bình Phước, để có chuyến tham quan du lịch vườn quốc gia Bù Gia Mập đáng nhớ và dễ dàng hơn không ít du khách quan tâm đến việc chọn nơi dừng chân chất lượng. Trước sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch và lượng du khách tham quan ghé thăm đông đảo hàng năm, tại đây bạn có thể tìm thấy nhiều khách sạn Bình Phước. Đặc biệt, tùy vào nhu cầu và mong muốn của mỗi người có thể chọn ra khách sạn với chất lượng phù hợp cho mình. Vì vậy, bạn không cần lo lắng về nơi ở trong chuyến tham quan này, bên cạnh đó du khách cũng có thể tham khảo khách sạn tại Bình Dương hoặc TP. Hồ Chí Minh nếu có dự định tham quan trong ngày hoặc cắm trại tại chỗ. Hoạt động Trekking không thể thiếu khi đến với những điểm du lịch thiên nhiên như vườn quốc gia. Trong suốt quá trình này bạn sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động mạo hiểm, hòa mình với không gian và cảnh vật đầy thú vị. Đồng thời, đây còn là cơ hội khám phá nhiều loài động thực vật được bảo tồn tại vườn quốc gia. Ngoài ra, Bãi đá Vọi và Thác Đắk Mai là một điểm tham quan thú vị nằm trong khu vực vườn quốc gia, Không chỉ có diện tích rộng lớn, mà nơi đây còn sở hữu nhiều tảng đá lớn khổng lồ giữa vườn điều tươi tốt và tạo nên bãi đá Voi hùng vĩ. Bên cạnh đó, thác Đắk Mai chảy từ Đăk Nông qua vườn quốc gia Bù Gia Mập kết hợp sự thay đổi chiều cao tạo nên một dòng thác ấn tượng, đẹp mắt. Một trong những trải nghiệm tuyệt vời khi đến với khu du lịch nổi tiếng tại Bình Phước, đó chính là thưởng thức các món ngon được chế biến đặc trưng và thu hút. Trong đó một số món nổi bật được nhiều du khách đánh giá cao có thể kể đến như: canh bồi, cơm lam, thịt heo rừng,... Tất cả đều được sử dụng các nguyên liệu sẵn có do người dân nuôi trồng, qua quá trình chế biến tài tình tạo nên đặc sản khó quên ngay từ lần thưởng thức đầu tiên.
Bình Phước 1811 lượt xem
Tháng 11 đến đầu tháng 5
Hồ Suối Giai là một thắng cảnh hữu tình tọa lạc tại xã Tân Lập, huyện Đồng Phú. Cách trung tâm Thành phố Đồng Xoài khoảng 20 km, và trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 80 km, Hồ Suối Giai như một không gian thanh bình nằm nép mình giữa những ồn ã và khói bụi của thành thị. Tên gọi Hồ Suối Giai xuất phát từ hàm ý chỉ suối Giai Nhân, còn có nghĩa là người thiếu nữ xinh đẹp. Vì thế, cảnh đẹp nơi đây thường được ví như nàng tiên giáng trần, hiền hòa, dịu dàng nhưng không kém phần hào nhoáng. Hồ Suối Giai có độ rộng khoảng 1,5 km, nằm lọt thỏm giữa hai ngọn đồi, bạn có thể nhìn ngắm lòng hồ từ trên cao khi đang chạy xe. Review Hồ Suối Giai cho thấy rằng, trước đây Hồ Suối Giai là nơi thượng nguồn của một con suối nhỏ. Đến năm 1978, sau khi được chính quyền tỉnh Bình Phước phê duyệt, nơi đây được cải tạo thành một con đập thủy lợi với nhiệm vụ trữ và cung cấp nước cho mục đích sử dụng của người dân nơi đây. Hiện nay, nơi đây là điểm đến thú vị của cộng đồng dân phượt, thích hợp để trải nghiệm các loại hình như cắm trại, chèo thuyền hay câu cá. Hồ Suối Giai là một đập nước lớn với khung cảnh lãng mạn và hữu tình. Ban trưa, những tia nắng rọi chiếu xuống dòng nước trong vắt sáng lấp lánh tạo nên một không gian rất thơ và thanh bình. Khung cảnh đắt nhất tại Hồ Suối Giai phải kể đến lúc bình minh và hoàng hôn. Khi mặt trời ló dạng và khuất bóng, khung cảnh như được nhuộm một màu vàng cam rực rỡ, thắp sáng cả một vùng đất trời. Trên lòng hồ, bạn có thể dễ dàng bắt gặp được khung cảnh người ngư phu đang cất vó và bắt cá. Tất cả được diễn ra dưới ánh hoàng hôn, vẽ ra bức tranh không thể nào yên ả và lãng mạn hơn. Bên cạnh đó, khi di chuyển đến Hồ Suối Giai, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những khung cảnh tuyệt vời và khá nổi tiếng. Nếu bạn di chuyển từ Bình Dương, bạn sẽ di chuyển ngang Di tích Cầu gãy Sông Bé, một địa điểm khá nổi tiếng được xuất hiện khá nhiều trên màn ảnh. Ngoài ra, khi di chuyển trên địa bàn tỉnh, bạn sẽ không khó để bắt gặp những cánh rừng cao su Bình Phước mùa thay lá, đây là địa điểm được nhiều bạn trẻ check in vào những dịp cuối năm, lúc những cánh rừng cao su trở nên vàng rực cả một góc trời Bình Phước.
Bình Phước 1646 lượt xem
Tháng 11 đến tháng 4
Hồ thủy điện Thác Mơ nằm trên địa bàn hai huyện Phước Long và Bù Đăng của tỉnh Bình Phước. Đây là một hồ nước nhân tạo với diện tích khoảng 110km2 trong cụm công trình thủy điện Thác Mơ. Nơi đây có nhiệm vụ chính là cung cấp nước cho các khu vực lân cận cũng như giúp nhà máy thủy điện Thác Mơ sản xuất điện phục vụ sinh hoạt người dân. Bên cạnh đó, hồ thủy điện Thác Mơ có cảnh quan hữu tình với rất nhiều đồn điền canh tác, trảng cỏ tươi xanh, không gian thoáng đãng cùng không khí trong lành. Nơi đây đang dần trở thành một điểm đến hấp dẫn các bạn trẻ thích khám phá những điều mới lạ, thú vị. Hiện nay, tỉnh Bình Phước vẫn chưa có sân bay nên nếu các bạn ở phía Bắc muốn khám phá hồ thủy điện Thác Mơ, bạn có thể di chuyển đến sân bay Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, từ sân bay tiếp tục di chuyển bằng Xe khách TPHCM đi Bình Phước đến điểm tham quan này. Với quãng đường dài 154km, bạn sẽ mất thêm khoảng 4 tiếng lái xe từ trung tâm thành phố đến thủy điện Thác Mơ. Đừng thấy đường xa mà ngại, cung đường di chuyển đến thủy điện Thác Mơ sẽ khiến bạn phải nhạc nhiên vì cảnh sắc tuyệt đẹp mê hồn đấy. Nếu chọn trung tâm thành phố Hồ Chí Minh làm địa điểm xuất phát khi di chuyển bằng xe máy, hướng dẫn bạn tuyến đường đi từ chợ Bến Thành đến hồ thủy điện Thác Mơ. Từ đường Nguyễn Thị Minh Khai và Điện Biên Phủ, bạn chạy thẳng đến Xô Viết Nghệ Tĩnh/QL13 (5,3km). Sau đó, đi dọc theo QL13 đến đường Gò Dưa tại Thủ Đức (7,8km). Đến khúc giao giữa ĐT743 và ĐT745/ĐT747B thì tiếp tục di chuyển theo hướng về Nguyễn Tất Thành tại thị xã Phước Long (107km). Cuối cùng, sau khi chạy đến được cầu Thác Mẹ tại Đức Hạnh (6,4km) thì chạy thẳng sẽ đến được thủy điện Thác Mơ. Dọc cung đường di chuyển đến núi Bà Rá Thác Mơ Bình Phước, bạn sẽ được chiêm ngưỡng rất nhiều cảnh quan đẹp đến nao lòng, không phải nơi nào cũng có được. Tại đây bạn có thể cùng bạn bè, người thân trekking núi Bà Rá. Trên đường đi, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những rừng cao su lâu năm được trồng thẳng tắp vô cùng thơ mộng. Nếu bạn may mắn được đi đến nơi đây vào mùa thu, cung đường này sẽ nhuốm một màu vàng mộng mơ tựa như khung cảnh trời Âu. Bạn cũng có thể bắt gặp những vườn cây ăn quả như sầu riêng, chôm chôm, hoặc những đồn điền rau màu. Nếu muốn, bạn có thể vào tham quan, trải nghiệm và hái rau, quả tại vườn để thưởng thức hương vị tươi xanh của hoa quả vừa mới hái. Thủy điện Thác Mơ nằm dưới chân núi Bà Rá đẹp tựa như một khu thảo nguyên mênh mông. Vì chưa được khai thác du lịch nhiều nên cảnh vật nơi đây vẫn còn hoang sơ và mang vẻ đẹp thơ mộng. Hãy thử cùng người dân trải nghiệm đánh bắt cá ngay trên hồ, nghỉ mát trên một hòn đảo nhỏ xinh tại đây hoặc thưởng thức món cá nướng dân dã. Vào những ngày cuối tuần, để tránh khỏi cái ồn ào nơi thành thị, hãy cùng bạn bè làm một buổi picnic ngay tại trảng cỏ thủy điện Thác Mơ. Bãi cỏ rộng lớn, xanh rì sẽ là nơi cho bạn xả hết những mệt mỏi, căng thẳng hàng ngày mà hòa mình vào với thiên nhiên khoáng đãng. Đặc biệt hơn hết là bạn sẽ có cơ hội thưởng thức món cá lăng, cá chình sông Bé kèm theo hoa chuối rừng Bà Rá và vài chum rượu bên bếp lửa hồng.
Bình Phước 1815 lượt xem
Tháng 11 đến tháng 4
Thác Đứng vốn là một ngọn thác thuộc dòng chảy của suối Đắk Quottle, thuộc địa phận huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Đây là ngọn thác nói liền hai triền đồi thuộc hai xã Minh Hưng và Đoàn Kết, cách trung tâm huyện Bù Đăng tầm 6km, cách trung tâm thành phố Đồng Xoài 55 km, cách Trảng cỏ Bù Lạch tầm 23 km. Với khoảng cách địa lý không quá xa, bạn hoàn toàn có thể chọn tham quan Thác Đứng nếu như có dịp ghé thăm thành phố Đồng Xoài. Tên gọi Thác Đứng vốn xuất phát từ địa hình trắc trở của ngọn thác này. Khung cảnh của thác là hình ảnh các hòn đá cao chất chồng lên nhau theo phương thẳng đứng nên thác có tên gọi là Thác Đứng. Tùy vào mỗi kiểu khí hậu, Thác Đứng sẽ mang trong mình một nét đẹp riêng mà không gì có thể lẫn vào được. Thác Đứng vào mùa mưa, với những dòng nước chảy mạnh do lưu lượng nước đổ về nhiều, Thác Đứng như một con sóng cuộn trào theo chiều thẳng đứng, nước đổ ngược vào mặt hồ, xô mạnh vào đá, tung ra những bọt nước trắng xóa. Cảnh vật nơi Thác Đứng lúc này trông thật lộng lẫy và dễ khiến lòng người nô nức. Tuy nhiên, vì dòng chảy mạnh, nên địa hình Thác Đứng lúc này trở nên phức tạp và khúc khuỷu, gây khó khăn cho việc di chuyển. Dòng nước thác vào mùa mưa cũng có màu vàng do thổ nhưỡng nơi đây chủ yếu là đất đỏ bazan. Thác Đứng vào mùa khô, nơi đây dường như nép mình lại giữa những ồn ã của núi rừng. Không còn những đợt sóng cuộn trào tung bọt nước trắng xóa, Thác Đứng lúc này hiền lành nép mình bên những khe đá, tuôn ra những dòng chảy trong xanh hữu tình. Đây cũng là khoảng thời gian đẹp nhất mà bạn nên ghé thăm Thác Đứng, bồng bềnh tận hưởng những thanh âm mát lành của thiên nhiên ban tặng. Điểm nhấn đáng chú ý của dòng thác chính là những hòn đá cao xếp chồng lên nhau giữa núi rừng bạt ngàn tạo thành một bức tranh thủy mặc đáng giá mà thiên nhiên ban tặng. Dưới sự bào mòn của sức nước và sự sắp xếp của tự nhiên, những hòn đá quanh khu vực này thường có hình khối lục lăng hoặc hình hộp chữ nhật. Điểm xuyến bên bờ Thác Đứng là những thảm cỏ xanh mướt nằm yên bình dưới những tán cây cổ thụ rợp bóng. Thấp thoáng là điểm xuyến những bông hoa lan xen lẫn những đóa hoa dại như tô điểm thêm cho thanh âm của núi rừng. Thác Đứng vào những ngày mùa khô yên ả, ta có thể thư giãn ngâm mình trong dòng nước suối mát lành, tận hưởng cảm giác thanh bình mà thiên nhiên mang lại, xóa hết đi những mệt nhọc mà cuộc sống thường nhật mang lại. Khu vực quanh Thác Đứng cũng là một không gian văn hóa độc đáo của người đồng bào dân tộc Stiêng. Nơi đây thường được chọn là nơi diễn ra các lễ hội của người Stiêng. Nếu như ghé thăm đúng dịp, hẳn bạn sẽ có được những trải nghiệm thú vị cũng như hiểu biết thêm về nếp sống văn hóa độc đáo của dân tộc này. Ngoài ra, nếu bạn là người yêu thích những buổi cắm trại, bạn có thể đến với vùng đỉnh thác. Nơi đây là một địa điểm lý tưởng cho những buổi sinh hoạt chung và cùng nhau ngắm nhìn toàn bộ khung cảnh tuyệt đẹp của Thác Đứng.
Bình Phước 1700 lượt xem
Tháng 11 đến tháng 4
Sở hữu bức tượng Phật cao 73m, Chùa Phật Quốc Vạn Thành là điểm dừng chân hoàn hảo dành cho các Phật tử trong hành trình du lịch Bình Phước. Đến đây, bạn chắc chắn sẽ có được những giây phút an yên vãn cảnh chùa và chìm đắm trong bầu không khí thanh tịnh của nơi tu tập.Cách Sài Gòn khoảng tầm 100km, Chùa Phật Quốc Vạn Thành là một trong những công trình tâm linh tiêu biểu của vùng đất Bình Phước, đồng thời là niềm tự hào của bao thế hệ Phật tử tại địa phương khi sở hữu bức tượng Phật cao nhất Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại. Nếu bạn đã từng ấn tượng trước không gian trang nghiêm, cổ kính và đậm đà dấu ấn truyền thống nơi Đình Tân Khai, vậy thì Chùa Phật Quốc Vạn Thành với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Phật giáo Việt Nam và văn hóa Nhật Bản chắc chắn sẽ khiến bạn choáng ngợp và thích thú.Bình Phước là vùng đất của nhiều đình, đền và chùa chiềng, vì thế nơi đây đã luôn là điểm dừng chân lý tưởng của bao Phật tử và những ai yêu thích loại hình du lịch tâm linh. Nếu những ngôi Đình thần ở Bình Phước với lối kiến trúc truyền thống đặc trưng ngày trước đã là điều khiến bạn ấn tượng, vậy thì khi vãn cảnh nơi Chùa Phật Quốc Vạn Thành, dường như bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều điều thú vị và bất ngờ hơn. Dựa từ nguồn cảm hứng của vị chủ trì hiện nay, Chùa Phật Quốc Vạn Thành là sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc Phật giáo Việt Nam cả hai miền Nam Bắc cùng văn hóa Nhật Bản, vẽ nên không gian tu tập thanh tịnh, yên bình nhưng cũng giữ vững được nét trang nghiêm, linh thiêng vốn có. Ngay từ khoảnh khắc đầu tiên dừng chân tại khu vực cổng tam quan, bạn chắc chắn sẽ ấn tượng trước thiết kế 5 cửa cùng hai cửa giả phía ngoài. Phía trước cổng của Chùa Phật Quốc Vạn Thành được đặt hai bức tượng thần hộ vệ gác cổng, điều này càng góp phần tôn lên nét trang nghiêm của chốn tu tập. Cổng chùa là hệ thống ba lối đi với phần cửa chính lớn nhất ở giữa và hai cửa nhỏ bằng nhau bố trí ở hai bên. Phần cổng chính giữa được xây cao hơn so với hai cổng phụ cùng phần vách xây hoàn toàn bằng gạch, phủ sơn trắng và chạm khắc những hoa văn cầu kỳ, tinh xảo. Trong khi đó, phần trán cổng được xây cao và rộng hơn, có chạm trổ hình ảnh lưỡng long chầu nguyệt gắn liền cuốn chiếu thư, biểu tượng cho tâm linh thần phục các vị thánh thần theo tín ngưỡng. Trong khi, phần cổng mái tại Chùa Phật Quốc Vạn Thành lại được thiết kế theo phong cách mái Nhật với chóp thẳng, thoải dần và uốn cong ở đỉnh. Điểm thú vị là phần mái Nhật không có hoa văn hình rồng ở mái như những gì chúng ta thường thấy ở những ngôi chùa được xây theo phong cách Việt Nam truyền thống. Đi tiếp vào bên trong, bạn sẽ nhìn thấy khu vực tháp chùa với ba tầng rất hoành tráng. Thân tháp được thiết kế theo dáng hình vuông với phần thân ở tầng 1 là lớn nhất, càng lên cao lại càng nhỏ dần. Phần ngọn tháp được chạm khắc nhiều hoa văn tinh xảo, tỉ mẩn. Điểm nổi bật nhất tại Chùa Phật Quốc Vạn Thành phải kể đến bức tượng Phật cao 73m ngồi trên mái chùa. Thậm chí, đây từng là bức tượng cao nhất khu vực Đông Nam Á và cao nhất toàn tỉnh Bình Phước tính đến thời điểm hiện tại. Tượng Phật được xây dựng trên khoảnh đất có diện tích 8.100m2 với tư thế khắc họa một hoa sen nở rộ, và phần mái là những cánh hoa đang bung nỡ rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời dịu dàng. Chung quanh khu vực tháp chùa là khuôn viên rộng rãi cùng khoảng không mát mắt, góp phần khắc họa thêm vẻ đẹp thoáng đãng, thanh tịnh vốn có của nơi này. Ngoài bức tượng Phật cao 73m đầy ấn tượng, trong khuôn viên Chùa Phật Quốc Vạn Thành hiện nay vẫn còn thờ phượng một bức tượng Phật Di Lặc cao 30m và nặng tới 1 tấn. Đây là điều thu hút đông đảo Phật tử ghé về đây vãn cảnh, thắp hương và bái phỏng trong những dịp lễ quan trọng trong năm. Với không gian ấn tượng cùng bức tượng Phật cao 73m, không quá ngạc nhiên khi Chùa Phật Quốc Vạn Thành trở thành thỏi nam châm thu hút bao người nhanh chân đến vùng đất này chiêm bái, thưởng ngoạn. Trong hành trình vi vu Bình Phước sắp tới, nếu muốn tìm chút bình yên trong tâm hồn sau những giờ phút mỏi mệt với bao lo toan, bộn bề ngoài kia, chùa Phật Quốc Vạn Thành là điểm dừng chân đầy lý tưởng dành cho bạn.
Bình Phước 961 lượt xem
Từ tháng 04 đến tháng 11
Rừng cao su Bù Đăng là một khu rừng cao su lớn tại huyện thuộc Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Với vị trí tọa lạc ngay ở phía Đông Nam của đất nước, đây là một trong những vùng chuyên trồng cao su quan trọng nhất của nước ta.Bên cạnh giá trị kinh tế, thì rừng cao su còn mang cho mình giá trị vô cùng to lớn về du lịch. Tại đây là một điểm đến hấp dẫn cho du khách yêu thiên nhiên và muốn khám phá cuộc sống trong rừng. Khi bước vào khu rừng này, du khách sẽ được mê mải ngắm nhìn hàng trăm, hàng nghìn cây cao su xanh mướt vươn cao trải dọc. Đây là một khung cảnh được ví như một bức tranh sơn mài thiên nhiên hùng vĩ. Thời gian gần đây rừng cao su đang trở thành một địa điểm thu hút nhiều du khách du lịch ghé ngắm cảnh, chụp hình check in hay tổ chức cắm trại vào dịp cuối tuần. Nếu có dịp ghé vào mùa cao su thay lá, bạn sẽ ngỡ mình lạc vào Hàn Quốc ngay giữa lòng Bình Phước.Du khách khi bước vào Rừng Cao su Bù Đăng, bạn sẽ bị mê hoặc bởi cảm giác trong lành và hương thơm tự nhiên của cây cao su. Không khí trong rừng tươi mát và trong lành không bị đô thị hóa. Từ đó mang đến sự thoải mái và làm dịu đi những căng thẳng của cuộc sống đô thị. Bên cạnh đó bạn sẽ tìm thấy sự giao thoa hài hòa giữa con người và thiên nhiên ngay tại đây. Vẻ đẹp của Rừng Cao su Bù Đăng không chỉ nằm ở cảnh quan mà còn ở sự đa dạng sinh học phong phú. Nơi đây là môi trường sống của nhiều loài cây, cây bụi và động vật quý hiếm. Việc bắt gặp những loài chim đa dạng, những loài động vật hoang dã và côn trùng hiếm có sẽ không còn quá khó. Bạn sẽ được chứng kiến sự sống náo nhiệt và sự đa dạng của hệ sinh thái trong rừng cao su. Có thể nói rằng vẻ đẹp của Rừng Cao su là một sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan tự nhiên tươi tốt và không gian xanh mát. Đồng thời cũng là sự kết hợp với hàng nghìn cây cao su xanh um tạo thành một khung cảnh tuyệt đẹp và mê hoặc. Rừng Cao su Bù Đăng cho phép du khách khi tới đây tham gia vào các hoạt động trải nghiệm thiên nhiên như cắm trại, dã ngoại và đi bộ đường dài. Việc dạo bước và đi bộ đường dài trong rừng cao su sẽ mang cho một trải nghiệm khá hay ho. Điều này giúp bạn thư giãn, thưởng thức không gian xanh mát và khám phá cảnh quan tự nhiên tuyệt đẹp của khu rừng. Đồng thời bạn có thể phóng tầm mắt nhìn những con suối trong rừng hay những thác nước tuyệt đẹp. Ngoài việc thả hồn tản bộ trên những con đường với những hàng cao su cực trong lành. Gợi ý cho bạn đây là nơi check-in cực tuyệt vời để tạo dấu ấn sống động trong khung cảnh tuyệt đẹp của rừng Cao su. Với cảnh quan lãng mạn và mộng mơ tựa như từ trời Tây, rừng cao su Bù Đăng mang đến những bức ảnh đẹp tuyệt vời. Địa điểm này cũng là điểm chụp ảnh cưới được nhiều cặp đôi lựa chọn. Và một trải nghiệm khá thú vị mà bạn nên thử đó chính là thăm một số nhà máy chế biến cao su gần khu vực Rừng Cao su Bù Đăng. Bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về quy trình sản xuất các chế phẩm từ cây cao su. Cuối cùng, hãy thử các món ăn địa phương tại nhà hàng và quán ăn trong khu vực. Đây là cơ hội để bạn khám phá văn hóa ẩm thực độc đáo và trải nghiệm hương vị đặc trưng của vùng đất này.Vào mùa hè, khung trời của Rừng Cao su Bù Đăng tràn đầy sắc xanh tươi mát. Mỗi góc nhìn đều tràn ngập cây xanh và bóng mát tạo một không gian vô cùng trong lành. Nếu bạn say mê khung cảnh lá vàng, lá đỏ của mùa thu ở Hà Nội hoặc những cảnh tượng trời Tây, thì cuối năm và đầu xuân sẽ là thời điểm lý tưởng để ngắm. Khi đó, khắp rừng cao su bỗng chuyển màu, với những chiếc lá xanh dần chuyển sang vàng rồi cam tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp trong cả khu rừng.
Bình Phước 967 lượt xem
Từ tháng 11 đến tháng 04
Thác Đắk Mai thuộc Vườn quốc gia Bù Gia Mập, nằm trên địa phận thôn Bù R’Nga, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập. Dòng thác ở khu vực huyện núi xa xôi của tình Bình Phước nên đường đi khá khó khăn. Nếu bạn xuất phát từ trung tâm thành phố Đồng Xoài thì cần vượt qua quãng đường khoảng hơn 100km để đến được đây. Còn nếu đi từ TPHCM thì khoảng cách lên đến 220km. Vì thế dù sở hữu vẻ đẹp lay động lòng người nhưng dòng thác này ít được khách du lịch ghé đến.Thác Đắk Mai Bình Phước có độ cao 12m và rộng 50m, nằm giữa núi rừng tĩnh lặng, quanh năm tung bọt trắng xóa. Nơi đây tuy không có vẻ đẹp quá đỗi ngất ngây như những dòng thác ở đại ngàn Tây Nguyên nhưng vẫn sở hữu cảnh quan thiên nhiên vừa hoang sơ vừa huyền bí. Khi ghé đến Thác Đắk Mai, bạn sẽ được hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp, đắm mình trong bầu không khí trong lành, khám phá cuộc sống giản dị của các bản làng dân tộc thiểu số tại đây. Những thác nước nằm trong quần thể Vườn Quốc gia Bù Gia Mập hầu hết đều gắn liền với huyền thoại hào hùng và những câu chuyện bất khuất của lịch sử dân tộc. Nhờ vị trí cách xa khu vực dân cư đông đúc, đường vào cũng khá gian nan nên năm 1962, dòng suối Đắk Mai đã trở thành căn cứ địa của Ban an ninh khu 10. Sau chiến thắng Đồng Xoài vào năm 1965, thác Đắk Mai tiếp tục được quân dân ta chọn làm căn cứ. Nhờ đặc thù vị trí thuận lợi cùng sự chiến đấu anh dũng của quân và dân ta mà đã hoàn toàn đập tan những thủ đoạn của đế quốc Mỹ, hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ ban chỉ huy trung ương Khu ủy. Cái tên thác Đắk Mai xuất phát từ dòng suối cùng tên, cũng là suối nguồn của thác nước này. Thác có diện tích rất rộng lớn, lên đến 45 hec ta. Vào mùa mưa, khi lượng nước dâng lên sẽ khiến dòng thác trở nên hoang dại hơn, lượng nước lớn chảy xiết khiến bọt tung trắng xóa suốt ngày đêm. Còn nếu đến đây vào mùa khô thì bạn sẽ thấy thác Đắk Mai trở nên thật hiền hòa, nhẹ nhàng và tĩnh lặng, như dải lụa trắng uốn lượn giữa núi rừng. Xung quanh Thác Đắk Mai là hệ sinh thái rất phong phú. Những thân cây mọc dại lan tràn, những bông hoa nhỏ xinh khoe sắc, ong bướm dập dìu, chim hót líu lo. Tại đây, bạn sẽ được tận hưởng không khí trong lành, ngồi bên thác nước lắng nghe âm vang của đất trời, cảm nhận hơi thở cuộc sống thật nhẹ nhàng, hoàn toàn lánh xa tiếng xe cộ, không có khói bụi của phố thị. Trải dọc theo Thác Đắk Mai là rất nhiều những phiến đá cuội tròn to. Thời gian hàng ngàn năm cùng dòng nước chảy xiết mỗi ngày đã bào mòn những tảng đá này trở nên nhẵn nhụi và nhiều hình dạng độc đáo. Bạn có thể mang theo đồ ăn nhẹ, nước uống, cùng bạn bè tổ chức picnic ngoài trời trong không khí mát mẻ và trong lành. Khám phá thác Đắk Mai, bạn còn được chiêm ngưỡng giếng trời được bàn tay mẹ thiên nhiên tạo nên. Đây là hai giếng trời được hình thành do lực xoáy của dòng nước trong nhiều năm, bạn có thể check-in được rất nhiều tấm hình “sống ảo” siêu chất đấy. Khu vực hạ nguồn của thác Đắk Mai rất hiền hòa, là rất nhiều tảng đá dài và bằng phẳng. Hai bên bờ là những khóm tre, nứa, lồ ô cao lớn, mọc bạt ngàn nên tạo thành rất nhiều bóng râm. Địa hình bằng phẳng, ít cỏ dại nên rất thích hợp để bạn cắm trại qua đêm, tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ. Mỗi mùa thác đều có những vẻ đẹp khác nhau. Giữa ngút ngàn xanh của núi rừng Bù Gia Mập, thác Đắk Mai ẩn hiện, chảy trắng xóa, đây là điểm đến du lịch hấp dẫn, hoang sơ nằm liền kề Vườn quốc gia Bù Gia Mập.
Bình Phước 935 lượt xem
Từ tháng 12 đến tháng 04
Di tích Địa điểm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng ở Phú Riềng tọa lạc tại xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Nơi đây, vào ngày 28/10/1929, Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập làm nền móng sau này cho phong trào cách mạng của công nhân cao su tại khu vực Đông Nam bộ. Đồn điền cao su Phú Riềng thuộc Công ty Michelin được thành lập tại làng Phú Riềng, quận Bà Rá, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú). Khi đầu tư khai thác và phát triển cao su tại đây, tư bản Pháp đã tuyển mộ hàng trăm nghìn người từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung vào Nam để làm dân phu. Dưới sự hỗ trợ của bộ máy chính quyền thuộc địa, tư bản Pháp đã bóc lột nặng nề và tàn nhẫn sức lao động của những người dân phu như: Đánh đập, cúp phạt lương, tra tấn, chế độ làm việc hà khắc, không chỗ ở, đói cơm, thiếu áo, sống trong cảnh “địa ngục trần gian”, khiến cho “Mỗi cây cao su mọc lên là có một người công nhân ngã xuống”. Những người công nhân chỉ biết phản ứng bằng những hình thức tự phát như chặt cây cao su, biểu tình, bỏ trốn… nhưng tất cả đều bị đàn áp khốc liệt. Trước tình hình đó, năm 1928, đồng chí Nguyễn Xuân Cừ được Kỳ bộ Thanh niên Cách mạng đồng chí hội Bắc kỳ cử đi “vô sản hóa” ở đồn điền cao su Phú Riềng. Để lãnh đạo các phong trào đấu tranh của công nhân, tháng 4/1928, tổ chức Thanh niên cách mạng Đồng chí hội được thành lập do đồng chí Nguyễn Xuân Cừ làm Bí thư cùng với đồng chí Trần Tử Bình, đồng chí Phạm Thư Hồng, đồng chí Tạ, đồng chí Hòa, đồng chí Doanh và đồng chí Song. Đây chính là bộ phận đầu não lãnh đạo các hoạt động đấu tranh của công nhân cao su Phú Riềng. Từ tổ chức cơ sở này, thực hiện chủ trương phát triển tổ chức Đảng, ngày 28/10/1929, bên bờ suối Làng 3, Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng, còn gọi là Chi bộ Phú Riềng được thành lập, do đồng chí Nguyễn Xuân Cừ làm Bí thư. Đây là chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của tỉnh Bình Phước và đồng thời là chi bộ đầu tiên của ngành cao su Việt Nam. Sự ra đời của Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng – Chi bộ Phú Riềng đã đáp ứng kịp thời yêu cầu đấu tranh cách mạng, nhanh chóng lãnh đạo công nhân cao su đòi quyền lợi bằng các hình thức đấu tranh khác nhau, có tổ chức, kế hoạch với nhiều hình thức. Trong đó, điển hình là cuộc bãi công của 5.000 công nhân cao su năm 1930 làm nên “Phú Riềng Đỏ” anh hùng, phá tan “Địa ngục trần gian”. Sau 8 ngày (từ ngày 30/01/1930 đến 06/02/1930), cuộc đấu tranh đã giành thắng lợi to lớn, ảnh hưởng sâu rộng, góp phần thúc đẩy phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam lên một bước thắng lợi và là mốc son lịch sử trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng của đất nước. Di tích Địa điểm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng ở Phú Riềng là nơi ghi dấu giá trị, tầm quan trọng của đường lối đúng đắn và quá trình phát triển mạnh mẽ của tổ chức Đảng. Ngày nay, “Phú Riềng Đỏ” năm xưa trở thành mảnh đất bạt ngàn cao su, đóng góp “vàng trắng” xây dựng và kiến tạo quê hương Bình Phước ngày càng giàu đẹp. Năm 1985, Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú đã xây dựng đài tưởng niệm, đến năm 2019, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam đầu tư tôn tạo di tích Địa điểm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng ở Phú Riềng khang trang hơn. Ngày nay, di tích Địa điểm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng ở Phú Riềng là địa chỉ ôn lại truyền thống đấu tranh cách mạng, khẳng định và nâng cao niềm tự hào đối với những đóng góp của công nhân cao su nói riêng, giai cấp công nhân, quân dân Bình Phước nói chung đối với sự nghiệp giành độc lập dân tộc. Với những giá trị lịch sử tiêu biểu đó, ngày 12/02/1999, di tích Địa điểm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng ở Phú Riềng được Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin quyết định xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Nguồn: Trang Thông Tin Điện Tử Bảo Tàng Tỉnh Bình Phước
Bình Phước 2206 lượt xem
Di tích Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam tọa lạc tại xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Nơi đây tiền thân là Sở Chỉ huy tiền phương của chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972. Ngày 07/4/1972, Lộc Ninh được giải phóng, sau đó trở thành thủ phủ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Để phù hợp với tình hình mới có lợi cho cách mạng miền Nam, Trung ương Cục và Bộ Tư lệnh Miền quyết định dời căn cứ Quân ủy Miền từ Sóc Con Trăng (Tây Ninh) về đóng tại sóc Tà Thiết. Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam được xây dựng từ năm 1973 tại khu rừng thuộc sóc Tà Thiết nên còn được gọi là “Rừng Chính phủ” hay Căn cứ Tà Thiết. Tại đây, dưới những tán cây lớn và rừng le đan chằng chịt là nơi các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước đã từng sống, chiến đấu và trực tiếp chỉ đạo cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam gồm các đồng chí: Tư lệnh Trần Văn Trà, Phó Tư lệnh Nguyễn Thị Định, Chính ủy Phạm Hùng, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Lê Đức Anh… Riêng nhà ở và làm việc của Thượng Tướng Trần Văn Trà được dựng theo kiến trúc nhà sàn, tại một trảng đất trống trong khu vực sóc của đồng bào dân tộc Khmer. Ngoài ra, tại Căn cứ còn có hệ thống các công trình phục vụ khác như bếp Hoàng Cầm, hầm giao ban, hội trường… Tất cả đều được xây dựng theo lối nhà bán âm (nửa chìm nửa nổi) để hạn chế ánh sáng đèn phát ra ngoài vào ban đêm, vừa bảo đảm an toàn nếu bị địch ném bom. Vật liệu sử dụng chủ yếu bằng cây rừng, mái lợp lá trung quân, mỗi công trình đều có hệ thống giao thông hào thoát hiểm và các hầm trú ẩn. Các hầm chỉ huy, hầm thông tin, hầm quân y… được xây dựng khá rộng, để thuận tiện làm việc cũng như đề phòng khi trên mặt đất không an toàn. Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam tại Tà Thiết đã làm tròn nhiệm vụ bảo vệ và phát triển các hoạt động của Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền trong giai đoạn cuối của kháng chiến chống Mỹ. Tại đây đã diễn ra các sự kiện quan trọng: Nơi đón tiếp các phái đoàn cao cấp của Bộ Chính trị, Bộ Tổng tham mưu, Trung ương Cục để bàn kế hoạch xây dựng lực lượng vũ trang, là nơi triển khai các phương án tác chiến, các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương. Đặc biệt, năm 1975, tại đây, Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh được thành lập, góp phần quan trọng làm nên thắng lợi vẻ vang của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Năm 1994 – 1995, di tích Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã được phục hồi, tôn tạo và đưa vào phát huy giá trị. Đến năm 2018, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Bình Phước thực hiện dự án tu bổ, tôn tạo, bổ sung các hạng mục như: Nhà tưởng niệm, Nhà đón tiếp, Nhà truyền thống, Đài tưởng niệm, Cổng vào khu di tích, Hồ cảnh quan… Di tích Căn cứ Tà Thiết là nơi ghi dấu quá trình hoạt động của Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Ngày nay, di tích vừa là địa chỉ đỏ có ý nghĩa tri ân, giáo dục truyền thống cách mạng, vừa là điểm đến du lịch lý tưởng của du khách.Với những ý nghĩa lịch sử to lớn, ngày 16/11/1988, Bộ trưởng Bộ Văn hóa quyết định xếp hạng di tích Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam là di tích lịch sử quốc gia. Đến ngày 23/12/2015, di tích được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Nguồn: Trang Thông Tin Điện Tử Bảo Tàng Tỉnh Bình Phước
Bình Phước 2036 lượt xem
Di tích Cuộc nổi dậy của đồng bào S’tiêng – xã Phú Riềng chống thực dân Pháp ngày 25/10/1933 (còn được gọi là Mả thằng Tây) tọa lạc tại ngã tư Phú Riềng, xã Phú Riềng, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước. Địa điểm này do thực dân Pháp xây dựng năm 1933 để tưởng nhớ Quận trưởng More – một trong những tên cầm quyền khét tiếng tàn ác của thực dân Pháp trên địa bàn quận Bà Rá thời bấy giờ. Trong những năm đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đẩy mạnh trồng và khai thác cao su ở Nam Kỳ, trong đó có quận Bà Rá thuộc tỉnh Biên Hòa. Pháp xem vùng này là rừng thiêng nước độc và thường gọi với cái tên mỉa mai là “xứ mọi cà răng căng tai”. Chúng biến đây thành nơi đày ải những người chống đối và bắt lao động khổ sai phục vụ cho bọn tư bản đồn điền cao su. Đồng thời, tại đây, chính quyền thực dân Pháp đã thực hiện chính sách chiếm hữu thâm độc, dùng mọi thủ đoạn vắt kiệt sức lao động và làm nhục sắc tộc của đồng bào S’tiêng. Vì bản sắc dân tộc và không thể tiếp tục cuộc sống khắc nghiệt, đồng bào S’tiêng đã đứng lên đấu tranh để chống lại kẻ thù. Năm 1933, hai anh em Điểu Môn và Điểu Mốt (tại Sóc Bù Sum) từng tham gia phong trào nghĩa quân của thủ lĩnh N’Trang Lơng vào những năm 1920, đã đứng lên vận động, quy tụ được khoảng 200 thanh niên dân tộc S’tiêng tham gia nghĩa quân. Sau khi được thành lập, nghĩa quân đã bàn bạc, lên kế hoạch tiêu diệt Quận trưởng More. Ngày 25/10/1933, nghĩa quân tổ chức mai phục, More cưỡi ngựa thúc lính tra xét dân “đi xâu” (đi phục dịch, làm việc không công) thì rơi vào ổ phục kích của nghĩa quân. Quận trưởng More và binh lính tháp tùng đã bị nghĩa quân của ông Điểu Môn và Điểu Mốt tiêu diệt. Thực dân Pháp sau khi đàn áp cuộc nổi dậy của nghĩa quân đồng bào S’tiêng đã lập bia tưởng niệm tên Quận trưởng More. Nhưng đối với nhân dân ta, đây là nơi ghi dấu chiến tích vang dội, một chiến công đã đi vào lòng mỗi người dân Bà Rá, có ý nghĩa và giá trị lịch sử vô cùng to lớn, góp phần giáo dục lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh giành độc lập tự do của đồng bào S’tiêng nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Với những giá trị tiêu biểu, ngày 29/5/1989, Bộ trưởng Bộ Văn hóa quyết định xếp hạng di tích Cuộc nổi dậy của đồng bào S’tiêng – xã Phú Riềng chống thực dân Pháp ngày 25/10/1933 là di tích lịch sử quốc gia. Nguồn: Trang Thông Tin Điện Tử Bảo Tàng Tỉnh Bình Phước
Bình Phước 1984 lượt xem
Núi Bà Rá nằm trên địa phận phường Sơn Giang, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. Đây là một trong 3 ngọn núi cao và hùng vĩ nhất Nam Bộ. Truyền thuyết kể rằng vị tổ của người S’Tiêng có hai người em gái; ông đắp núi Bà Đen cho cô em gái đầu và đắp núi Bà Rá cho người em gái thứ hai để trấn giữ đất đai của người S’Tiêng. Đồng bào S’Tiêng gọi ngọn núi này với cái tên đầy thành kính: “Bơnom Brah”, có nghĩa là “ngọn núi Thần” hay “Thần Núi Yang Yumbra” là vị thần được tôn thờ trên đỉnh núi Bà Rá. Đồng bào Khmer gọi là núi “ Chân Phật”. Với độ cao 723m, địa hình hiểm trở nên núi Bà Rá là nơi ghi dấu nhiều chiến tích anh dũng kiên cường cũng như có nhiều giai thoại, gắn liền các sự kiện lịch sử quan trọng. Tại nơi đây, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là căn cứ hoạt động của những chiến sĩ cách mạng. Đây được xem là căn cứ địa cách mạng vững chắc. Từ năm 1925 đến năm 1941, thực dân Pháp cho xây tại chân núi một nhà tù lớn gồm có 3 camp (trại): Camp A giam cầm bọn trộm cướp lưu manh; Camp B giam cầm nữ tù nhân, chính trị phạm, những người bị tình nghi là cộng sản nhưng không thành án; Camp C giam cầm tù chính trị. Bọn cai tù dùng nhiều thủ đoạn dã man để tra tấn tù nhân, nhưng với tinh thần tự cường các chiến sĩ cộng sản đã biến nhà tù này thành nơi đấu tranh chính trị với thực dân Pháp. Ngọn núi “Thần” này gắn liền với cuộc kháng chiến của người dân Phước Long nói riêng và dân tộc ta nói chung, tại Đồi Bằng Lăng đã xây dựng một nhà bia và một đền tưởng niệm để tưởng niệm các chiến sĩ, quân dân đồng bào đã hi sinh trong kháng chiến ở khu vực Bà Rá. Núi Bà Rá là một thắng cảnh đẹp nổi tiếng với dòng sông Bé uốn quanh co, với Thác Mẹ, Thác Mơ, rừng cây với hệ thực vật đa dạng phong phú được Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) xếp vào hệ thống rừng đặc chủng của cả nước. Từ Đồi Bằng Lăng, bước lên 1.767 bậc đá là lên đến đỉnh núi, đường lên núi khá đẹp được bao phủ bởi một màu xanh nào là trúc, lồ ô, đặc biệt hai bên đường đi có nhiều cổ thụ ướm chừng vài trăm năm tuổi. Trên đỉnh có ngọn ăng ten của Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Phước, cao 48m nhằm đưa sóng truyền hình đến những vùng sâu, vùng xa trong tỉnh. Ở đây còn có một miếu thờ Đức Phật thánh mẫu Thiên Hậu và bà chúa xứ (núi Bà Rá) rất linh thiêng, đang có dự án xây dựng khu tâm linh Phật giáo gắn với du lịch sinh thái tại di tích. Núi Bà Rá còn có hang Dơi, hang bà Bảy Tuyết sâu, rộng rất đẹp. Đây là nơi ẩn trú của quân, dân ta trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Với những giá trị to lớn, di tích Núi Bà Rá – Thác Mơ đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận xếp hạng là di tích lịch sử và thắng cảnh quốc gia ngày 20/4/1995. Nguồn: Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Bình Phước
Bình Phước 1857 lượt xem
Di tích Bồn xăng – Kho nhiên liệu VK98 tọa lạc tại xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Di tích thuộc hệ thống di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh. Tổng kho nhiên liệu VK98 được xây dựng năm 1974, tọa lạc quanh ngọn đồi 117 (tên một điểm cao trong bản đồ quân sự) thuộc xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, với diện tích 10ha, gồm 7 bồn, mỗi bồn có sức chứa 250.000 lít, Tổng kho nhiên liệu VK98 có trữ lượng 1.750.000 lít. Các bồn chứa xăng dầu được hàn bằng thép, mỗi bồn có đường kính 10m, cao 3,5m và cách nhau 100m theo hình tam giác, được chôn dưới lòng đất, bao bọc bởi các loại cây rừng có bố trí bãi chông dày đặc. Các bồn chứa được nối với nhau bằng đường ống dẫn, có độ cao so với mặt đường nên xe đến lấy xăng không phải dùng máy hút mà chỉ cần mở van để nguyên liệu tự chảy vào bồn. Một đại đội gồm 30 chiếc xe bồn (xe xitéc), ngày đêm vận chuyển xăng, dầu từ trạm VK96 Bù Gia Mập về tập kết tại Tổng kho nhiên liệu VK98 và vận chuyển xăng dầu ra chiến trường. Sau ngày giải phóng đất nước, các bồn chứa xăng dầu được Hậu cần Quân khu 7 tháo dỡ, còn lại một bồn phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu của nhân dân. Cùng với các điểm tập kết xăng dầu khác, di tích Bồn xăng – Kho nhiên liệu VK98 đã ghi dấu một thời “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cung cấp xăng dầu, góp phần vào thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày nay, di tích trở thành một trong những địa điểm để tìm hiểu, nghiên cứu về hệ thống đường ống xăng dầu nói riêng, con đường Trường Sơn huyền thoại nói chung trong kháng chiến chống Mỹ. Với những giá trị lịch sử tiêu biểu, Bộ trưởng Bộ Văn hóa quyết định xếp hạng di tích Bồn xăng – Kho nhiên liệu VK98 là di tích lịch sử quốc gia vào ngày 21/4/1989. Ngày 09/12/2013, di tích Bồn xăng – Kho nhiên liệu VK98 tại xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước là di tích nằm trong hệ thống di tích Đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Nguồn: Trang Thông Tin Điện Tử Bảo Tàng Tỉnh Bình Phước
Bình Phước 1689 lượt xem
Sân bay quân sự Lộc Ninh nằm cách trung tâm thị trấn Lộc Ninh khoảng 500m. Sân bay được lắp ghép toàn bộ bằng những vỉ sắt (Tec-nich) thay cho bê tông, nằm trên một khu đồi bằng phẳng có diện tích 50.000m2. Đây là sân bay được Mỹ ngụy xây dựng ngày 10/3/1965 để sử dụng cho việc tiếp tế lương thực, đạn dược và di chuyển phương tiện chiến tranh cho Lộc Ninh - Campuchia. Do thời gian và nhiều yếu tố khác, sân bay quân sự Lộc Ninh không còn được nguyên vẹn như xưa, chỉ còn lại đường băng không còn những tấm vỉ sắt. Sau ngày Lộc Ninh được giải phóng ngày 07/4/1972, sân bay thuộc về chính quyền cách mạng lâm thời, là nơi đánh dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng: ngày 31/01/1973, Thượng tướng Trần Văn Trà dẫn đầu phái đoàn quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam bay về Sài Gòn dự phiên họp đầu tiên của Ban liên hiệp Quân sự bốn bên tại trại Davis (Sài Gòn). Cũng tại đây, ngày 12/02/1973 ta trao trả 27 sỹ quan, binh lính và nhân viên quân sự Mỹ, họ đã cảm ơn bộ đội ta đã giúp họ thoát chết và được trở về đoàn tụ với gia đình, chúng ta cũng đã đón hàng trăm người con ưu tú, trung kiên từ các nhà tù của Mỹ - Ngụy trở về, giữa hai hàng quân ngụy lăm lăm tay súng, anh chị em tù nhân không nhấc nổi bước chân, họ phải dìu, cõng nhau đi, lột bỏ quần áo tù nhân và hô to khẩu hiệu “Không có gì quý hơn độc lập tự do” . Hàng ngàn đồng bào Lộc Ninh tay cầm cờ hoa để đón chào những người chiến thắng trở về trong niềm xúc động khôn tả, nước mắt rơi đầy (trích Lộc Ninh lịch sử và truyền thống (1930 -2000)). Từ ngày 12/02/1973 đến ngày 28/3/1973, đã diễn ra 4 đợt trao trả tù binh tại sân bay này và cùng với 5 địa điểm khác trên cả nước, đã trao trả 26.492 người, các tháng tiếp sau đó tháng 4, 5, 6, ta vẫn tiếp tục trao trả tù binh. Ngày 7/3/1974, nhóm tù binh cuối cùng được trao trả, trong đó có bà Võ Thị Thắng, hình ảnh nụ cười của bà - người nữ sinh đấu tranh cho độc lập dân tộc bị cầm tù khi bước xuống sân bay quân sự Lộc Ninh. Đó là một hình ảnh đẹp không thể nào quên. Nụ cười ấy đã đi vào thơ văn như một hình ảnh thật đẹp: “Rất tự nhiên người con gái đó, đã đem nụ cười vào lịch sử ngàn năm” và nụ cười ấy cũng chứng minh cho câu nói đanh thép trước đó của bà "Liệu chính quyền các ông có tồn tại đến 20 năm để cầm tù tôi không?". Cũng tại đây ngày 12/9/1973, ta đón đoàn Ủy ban quốc tế và các vị đại sứ, trưởng phó đoàn của Ủy ban quốc tế về thăm và làm việc tại Lộc Ninh. Sau này nhiều người Mỹ đã tìm đến chiến trường xưa trong các chuyến du lịch Việt Nam để nhớ lại “Lộc Ninh ngày ấy”. Lịch sử đã sang trang, quá khứ đã khép lại nhưng với họ Lộc Ninh ngày ấy không bao giờ là dĩ vãng. Di tích Sân bay quân sự Lộc Ninh không chỉ là niềm tự hào mà còn là bằng chứng tố cáo tội ác xâm lược của bọn đế quốc, bè lũ tay sai của chúng, qua đó để giáo dục tinh thần cách mạng, truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau cũng như thu hút khách du lịch khi đến với tỉnh Bình Phước. Sân bay Lộc Ninh được Bộ Văn hóa công nhận xếp hạng di tích lịch sử quốc gia ngày 12/12/1986. Nguồn: Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Bình Phước
Bình Phước 1679 lượt xem
Di tích lịch sử Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là một ngôi nhà tại Thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, đoạn cuối đường Hồ Chí Minh – con đường chiến lược Bắc – Nam. Ngày 7/4/1972, Lộc Ninh được hoàn toàn giải phóng. Đây là huyện đầu tiên giải phóng trên toàn miền Nam. Từ đó, Lộc Ninh là nơi tập trung các cơ quan Chính trị, Quân sự, Hậu cần… Đặc biệt là Nhà Giao tế – Trụ sở của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Ngôi nhà được xây dựng từ năm 1911, là văn phòng làm việc của công ty cao su Xét – Xô của Pháp, để quản lý việc khai thác mủ cao su ở Lộc Ninh. Nhà được xây dựng theo lối nhà sàn của đồng bào dân tộc thiểu số, cho nên nhân dân trong vùng vẫn quen gọi là Nhà “Cao Cẳng”. Trong chiến dịch Nguyễn Huệ (1972), ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn. Tháng 03/1973, trước nhu cầu tình hình công tác trên mặt trận ngoại giao, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thống nhất chọn vị trí nền ngôi nhà “Cao Cẳng” để xây dựng trụ sở cách mạng với đồ án bản vẽ thiết kế của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát. Ngôi nhà xây dựng để đón tiếp các phái đoàn ngoại giao trong và ngoài nước nên gọi là “Nhà Giao tế”. Sau hơn một tháng thi công, công trình bề thế, khang trang đã được hoàn thành, gồm một trệt và một lầu. Tầng trệt xây dựng bằng bê tông chắc chắn, dùng để hội họp, mitting và cũng là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa văn nghệ. Tầng lầu được xây dựng bằng gỗ, có lan can bao quanh được thiết kế theo kiểu phòng khánh tiết, mái tôn “5 nóc, 4 mái” được sơn đỏ. Tại phòng này, năm 1973 đã diễn ra hội nghị quân sự bốn bên giữa Việt Nam và Mỹ; Hội nghị bốn bên bàn về các điều khoản đã được ký trong Hiệp định Paris dưới sự giám sát của Ủy ban Quốc tế ICCS, gồm bốn nước thành viên: Ba Lan, Canada, Hunggary và Indonexia. Trong thời gian họp đều có sự phân chia rõ ràng từ lối đi, vị trí ngồi họp và vị trí ngồi nghỉ trong giờ giải lao… đều được bố trí riêng biệt. Đại diện của bốn phái đoàn ngồi họp trong một bàn tròn lớn, Ủy ban Quốc tế ngồi họp trong cùng một bàn tròn nhỏ, bốn bàn nhỏ bốn góc nhà là vị trí ngồi của tùy viên bốn bên. Tất cả đều đặt dưới lá cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Hai bên có hai cầu thang đi lên. Nhìn từ trong ngôi nhà nhìn ra, cầu thang phía bên phải là lối đi của Quân đội nhân dân Việt Nam, bên trái là lối đi của quân sự Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Việc chọn bàn vuông hay bàn tròn để ngồi họp cũng là vấn đề mà các bên quan tâm. Khi họp ở trại David (Sài Gòn) hay họp ở Paris, Ban liên hợp quân sự bốn bên đã sử dụng bàn vuông hay bàn hình chữ nhật để ngồi họp nhưng khi họp ở Nhà Giao tế thì lại chọn bàn tròn. Bởi bàn tròn là thể hiện sự bình đẳng và tôn trọng giữa các bên, còn nếu là bàn vuông hay bàn hình chữ nhật thì một trong bốn bên khi đứng lên phát biểu trong cuộc họp thì giống như bên đó là chủ tọa cuộc họp. Còn sử dụng bàn tròn thì các bên đều ngang hàng như nhau. Nhà Giao Tế ra đời đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, là chứng tích chứng minh về sự thất bại của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, bên cạnh đó là sự đấu tranh anh dũng, khôn khéo của quân và dân ta trên cả hai mặt trận quân sự và ngoại giao trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Di tích Trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Nhà Giao tế) đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia ngày 12/12/1986. Nguồn: Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Bình Phước
Bình Phước 1609 lượt xem
Đường Hồ Chí Minh - cầu nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam, là căn cứ địa vững chắc của chiến trường Nam Đông Dương trong kháng chiến chống Mỹ. Như chúng ta biết, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nguồn nhiên liệu xăng dầu là một yêu cầu cấp thiết để phục vụ cho cuộc chiến tranh quy mô và thần tốc. Bình Phước mảnh đất “miền Đông gian lao mà anh dũng” rất vinh dự và tự hào khi trên địa bàn tỉnh có hai điểm di tích thuộc hệ thống di tích đặc biệt đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh là di tích Bồn Xăng – Kho nhiên liệu VK98 và Điểm cuối đường ống dẫn xăng dầu VK96. Trải qua những năm tháng hết sức gian khổ, bất chấp điều kiện địa hình, thời tiết khắc nghiệt và sự đánh phá ngăn chặn quyết liệt của kẻ thù, sau 6 năm (từ năm 1968 đến 1974), bộ đội đường ống Trường Sơn đã xây dựng, bảo vệ vận hành thông suốt tuyến đường ống xăng dầu dài 5.000km và hệ thống kho xăng dầu gần 3 vạn tấn từ biên giới phía Bắc của Tổ quốc xuyên dọc Trường Sơn vào đến Bù Gia Mập. Bù Gia Mập là điểm cuối cùng đường ống dẫn xăng dầu Bắc - Nam. Từ đây, nguồn xăng dầu được chở bằng xe bồn (hoàn toàn bí mật) về các Bồn xăng - Kho nhiên liệu VK98, VK99 ở Lộc Ninh. Di tích Điểm cuối đường ống dẫn xăng dầu VK96 còn có những tên gọi khác như: ký hiệu K22, Ô30. Sau này sử dụng mật danh là VK. Điểm cuối hệ thống tuyến đường ống dẫn xăng dầu này là VK96, tiếp đến các bồn xăng ở Lộc Ninh là VK98 (Lộc Quang), VK99 (Lộc Hòa). Di tích chính là nơi ghi dấu những chiến công to lớn và thầm lặng của bộ đội, bộ đội xăng dầu, thanh niên xung kích, quân dân địa phương... trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, là minh chứng cho một trong những huyền thoại của con đường Trường Sơn lịch sử, đó là hệ thống đường ống dẫn xăng dầu Trường Sơn, là một trong những kỳ tích của Đoàn 559. Đây là một trong 3 hệ thống chủ lực của đường mòn chiến lược Hồ Chí Minh, thể hiện cho tinh thần quật cường, ý chí sắt đá của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là thắng lợi của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Trong đó, hệ thống tuyến đường ống dẫn xăng dầu - đường Trường Sơn là hiện thân của ý chí sắt đá, thể hiện ý chí quyết thắng, lòng dũng cảm, khát vọng độc lập, quyết tâm giải phóng miền Nam, thu non sông về một mối của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, là biểu tượng sáng ngời của tình đoàn kết chiến đấu thủy chung giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Tuyến đường Trường Sơn đã tồn tại trong lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước như một huyền thoại với cái tên “Đường mòn Hồ Chí Minh”. Hệ thống tuyến đường ống dẫn xăng dầu - đường Trường Sơn, con đường nối liền Nam - Bắc gắn với bao chiến công hào hùng của toàn dân tộc trong những năm tháng kháng chiến mãi mãi là niềm tự hào to lớn, cổ vũ, động viên toàn quân, toàn dân ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta ngày nay. Với ý nghĩa lịch sử to lớn đó, di tích Bồn Xăng - Kho nhiên liệu VK98 huyện Lộc Ninh và di tích Điểm cuối đường ống dẫn xăng dầu VK96 huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước nằm trong hệ thống di tích đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận di tích quốc gia đặc biệt ngày 09/12/2013. Nguồn: Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Bình Phước
Bình Phước 1575 lượt xem
Di tích Mộ 3.000 đồng bào An Lộc bị đế quốc Mỹ tàn sát ngày 03/10/1972 (còn gọi là Mộ tập thể 3.000 người) tọa lạc tại phường An Lộc, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước, là một trong những chứng tích ghi dấu tội ác chiến tranh mà Mỹ – ngụy đã gây ra cho nhân dân ta nói chung và nhân dân Bình Long nói riêng trong kháng chiến chống Mỹ. Năm 1971, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam họp thông qua quyết tâm đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ và tay sai, Chiến dịch Nguyễn Huệ được mở với hướng tấn công chủ yếu trên đường 13 và khu vực quyết chiến Lộc Ninh, An Lộc thuộc tỉnh Bình Long. Ngày 07/04/1972, Lộc Ninh hoàn toàn giải phóng, quân ta tiếp tục tiến công nhằm giải phóng thị xã An Lộc. Trước sự tấn công như vũ bão của bộ đội chủ lực, địch ra sức giữ thị xã vì An Lộc mất thì Bình Long mất và “Bình Long mất, Sài Gòn không còn”. Trong suốt 32 ngày đêm (từ ngày 13/04 đến 15/05/1972), chiến sự diễn ra vô cùng ác liệt, địch tập trung lượng lớn hỏa lực, pháo, đạn, bom cày nát mặt đất, hàng ngàn đồng bào bị sát hại, tài sản, nhà cửa bị phá hủy nặng nề. Địch còn nhẫn tâm cho máy bay B52 thả bom vào bệnh viện thị xã An Lộc, nơi mà phần lớn đồng bào tập trung để tránh đạn pháo và cũng là nơi binh lính địch bị thương đang được cứu chữa, khiến nhiều người bị tử nạn. Để giải quyết số thương vong, địch đã sử dụng xe thùng, xe ủi thu gom và ủi hàng ngàn tử thi xuống hố chôn, tạo nên một ngôi mộ tập thể trên 3.000 người và dựng nên tấm bia “Tổ quốc ghi công” để lừa bịp nhân dân. Ngày nay, di tích Mộ 3.000 đồng bào An Lộc bị đế quốc Mỹ tàn sát ngày 03/10/1972 đã được đầu tư tu bổ gồm các công trình: Đài tưởng niệm, Nhà bia tưởng niệm, Nhà đón tiếp…Di tích là nơi để tưởng niệm những hy sinh, mất mát của Quân chủ lực Miền và quân dân Bình Long trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, là nơi để nhân dân và du khách đến tưởng niệm, tìm hiểu về truyền thống lịch sử đấu tranh cách mạng hào hùng, vẻ vang của quân dân thị xã Bình Long. Ngày 01/4/1985, di tích Mộ 3000 đồng bào An Lộc bị đế quốc Mỹ tàn sát ngày 03/10/1972 được Bộ trưởng Bộ Văn hóa quyết định xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Nguồn: Trang Thông Tin Điện Tử Bảo Tàng Tỉnh Bình Phước
Bình Phước 1524 lượt xem
Tàu Ô là tên gọi xuất phát từ suối Tàu Ô chảy ngang qua Quốc lộ 13 thuộc ấp 4, xã Tân Khai. Trong Chiến dịch Nguyễn Huệ, chốt chặn Tàu Ô có vị trí cách cống Tàu Ô (đoạn suối Tàu Ô chảy qua Quốc lộ 13) khoảng 400m về hướng Bắc. Đây là một điểm chốt quan trọng trong hệ thống chốt chặn của Sư đoàn 7. Chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô đã góp phần vào thành tích chung của Chiến dịch Nguyễn Huệ trong Cuộc tiến công chiến lược năm 1972, góp phần đưa cuộc kháng chiến của dân tộc ta bước sang giai đoạn toàn thắng cả về quân sự và trên nghị trường, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán hòa bình, ký Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. Để tưởng nhớ cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 7, quân và dân địa phương trong Chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972 đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc, năm 2009, được sự quan tâm về vật chất của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Phước, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Ban liên lạc Cựu Chiến binh Sư đoàn 7, Sư đoàn 7 đã tổ chức xây dựng công trình Tượng đài chiến thắng Tàu Ô trên diện tích 11.451,7m2. Công trình gồm 2 hạng mục chính: Nhà bia tưởng niệm và Tượng đài chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô. Di tích đã trở thành địa chỉ đỏ của các chuyến về nguồn, tham quan, học tập của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Di tích Địa điểm Chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô là di tích tiêu biểu, có ý nghĩa, giá trị lịch sử to lớn. Ngày 29/3/2012, di tích Địa điểm Chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô được Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Nguồn: Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Bình Phước
Bình Phước 1485 lượt xem