KHÁM PHÁ LỄ HỘI ĐỘC ĐÁO TẠI HÀ GIANG

Đến với Việt Bắc nói chung và Hà Giang nói riêng, du khách sẽ được thưởng thức, chiêm ngưỡng một lễ hội mang ý nghĩa tâm linh, độc đáo, của đồng bào dân tộc Tày. Hãy nghe Trương Thị Kiều Nhung một travel blogger nổi tiếng bật mí .

Nhắc đến Việt Bắc, ta không chỉ nhắc đến một vùng đất thiêng được thiên nhiên ban tặng những cảnh quan hùng vĩ, mà đó còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống quý báu được nhân dân các dân tộc nơi đây luôn gìn giữ và phát huy. Mỗi bản làng, mỗi vùng đất là một phong tục, tập quán khác nhau. Việt Bắc là cái nôi của truyền thống cách mạng Việt Nam, nơi sinh tụ lâu đời của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông,... Để giờ đây, “Hành trình qua những miền di sản Việt Bắc” cùng với sự hiền hậu, thật thà, chất phác của con người nơi đây đã tô điểm thêm cho một Việt Bắc đầy ấm áp trong lòng những du khách thập phương khi tới đây.  

                                    Nguồn: Sưu tầm

Đến với Việt Bắc nói chung và Hà Giang nói riêng, du khách sẽ được thưởng thức, chiêm ngưỡng một lễ hội mang ý nghĩa tâm linh, độc đáo, mang đậm giá trị nhân văn của đồng bào dân tộc Tày - Lễ hội Lồng tồng (Lễ hội xuống đồng). Lễ hội Lồng tồng ở Hà Giang nhiều năm qua được ví như một “bảo tàng sống," là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, tâm linh của đồng bào dân tộc Tày nơi đây. Đây là một nghi lễ nông nghiệp cổ xưa, mang đậm dấu ấn tín ngưỡng phồn thực.

                                    Nguồn: Sưu tầm

Lồng tồng (còn là lồng tông theo tiếng Tày, Nùng, hay lồng tồng theo tiếng Dao; Lùng tùng, theo tiếng Nùng), có nghĩa là "xuống đồng". Lễ hội Lồng tông được người dân nơi đây coi là lễ hội quan trọng bậc nhất, gắn liền với nông nghiệp trồng trọt, được tổ chức hàng năm nhằm gửi gắm những mong ước của con người. Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày là một lễ hội rất quan trọng đối với người dân tộc thiểu số vùng cao. Một nét đẹp trong văn hóa của những người dân tộc miền núi, họ tin vào đấng thần linh của họ, họ làm việc chăm chỉ để mong muốn có được quả ngọt vào thời điểm cuối vụ. Để lo lắng đầy đủ cho cả gia đình, họ đã lao động miệt mài suốt một năm vất vả và luôn tin vào đấng thần linh sẽ luôn che chở giúp đỡ họ. 


                                    Nguồn: Sưu tầm

Lễ hội Lồng tồng thường gồm 3 phần chính: Khai mạc, Diễn hóa và Kết thúc. Khai mạc là lúc bắt đầu lễ hội với nghi thức mở đầu, Diễn hóa là phần chính với các màn biểu diễn nghệ thuật và trình diễn văn hóa, cuối cùng là Kết thúc, kết thúc một chuỗi hoạt động của lễ hội

1. Khai mạc

Khi lễ hội bắt đầu với phần Khai mạc, người ta thường tổ chức các nghi lễ tôn vinh các vị thần linh, tổ tiên và các linh vật bảo hộ. Ý nghĩa của phần này là khởi đầu cho chuỗi sự kiện, tạo ra không khí trang trọng và thiêng liêng. Việc khai mạc cũng đánh dấu sự kết nối giữa con người và thế giới tâm linh, là cơ hội để cộng đồng thể hiện lòng thành và tôn kính đối với những người tiên khởi.

                                    Nguồn: Sưu tầm

2. Diễn hóa

Diễn hóa là trọng tâm của lễ hội, nơi mà nghệ thuật và văn hóa được thể hiện một cách đặc sắc. Các màn trình diễn như diễn kịch, múa rối, và các nghệ thuật biểu diễn khác không chỉ mang lại giây phút giải trí mà còn là cách để truyền đạt và duy trì những câu chuyện, tập tục, và giá trị truyền thống. Phần này thường tạo nên không khí vui tươi, hứng khởi, kích thích sự sáng tạo và sự đoàn kết trong cộng đồng.

                                    Nguồn: Sưu tầm


                                    Nguồn: Sưu tầm

3. Kết thúc:

Phần Kết thúc của lễ hội Lồng tồng thường được tổ chức với những nghi thức và hoạt động đặc biệt, nhằm đưa lễ hội đến hồi kết. Ý nghĩa của Kết thúc không chỉ là sự chấm dứt một chuỗi sự kiện, mà còn là cơ hội để cộng đồng đánh giá và tổng kết những gì đã xảy ra. Ngoài ra, phần này cũng có thể bao gồm các hoạt động tâm linh như lễ cầu phúc hay lễ cảm ơn, giúp mọi người tận hưởng những giá trị tích cực mà lễ hội mang lại.

                                    Nguồn: Sưu tầm

Lễ hội Lồng tồng của dân tộc Tày gắn với tín ngưỡng về nông nghiệp là một hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tính cố kết cộng đồng, thể hiện khát vọng của người dân trong sự hòa hợp trời đất, âm dương; cầu mong cho con người khoẻ mạnh, cuộc sống no đủ, vạn vật sinh sôi... Những trò chơi trong lễ hội thể hiện nét đẹp tâm hồn phong phú, gắn với thiên nhiên, gắn với những tập tục văn hoá lâu đời của cư dân lúa nước.

                                    Nguồn: Sưu tầm

Lễ hội Lồng tông là một trong những nét văn hoá độc đáo của dân tộc Tày, góp phần làm phong phú kho tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam, ... đồng thời lễ hội là dịp để người dân hội tụ giao lưu văn hoá, tình cảm, tăng thêm sự hiểu biết, đoàn kết dân tộc, ôn lại truyền thống của quê hương, đất nước, khơi dậy niềm tự hào truyền thống dân tộc, tạo điều kiện để các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian, dân tộc phát triển, kết hợp giữa văn hóa truyền thống với văn hóa đương đại, tạo nên đời sống văn hoá tinh thần vui tươi, lành mạnh, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

04 Tháng 07, 2024 26

Bài viết liên quan

Reviews 63 tỉnh thành