Thánh địa Mỹ Sơn - nét đặc sắc trong nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của nền văn hóa Chăm Pa

Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1999 và nơi đây đã từng tiếp chân hàng nghìn khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Hãy nghe Thái Thùy Trâm (Hà Tĩnh) một travel blogger nổi tiếng bật mí .

Nhắc đến Quảng Nam, ta lại nhớ đến một vùng đất giàu truyền thống văn hóa với hai di sản văn hóa thế giới là Phố cổ Hội An và khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn. Nếu phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vì đây là nơi có sự kết hợp của các nền văn hóa qua các thời kỳ thì Thánh địa Mỹ Sơn Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới nhờ vào những nghệ thuật kiến trúc ấn độ giáo và thể hiện được rõ nét nền văn hóa của vương quốc Chăm Pa một thời.

 Thánh địa Mỹ Sơn nằm ở khu vực thượng lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng núi phía tây của huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Là một công trình kiến trúc nghệ thuật tinh vi và đặc sắc của vương quốc Chăm Pa từ cuối thế kỉ IV đến thế kỉ VIII. Cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km và cách Trà Kiệu 10km, Thánh địa Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng hẹp có đường kính khoảng 2km, bao vây bởi nhiều dãy núi hùng vĩ. Mỹ Sơn có tổng cộng 13 nhóm công trình với hơn 70 kiến trúc đền tháp, cho đến ngày nay, dù bị mưa bom bão đạn tàn phá những vẫn giữ nguyên nghệ thuật kiến trúc điêu khắc đến nền văn hóa của người Chăm sau khi trãi qua nghìn năm vẫn còn tồn tại.

                               Nét điêu khắc thật tinh vi và độc đáo nơi Thánh địa Mỹ Sơn (ảnh sưu tầm) 

Hầu hết các đền tháp và các công trình phụ đều được xây bằng gạch với một kỹ thuật tinh tế. Các mô típ trang trí hoa văn trên các trụ đá cùng với những tượng tròn và phù điêu sa thạch được chạm khắc dựa theo các thần thoại Ấn Độ giáo … Sự kết hợp hài hòa với những mô típ chạm trổ tinh xảo trên các mảng tường gạch ngoài tháp đã tạo cho quần thể đền tháp Mỹ Sơn vẻ đẹp mỹ miều sinh động mang những nét đặc trưng nhất của các phong cách nghệ thuật Chăm Pa.

Đền tháp Chăm thường có cửa quay về hướng đông – hướng của thần Siva ngự trị. Nhưng tại Mỹ sơn vẫn có một vài ngôi tháp quay về hướng tây hoặc có cả 2 cửa trổ về 2 hướng đông tây biểu hiện tư tưởng hướng về thế giới bên kia của những vị vua sau khi chết đựơc phong thần và để tỏ lòng hoài niệm tổ tiên.

Mỗi khu đền tháp đều có một tháp chính và các tháp nhỏ xung. Ngôi đền chính tượng trưng cho ngọn núi Meru- trung tâm vũ trụ, nơi hội tụ của thần linh. Mỗi tháp có 3 phần: chân tháp, mình tháp và đỉnh tháp, tượng trưng cho 3 vị thần: Brahma, Vishnu, Siva tương ứng với 3 thế giới: thế giới trần tục, thế giới tâm linh và thế giới thần linh.

                                                                           (Ảnh sưu tầm)

Nhìn chung, các công trình kiến trúc nơi đây đều được xây dựng bằng gạch nung và có thể là đá sa thạch. Những viên gạch được chồng khít lên nhau mà không thấy một lớp vôi vữa nào. Hiện có rất nhiều giả thuyết về kỹ thuật xây dựng tháp Chăm: xây dựng bằng gạch chưa nung hoặc dùng vữa bằng bột đất sét nơi gạch được xây dựng để xây tháp hoặc xây tháp bằng phương pháp mài,.. Tuy nhiên, cho đến ngày nay thì kỹ thuật xây dựng tháp vẫn là một điều bí ẩn.

Ngoài ra, khách du lịch sẽ được tận mắt tận hưởng những điệu múa của người Chăm Pa thời xưa và các tiết mục ca hát, ca ngợi thần linh,…hơn nữa, ở đây khách du lịch sẽ được nghe đến những câu chuyện kỳ bí của vương quốc Chăm Pa mà đến ngày nay khoa học vẫn chưa giải đáp ra và sẽ có chỗ ăn, ở, nghĩ ngơi cho khách du lịch nếu muốn ở lại qua đêm.

                      Màu vàng tươi của gạch nung vẫn sáng mãi dù rêu phong, mưa nắng (ảnh sưu tầm)

Sau khi đã đi hết các khu vực tham quan ở đây cũng như được nghe giới thiệu về thánh địa Mỹ Sơn, du khách sẽ được trải nghiệm nét văn hóa của người Chăm Pa cổ qua những chương trình biểu diễn nghệ thuật như thổi kèn, múa. Những vũ điệu Siva đầy uyển chuyển, cuốn hút sẽ để lại những ấn tượng thật khó phai.


28 Tháng 06, 2024 167

Bài viết liên quan

Reviews 63 tỉnh thành