Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel
Tải ứng dụng 63Stravel
Snow Town Sài Gòn là điểm đến trượt tuyết nổi bật, thu hút giới trẻ Sài Thành với hàng loạt trò chơi hấp dẫn và trải nghiệm đầy thú vị. Hãy nghe Phương Nguyễn (TP HCM) một travel blogger nổi tiếng bật mí .
Khi nhắc đến mùa đông, chúng ta thường tưởng tượng đến những ngôi nhà rực rỡ sắc màu, nổi bật trên nền tuyết trắng tinh khôi – nơi gia đình và bạn bè tụ họp bên lò sưởi ấm áp. Nhưng ở vùng nhiệt đới như Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn, liệu có cách nào để biến giấc mơ mùa đông này thành hiện thực? Đừng lo, hãy cùng mình khám phá Snow Town, nơi mang đến khung cảnh mùa đông châu Âu đầy sống động ngay giữa lòng thành phố nhé!
Nằm tại quận 2, Snow Town Sài Gòn, hay còn gọi là Làng Tuyết Sài Gòn, không chỉ đơn thuần là một khu vui chơi cho trẻ em. Được thiết kế như một thị trấn nhỏ phủ tuyết trắng xóa như mùa đông châu Âu, nơi đây mang đến trải nghiệm thú vị cho cả gia đình với nhiều trò chơi trên tuyết. Điểm nhấn của Snow Town Sài Gòn chính là lớp tuyết dày mịn, được tạo nên bởi công nghệ làm tuyết hiện đại từ Nhật Bản. Snow Town là khu vui chơi giải trí độc đáo, nơi bạn có thể trải nghiệm cảm giác "mùa đông châu Âu" với lớp tuyết trắng xốp, mịn dày đến 35cm, và nhiệt độ duy trì ổn định ở mức 18 độ C trong khuôn viên rộng 4.000m², không quá lạnh nhưng đủ để mang lại cảm giác mát mẻ, dễ chịu, Snow Town là điểm đến lý tưởng để tận hưởng không khí mùa đông giữa lòng Sài Gòn.
Nguồn ảnh: sưu tầm
Tại Snow Town Sài Gòn, cả gia đình sẽ như lạc vào câu chuyện cổ tích châu Âu, với hình ảnh những ngôi nhà gỗ phủ tuyết, ánh đèn ấm áp bên ô cửa sổ, và cây thông lung linh cạnh lò sưởi. Không chỉ ngắm nhìn, bạn còn được cảm nhận vẻ đẹp của tuyết qua các hoạt động thú vị như: từ trượt tuyết, nặn người tuyết đến chụp ảnh giữa không gian tuyết rơi, mỗi góc nhỏ của Snow Town đều mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị và độc đáo khó quên. Đừng quên ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ giữa khung cảnh lãng mạn và tràn đầy niềm vui nơi đây. Sau đó, bạn có thể ghé qua khu nhà hàng và quán cà phê để thưởng thức các món ăn nhanh và đồ uống đa dạng, hấp dẫn từ Snow Town, làm cho chuyến đi thêm trọn vẹn.
Nguồn ảnh: sưu tầm
Snow Town thiết kế nhiều khu vực trò chơi đa dạng, phù hợp với mọi lứa tuổi, mang đến vô vàn trải nghiệm thú vị như chơi nhà banh, bắn súng đạn xốp, chơi game thực tế ảo VR,... Ngoài phí vào cổng, bạn cần trả thêm phí để tham gia các trò chơi tại đây. Đến với ngôi làng tuyết xinh đẹp như Snow Town, bạn chắc chắn không thể bỏ qua trò chơi trượt tuyết hấp dẫn nhất. Với dốc tuyết cao gần 8m, cảm giác trượt qua lớp tuyết trắng xóa sẽ mang đến sự thích thú tột cùng. Nếu bạn sợ độ cao hoặc chưa tự tin thử, đừng lo lắng, Snow Town có đầy đủ dụng cụ bảo hộ an toàn và đội ngũ huấn luyện viên chuyên nghiệp luôn sẵn sàng hướng dẫn tận tình. Bạn chỉ cần làm theo và tận hưởng cảm giác mới mẻ này!
Một hoạt động độc đáo khác tại Snow Town Sài Gòn là tự tay nặn người tuyết. Nếu trước giờ bạn chỉ thấy cảnh này qua màn ảnh, giờ đây, với lớp tuyết mịn và dày, bạn có thể tự do nặn những người tuyết đáng yêu với đủ kích cỡ và trang trí theo ý thích của mình. Để trò chơi thêm phần thú vị và tạo nhiều kỷ niệm đẹp, hãy rủ bạn bè hoặc người thân tham gia cùng nhé!
Nguồn ảnh: sưu tầm
Snow Town không chỉ là điểm vui chơi nổi tiếng mà còn rất chiều lòng du khách với khu ẩm thực đa dạng ngay tại đây. Khu ăn uống tại Snow Town được đánh giá cao nhờ chất lượng món ăn phong phú, từ ẩm thực Mỹ, Nhật, Hàn đến các món Việt Nam, mang đến cho du khách trải nghiệm ẩm thực đa dạng, hấp dẫn. Đây cũng là lựa chọn phổ biến của các bậc phụ huynh khi muốn tổ chức tiệc sinh nhật cho các bé, nhờ không gian rộng rãi, thoải mái và khu vực trò chơi an toàn. Tại Snow Town, các bé sẽ có cơ hội tận hưởng một buổi tiệc sinh nhật vui vẻ và đáng nhớ.
Nguồn ảnh: sưu tầm
Nếu bạn muốn tận hưởng những trò chơi thú vị giữa không gian tuyết trắng, ngắm nhìn cảnh tuyết rơi, chụp hình cùng những bông tuyết, hay tự tay nặn người tuyết, thì Snow Town Sài Gòn chính là điểm đến lý tưởng mà bạn không thể bỏ qua. Vì vậy, khi có dịp ghé thăm Sài Gòn, đừng quên đến khu vui chơi nổi tiếng này để thỏa sức vui đùa và lưu giữ những kỷ niệm đáng nhớ.
Những ngày nắng nóng gay gắt thì ai cũng mong muốn được thả mình trong làn nước trong xanh mát lành. Tới công viên nước Đầm Sen bạn có thể xua tan mọi mệt mỏi trong cuộc sống mà công viên nước Đầm Sen giá vé không tưởng sẽ là địa điểm du lịch lý tưởng cho mọi du khách trong những ngày Sài Gòn “thiếu thốn” những cơn mưa. Với không gian hài hòa được kết hợp với những dòng sông đầy lãng mạn làm tan đi những lo lắng buồn phiền đồng thời cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho một ngày mới. Đến với Công viên nước Đầm Sen, các bạn sẽ cảm nhận ngay về một ốc đảo xanh mát tọa lạc ngay giữa lòng thành phố. Với 36 thiết bị trò chơi dưới nước hiện đại cùng một hồ tạo sóng mát lạnh rộng 3000m2 hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn nhiều cảm giác thư giãn thú vị. Công viên nước hiện đại rộng 3000m2 với công nghệ tạo sóng hiện đại và 31 trò chơi đầy thử thách. Du khách sẽ được trải nghiệm không gian mát lạnh như nằm trong ốc đảo xanh tọa lạc giữa lòng Sài Gòn. Đắm mình vào những làn sóng khỏe khoắn mà đầy lãng mạn để xua đi những mệt mỏi, gánh nặng cuộc sống. Nạp lại năng lượng cho một tuần làm việc mới. Khi đến Công viên nước Đầm Sen, bạn sẽ được trải nghiệm những trò chơi sau: Hồ Thiếu Nhi, Hồ Tạo Sóng, Máng Trượt Phao 3 – Boomerang, Massage Tia Nước, Siêu Tốc – Kamizake, Lốc Xoáy – Tornado,.. và nhiều trò chơi khác.
TP Hồ Chí Minh 2116 lượt xem
Từ tháng 1 đến tháng 12
Ho chi minh Opera House có địa chỉ tại số 7 đường Công Trường Lam Sơn, phường Bến Nghé, quận 1. Là một trong những công trình tại tp Hồ Chí Minh thuộc loại lâu đời theo lối kiến trúc Tây Âu đầy hoa mỹ. Nhà hát Lớn Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những công trình kiến trúc, văn hóa tiêu biểu của thành phố hiện nay. Mặt tiền của nhà hát thì hướng ra Công trường Lam Sơn và đường Đồng Khởi. Còn ở bên cạnh là hai khách sạn lớn là Caravelle và Continental. Với vị trí thuận lợi tại trung tâm thành phố, nhà hát không chỉ là nơi tổ chức các sự kiện mà còn là một địa điểm du lịch lý thú thu hút rất nhiều du khách tới tham quan và chiêm ngưỡng. Nhà hát lớn Sài Gòn còn là một đối trọng về mặt kiến trúc với Nhà hát lớn Hà Nội. Tác giả của tòa kiến trúc cổ kính này chính là các kiến trúc sư Ernest Guichard, Eugène Ferret và Félix Olivier. Được xây dựng vào năm 1900 theo lối kiến trúc “flamboyant” của thời Đệ tam cộng hòa Pháp. Cửa mặt tiền của nhà hát lớn chịu ảnh hưởng rõ nét nghệ thuật của Bảo tàng Petit Palais xuất hiện cùng năm tại Pháp. Bên trong thì được thiết kế tân tiến với đầy đủ thiết bị cho âm thanh và ánh sáng. Ngoài tầng trệt ra còn có thêm 2 tầng lầu với sức chứa lên tới 1800 chỗ ngồi. Toàn bộ các mẫu trang trí, phù điêu mặt tiền và nội thất của nhà hát đều được một họa sĩ tên tuổi ở Pháp vẽ giống lại với mẫu của các nhà hát ở Pháp cuối thế kỷ 19 vô cùng đẹp mắt. Hệ thống các ô cửa vòm với dãy lan can nhô cao được thiết kế mang đậm nét kiến trúc cổ điển Pháp. Trải qua rất nhiều biến cố của lịch sử thì cho tới nay, Nhà hát Lớn Thành phố Hồ Chí Minh cũng bị hư hại phần nào. Mãi đến năm 1955, nhà hát được tu bổ cải tạo lại nhưng được sử dụng làm Hạ Nghị viện của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Và sau năm 1975, nhà hát được quay trở lại chức năng ban đầu của nó là tổ chức biểu diễn nghệ thuật. Để nhân dịp 300 năm Sài Gòn – Gia Định thì vào năm 1998, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định tiến hành tu bổ lại nhà hát lớn với phương châm bảo tồn phong cách kiến trúc ban đầu. Cho nên, các trang trí và điêu khắc nổi ở mặt tiền như tượng nữ thần nghệ thuật, các dây hoa… đều đã được phục chế nguyên trạng so với trước đó gần 100 năm. Bất kể bạn là người thích tìm hiểu về văn hóa hay chỉ đơn giản là được ngắm nhìn những công trình kiến trúc đẹp. Nhà hát Lớn Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là điểm dừng chân không thể thiếu của bạn trong chuyến du lịch vòng quanh Sài Gòn. Một công trình kiến trúc tuyệt đẹp đã góp phần làm tăng thêm vẻ sang trọng và duyên dáng cho Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài việc thăm quan và chiêm ngưỡng kiến trúc cổ kích của nhà hát lớn thì du khách có thể ghé qua khách sạn Continental Sài Gòn. Một trong những khách sạn cổ xưa nhất ở Sài Gòn với tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Nơi đây đã từng đón tiếp rất nhiều nguyên thủ, chính khách từ khắp nơi trên thế giới.
TP Hồ Chí Minh 1959 lượt xem
Từ tháng 1 đến tháng 12
Nhắc tới Sài Gòn người ta thường nghĩ tới một thành phố hiện đại, nhộn nhịp bậc nhất cả nước mà ít ai nhớ rằng Sài Gòn cũng mang nhiều dấu ấn lịch sử của riêng mình. Địa đạo Củ Chi chính là một minh chứng rõ ràng cho điều đó. Có tới địa đạo Củ Chi mới thấu hiểu phần nào sự hào hùng của lịch sử Việt Nam. Địa đạo Củ Chi nằm cách trung tâm Sài Gòn khoảng 70 km. Đây là nơi thu nhỏ lại trận đồ biến hóa của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến chống suốt 30 năm đem lại độc lập tự do cho tổ quốc. Khu du lịch gồm 2 phần cách nhau 13km: Địa đạo Bến Dược nằm thuộc ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi và địa đạo Bến Bình thuộc xã Nhuận Đức và Khu địa đạo chính. Địa đạo Củ Chi có chiều dài lên đến khoảng 250 km, từ đường “xương sống” địa đạo tỏa rộng như mạng nhện trong lòng đất, bao gồm các công trình: đường hầm, chiến hào, ụ, ổ chiến đấu, hầm ăn, ngủ, hội họp, bếp, giếng nước, kho dự trữ…Các công trình ăn thông với nhau hoặc có thể độc lập chấm dứt tùy địa hình. Một số nhánh của địa đạo đổ ra sông Sài Gòn để đề phòng trường hợp nguy kịch có thể vượt sông qua căn cứ Bến Cát ( Bình Dương). Trong lòng địa đạo Củ Chi tối và thiếu không khí, nhiều đoạn du khách phải khom lưng mới có thể đi được. Tùy từng khu vực địa hình địa đạo có thể có tới 2,3 tầng. Tầng gần mặt đất nhất của địa đạo cách mặt mất khoảng 3m có thể chống được sức nặng của xe tăng, xe bọc thép, một số nơi sâu hơn có thể chống được bom nhỏ. Một số cửa hầm được thiết kế thành các ổ chiến đấu, ụ súng bắn tỉa rất linh hoạt. Xung quanh cửa hầm cũng được bố trí nhiều hầm chông, hố mìn. Nhờ vào kiến trúc chằng chịt,biến hóa linh hoạt nơi đây đã che chở cho biết bao cán bộ, nhân dân Sài Gòn trong thời kì kháng chiến chống giặc. Dù cho địch đã dùng rất nhiều biện pháp nhằm triệt phá địa đạo như: dùng nước phá, dùng đội quân “chuột cống, dùng chó nghiệp vụ,.. Nhưng tất cả đều thất bại. Ngoài di tích lịch sử đặc biệt địa đạo Củ Chi, ở đây còn có nhiều hoạt động vui chơi khác hấp dẫn như: bắn súng thể thao quốc phòng, bắn súng sơn, bơi lội, chèo thuyền trên hồ hay thuê xe đạp vòng quanh địa đạo. Đi vòng quanh khu du lịch địa đạo Củ Chi cũng là một trải nghiệm đáng thử. Ở đây không khí trong lành, không ồn ào như nội thành Sài Gòn, đem lại cho bất kì ai tới đây một cảm giác thư thái.
TP Hồ Chí Minh 1869 lượt xem
Từ tháng 1 đến tháng 12
Bến Thành market nằm ở trung tâm quận 1, khu vực đông đúc và hoa lệ bậc nhất Sài Thành. Nằm gần nhiều điểm du lịch Sài Gòn nổi tiếng như Dinh Độc Lập, Bưu điện thành phố, Nhà hát thành phố… và nhiều khách sạn 5 sao cao cấp nên chợ Bến Thành thu hút rất đông du khách ghé đến. Chợ Bến Thành hình thành giữa thế kỷ 19. Trải qua thăng trầm của lịch sử, khu chợ này từ lâu đã trở thành biểu tượng cho văn hóa mua bán sôi động của Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung. Cùng với sự phát triển kinh tế, du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh, khu chợ này cũng ngày càng nổi tiếng và đặc biệt thu hút đông đảo khách du lịch nước ngoài ghé đến tham quan. Người Việt Nam không xa lạ với những khu chợ đông đúc, nhộn nhịp. Nhưng với người nước ngoài thì đây lại là một nét văn hóa rất riêng. Vì vậy, khách du lịch ngoại quốc rất thích đến chợ mua sắm những món quà lưu niệm, thử món ăn đặc sản Việt Nam. Dần dần, Bến Thành trở thành biểu tượng nổi bật của Sài thành, khiến ai đến thành phố này cũng muốn một lần ghé qua. Chợ Bến Thành ban đầu được xây dựng vào thế kỷ 17 gần sông Bến Nghé để chào đón du khách và binh lính vào Thành Gia Định. Đó cũng là lý do vì sao chợ được đặt tên là Bến Thành (bến sông + thành trì). Chợ được làm bằng vật liệu gạch, gỗ và mái tranh. Chợ Bến Thành xưa rất đông đúc, nhộn nhịp, hàng hóa ghe xuồng tấp nập ngày đêm. Sau thời gian dài sử dụng, chợ dần xuống cấp, có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào. Vì vậy nên người Pháp đã cho xây dựng lại và mở rộng quy mô hơn sau khi lấp một ao sình mang tên Bồ Rệt. Từ năm 1912, phải mất thêm 2 năm, nhà thầu thi công Brossard et Maupin của Pháp mới hoàn thành công trình này. Các kiến trúc cũ từ đó vẫn được bảo toàn cho đến ngày nay dù chợ Bến Thành đã trải qua một cuộc cải tạo và sửa chữa lớn vào năm 1985. Chợ Bến Thành có 4 cổng chính và 12 cổng phụ. Mỗi cổng chính nằm trên một con phố khác nhau và trưng bày nhiều mặt hàng thông dụng để du khách mua sắm: Cửa Nam chợ Bến Thành: Cửa Nam nằm trên đường Lê Lợi, đối diện với công viên Quách Thị Trang, đây là cổng chính của chợ. Điểm nhấn của cổng chợ này là tháp đồng hồ 3 mặt nổi tiếng. Lối vào thu hút nhiều khách tham quan với những gian hàng bán đủ các loại hàng hóa, chủ yếu là vải vóc, thực phẩm khô. Cửa Đông chợ Bến Thành: Cửa Đông nằm trên đường Phan Bội Châu, là thiên đường cho những người đam mê mỹ phẩm. Các gian hàng tại đây bán đa dạng các sản phẩm chăm sóc cơ thể, da và tóc. Cửa Tây chợ Bến Thành: Cửa Tây nằm trên đường Phan Chu Trinh, cổng này có nhiều sạp bán giày dép, đồ thủ công và đồ lưu niệm. Cửa Bắc chợ Bến Thành: Cửa Bắc nằm trên đường Lê Thánh Tông, cổng này bán nhiều loại hoa tươi và trái cây nhiệt đới. Vào ban ngày, chợ Bến Thành nhộn nhịp với các gian hàng cung cấp nhiều loại hàng hóa, bao gồm hàng dệt may, đồ lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm tươi sống, hải sản, gia vị... Không khí tại đây mang đúng chất một khu chợ châu Á điển hình, rộn ràng và dân dã. Chợ Bến Thành về đêm thì vẫn đông đúc nhưng lại có phần yên bình hơn. Các quầy hàng chủ yếu bán đồ ăn với các loại thức ăn nhẹ và đồ uống địa phương. Ngoài ra vẫn có một số cửa hàng bán quần áo, phụ kiện và đồ lưu niệm. Đèn đuốc sáng rực, hương thơm ngào ngạt của vô vàn món đặc sản Việt Nam là điều níu chân du khách.
TP Hồ Chí Minh 2243 lượt xem
Từ tháng 1 đến tháng 12
Nhà thờ Đức Bà hay Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn là cách gọi được người dân rút ngắn lại để thuận tiện sử dụng. Còn tên gọi đầy đủ của công trình này là Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Nhà thờ có chiều dài là 91m, chiều rộng 35.5m, phần vòm mái chính cao 21m. 2 tháp chuông 2 bên có độ cao gần 57m. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được xây dựng với lối kiến trúc đậm chất cổ điển của Pháp, được thiết kế bởi kiến trúc sư tài ba J.Bourard. Không gian bên ngoài của nhà thờ rất rộng và thoáng, bên trong uy nghi, cổ kính. Lịch sử của Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn bắt đầu từ cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp vào cuối thế kỷ 19. Chính quyền Pháp lúc bấy giờ muốn xây dựng một nhà thờ lớn để phục vụ cộng đồng và sinh hoạt tôn giáo cho chính quyền, quân đội người Pháp. Nhà thờ đầu tiên được đặt trên đường Ngô Đức Kế nhưng quá nhỏ nên đô đốc người Pháp là Bonard đã quyết định xây một nhà thờ lớn hơn. Công trình Nhà thờ Sài Gòn này được khởi công xây dựng vào ngày 28 tháng 3 năm 1863. Sau hai năm, nhà thờ đã được hoàn thành. Đến năm 1895, người Pháp cho xây thêm hai tháp chuông. Xung quanh tháp có sáu chiếc chuông đồng nhỏ. Trên đỉnh của mỗi tháp thiết kế cây thánh giá cao 3.5m, rộng 2m và nặng 600kg. Vào thời điểm này, chiều cao của tòa nhà, từ mặt đất đến điểm cao nhất là 60.5m. Người Pháp cũng cho đúc một bức tượng đồng Pigneau de Behaine (còn gọi là Giám mục Adran) dắt tay Hoàng tử Cảnh, con trưởng của vua Gia Long. Bức tượng này đặt ở phía trước nhà thờ. Năm 1945, bức tượng bị phá hủy nhưng đến nay chân tượng vẫn còn. Năm 1959, Đức Cha Giuse Phạm Văn Thiện đặt làm tượng Đức Mẹ Hòa Bình từ Rôma. Ngày 7 tháng 2 năm 1959, Đức Hồng Y Agagianian từ Rôma đã đến để long trọng làm lễ đặt tượng. Từ đó, nhà thờ được người dân gọi là Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được xây dựng với phong cách kiến trúc tân La Mã Romanesque Revival (hay Neo-Romanesque). Đây là phong cách xây dựng được ưa chuộng vào khoảng giữa thế kỷ 19, lấy cảm hứng từ kiến trúc Romanesque thế kỷ 11 và 12. Các tòa nhà theo phong cách này có xu hướng đặc trưng với các mái vòm và cửa sổ thiết kế đơn giản. Trong quá trình xây dựng Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, toàn bộ vật liệu từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều được mang từ Pháp sang. Mặt ngoài của công trình được làm bằng gạch sản xuất tại Marseille. Ưu điểm của loại gạch này là để trần, không tô trát, không bị rêu bụi, vẫn giữ nguyên màu sáng hồng sau nhiều thập kỷ. Toàn bộ thánh đường có 56 cửa sổ kính màu được sản xuất tại tỉnh Chartres (Pháp). Phần móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt để chịu trọng lượng gấp 10 lần toàn bộ khối lượng kiến trúc xây dựng. Và một điều rất đặc biệt là nhà thờ không có hàng rào, tường bao như các nhà thờ quanh Sài Gòn Gia Định lúc bấy giờ. Nội thất thánh đường có hai dãy chính hình chữ nhật, mỗi bên sáu dãy tượng trưng cho 12 tông đồ. Bệ thờ của Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được làm bằng đá hoa cương nguyên khối với sáu vị thiên thần tạc vào đá, bệ chia làm ba ô, mỗi ô là một tác phẩm điêu khắc mô tả thánh tích. Các bức tường được trang trí bằng 56 ô cửa kính mô tả các nhân vật hoặc sự kiện trong Kinh thánh, 31 hình hoa hồng tròn, 25 ô cửa sổ mắt bò nhiều màu kết hợp với các hình ảnh đẹp mắt. Mọi đường nét, gờ chỉ, hoa văn đều theo phom dáng Roman và Gothic trang nghiêm, tao nhã. Tuy nhiên, trong số 56 cửa kính này, chỉ có 4 cửa còn nguyên vẹn. Còn các cửa kính khác đã được tu sửa vào năm 1949 do bị phá hủy vì chiến tranh. Thiết kế ban đầu thì hai tháp chuông cao 36.6m, không có mái và chỉ có một cầu thang hẹp khoảng 40cm. Nội thất tối và sàn nhà được lót bằng những mảnh gỗ nhỏ. Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai mái để che tháp chuông cao 21m do kiến trúc sư Gardes thiết kế, tổng cộng tháp chuông cao 57m. Cả sáu quả chuông đều được treo trên hai tháp chuông. Quả chuông này được làm ở Pháp và đưa về Sài Gòn năm 1879. Chuông được điều khiển bằng điện từ bên dưới. Ngày thường, Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn chỉ đổ chuông lúc 5 giờ sáng và 16 giờ 15 phút. Vào các ngày lễ và chủ nhật, nhà thờ thường đánh ba hồi chuông. 6 chiếc chuông rung đồng thời sẽ có âm thanh rất lớn, bạn thậm chí có thể nghe thấy tiếng chuông từ cách xa 10km. Giữa hai tháp chuông đặt một chiếc đồng hồ rất lớn. Nó được sản xuất vào năm 1887 và nặng tới 1 tấn. Dù đã có tuổi đời hơn trăm năm nhưng đồng hồ vẫn hoạt động rất chính xác. Quảng trường Công xã Paris nằm giữa Nhà thờ Đức Bà và đường Nguyễn Du. Ở trung tâm quảng trường chính là nơi đặt tượng Đức Mẹ Hòa Bình. Đây là nơi mà khách tham quan thường dừng chân để uống cà phê, chụp ảnh, ngắm chim bồ câu. Đặc biệt là sáng cuối tuần, rất đông các bạn trẻ tụ tập tại đây để cùng nhau trò chuyện, vui chơi. Hình ảnh nhà thờ Đức Bà từ lâu đã trở thành một phần đại diện cho mảnh đất Sài Gòn hoa lệ. Gần nhà thờ còn có Dinh Độc Lập và Bưu điện thành phố. Bạn có thể kết hợp tham quan ba điểm đến nổi tiếng này để khám phá Sài Gòn một cách trọn vẹn nhất.
TP Hồ Chí Minh 1943 lượt xem
Từ tháng 1 đến tháng 12
Nhắc đến chiến tranh, người dân Việt Nam ta chắc chắn có hàng ngàn giờ để kể đến những câu chuyện, vị anh hùng, những địa điểm, khu căn cứ còn in vết tích đến tận nay. Và nếu ở gần khu vực thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể chọn một ngày đẹp trời và đến thăm địa đạo Củ Chi, một di tích lịch sử cấp quốc gia nổi tiếng của dân tộc. Khu di tích địa đạo Củ Chi tọa lạc tại đường tỉnh lộ 15, Ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nơi gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp giai đoạn năm 1946 – 1948. Địa đạo được quân và dân xã Tân Phú Trung và xã Phước Vĩnh An cùng nhau xây dựng phục vụ cho quá trình ẩn nấp, cất giữ vũ khí,... Căn cứ có tổng chiều dài lên tới 250km, gồm 3 tầng sâu khác nhau, tầng sâu nhất cách mặt đất đến 12m. Ban đầu, mỗi ngôi làng đều có một hầm căn cứ riêng, sau đó người dân đã kết nối với nhau để thuận lợi cho quá trình liên lạc từ năm giai đoạn 1961 – 1965. Bên ngoài địa đạo được trang bị nhiều hố đinh, hầm chuông, bãi mìn…để đảm bảo an toàn. Bên trong địa đạo quân sự vẫn có thể dễ dàng liên lạc, che giấu lực lượng, vũ khí và họp bàn những kế hoạch cách mạng. Đến nay, căn cứ đã liên kết 6 xã phía Bắc địa đạo với nhau. Địa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt và là một trong 6 công trình nhân tạo nổi tiếng trên thế giới hiện nay. Cùng với đó, sự kết hợp du lịch, tham quan địa đạo đã trở thành một địa điểm thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước và lọt vào top 7 điểm đến kỳ lạ nhất tại Đông Nam Á. Một trong những hoạt động chính và thú vị nhất mà bạn phải tham gia khi đến địa đạo Củ Chi là khám phá những đường hầm nằm sâu dưới lòng đất. Tại đây, bạn sẽ được tái hiện lại mọi hoạt động và cuộc sống thời kỳ chiến tranh Đông Dương mà cha ông ta đã từng trải qua. Đặc biệt nhất là ngay bên dưới đường hầm có những gánh hàng bán các món ăn mà người dân thời xưa thường ăn như: Khoai, sắn, củ mài chấm muối vừng,…Với hương vị mang đậm chất địa phương, mặc dù giản dị nhưng lại đặc biệt ngon. Ngoài ra, bạn có thể khám phá khu tái hiện vùng chiến tranh, Là nơi gắn liền với lịch sử và chiến tranh nên cho đến nay địa đạo Củ Chi vẫn còn giữ những vết tích của chiến tranh ngày tại khu tái hiện. Tại đây, bạn tổ chức sẽ cho bạn xem những thước phim tái hiện toàn bộ cảnh sinh hoạt, chiến đấu của quân và nhân dân ta dưới địa đạo. Hơn nữa, bạn còn có thể được chiêm ngưỡng nhiều mô hình di tích, lịch sử nổi tiếng của Việt Nam như: cầu Long Biên, chùa Một Cột, bến Nhà Rồng, cầu Sài Gòn,...Có thể nói, đến địa điểm du lịch độc đáo thế này bạn sẽ cảm nhận được lòng nồng nàn yêu nước sâu trong mình. Khi đến du lịch tại Địa đạo Củ Chi bạn cần lưu ý những điều sau. Đầu tiên, thời gian mở cửa của địa đạo Củ Chi là từ 7h00 – 17h00 hàng ngày để lên lịch trình phù hợp. Và giá vé vào khu du lịch khoảng 20.000- 30.000VNĐ/người, vé chui hầm 20.000 VNĐ/người, vé các trò chơi 50.000 VNĐ/người. Mặc dù không quy định về trang phục nhưng để thoải mái nhất cho các hoạt động tham quan, bạn nên: Mặc trang phục gọn gàng, thuận tiện cho hoạt động chui hầm, tối màu để tránh bám bẩn và chọn giày thể thao để thoải mái hơn khi di chuyển. Nhớ chuẩn bị một số mỹ phẩm cần thiết để tránh nắng và đề phòng côn trùng. Nếu bạn muốn dành thật nhiều thời gian để khám phá trọn vẹn điểm đến này thì nên đặt trước phòng khách sạn Củ Chi để chuyến đi thêm phần tiện lợi. Với những du khách sợ không gian hẹp hay huyết áp thấp thì không nên đi vào những đường hầm nhỏ.
TP Hồ Chí Minh 1906 lượt xem
Từ tháng 1 đến tháng 12
Là một trong những công trình kiến trúc được đánh giá tuyệt nhất Thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi ngày có rất nhiều lượt khách đến đây thăm quan và khám phá. Toạ lạc ở số 2 trên đường Quảng Trường Công xã Paris (Phường Bến Nghé, quận 1), Bưu điện Sài Gòn nằm ngay bên cạnh nhà thờ Đức Bà. Vì vậy việc đi lại đến đây rất thuận tiện, bạn có thể dễ dàng đi ô tô, xe máy hoặc xe buýt để đến tham quan được Bưu điện Sài Gòn. Được xây dựng từ năm 1886 – 1891 bởi kiến trúc sư lừng danh Gustave Eiffel người Pháp, du khách sẽ thấy bưu điện Sài Gòn khoác lên mình lớp sơn màu vàng nổi bật trong nắng chiều Sài Gòn với những hàng cửa sổ uốn cong. Chính giữa Bưu Điện là chiếc đồng hồ lớn với những đường nét trang trí nhẹ nhàng dễ dàng thu hút tầm nhìn của du khách khi lần đầu tiên đặt chân đến đây tham quan. Điều khiến du khách ấn tượng nhất chính là những mái nhà, hệ thống ô cửa mái vòm lớn nằm dọc các trần toà nhà được toả ra bốn phía để chống đỡ. Ngắm nhìn thật lâu, bạn sẽ thấy phần trần bưu điện cong cong chạy dài rất giống hình thùng rượu khổng lổ được lát sàn gạch màu kem sáng bóng làm không gian nơi đây trở nên rộng lớn, thoáng mát. Hai bên toà nhà là hai bản đồ lịch sử của Sài Gòn với nhiều vùng miền được những nghệ nhân khéo léo, tỉ mỉ vẽ tay cầu kỳ trên tường. Lối kiến trúc độc đáo kết hợp giữa phong cách Châu Âu với cách trang trí của người Châu Á đã khiến cho du khách đến đây đều say đắm ngắm nhìn không muốn rời. Mặc dù tồn tại đã rất lâu đời nhưng chỉ cần đến đây, bạn vẫn sẽ thấy ấn tượng trước vẻ đẹp cổ điển xen lẫn hiện đại của Bưu điện Sài Gòn. Hai bên lối vào là những hàng cột sắt màu xanh lá cây thẳng tắp với những hàng ghế gỗ bóng đã có từ lâu đời. Ngồi ở đây, bạn sẽ cảm thấy giống như đang ngồi đợi chuyến tàu tiếp theo của ga đường sắt Anh ở thế kỷ 20. Chính giữa trung tâm Bưu điện là hình ảnh vị lãnh tụ Cách Mạng Hồ Chí Minh. Nhìn bao quát bên trong, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy bốn dãy bàn gỗ lớn xếp dọc chính giữa bưu điện để phục vụ cho người dân có nhu cầu thực hiện các giao dịch liên lạc, gửi bưu phẩm, chuyển phát nhanh… Đặc biệt, hai bên sảnh chính Bưu điện Sài Gòn vẫn lưu giữ những hòm thư cổ và các bốt điện thoại xưa khiến du khách được hoài niệm về một thời đã qua. Hai bên hành lang gần lối vào chính toà nhà có rất nhiều cửa hàng lưu niệm bày bán hàng nghìn sản phầm đồ lưu niệm, bưu ảnh về bưu điện Sài Gòn cũng như đất nước Việt Nam nói chung hay Sài Gòn nói riêng để phục vụ cho khách du lịch mua về làm quà kỉ niệm cho bạn bè hay người thân. Bạn sẽ nghĩ chẳng có gì đặc biệt nhưng sẽ là một ý kiến sai lầm nếu như bạn không một lần đặt chân vào bên trong toà nhà Bưu Điện, choáng ngợp trước không gian cũng như kiến trúc độc đáo ở nơi đây. Bước vào bên trong thôi, du khách như được sống chậm lại, bất kỳ mọi góc nào của Bưu điện hay những lối kiến trúc cổ điển ở đây như dừng lại để bạn có thể hình dung và cảm nhận một thoáng Sài Gòn xưa. Đây còn là một điểm check-in tuyệt vời của các bạn trẻ lưu giữ những bức ảnh đẹp khi ghé đến thăm quan Bưu điện Sài Gòn.
TP Hồ Chí Minh 2138 lượt xem
Từ tháng 1 đến tháng 12
Saigon Square ra mắt chi nhánh đầu tiên năm 2000, sau đó mở thêm 2 chi nhánh nữa tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên sau đó, do những khó khăn trong kinh doanh và đại dịch Covid-19 nên hiện tại chỉ còn hoạt động chi nhánh trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Saigon Square shopping mall nằm tại khu vực trung tâm quận 1 nên có cơ hội tiếp cận với đa dạng đối tượng khách hàng, cả khách trong nước và quốc tế. Điểm cộng là tại đây không có tình trạng chặt chém khách nước ngoài, giá cả tương đối minh bạch. Nhờ vậy nên là điểm mua sắm được các khách du lịch đánh giá khá cao. Thiết kế các gian hàng bên trong Saigon Square giống như một khu chợ cao cấp, không khí mua sắm rất gần gũi, náo nhiệt. Các ki-ốt mang đậm màu sắc chợ truyền thống nhưng rộng rãi, thoáng mát, bày trí hàng hóa với kiểu dáng và màu sắc bắt mắt. Tại đây có máy lạnh hoạt động 24/24, phòng thử đồ rộng rãi nên sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thật hài lòng. Bước vào trung tâm mua sắm Saigon Square, bạn sẽ choáng ngợp trước không gian của thiên đường thời trang với số lượng những gian hàng không đếm xuể. Nếu lần đầu tới đây thì bạn cứ đi dạo một vòng, thấy mặt hàng nào ưng ý thì cứ hỏi giá nhé. Ở đây không có tình trạng ghé vào sạp hàng là phải mua đâu. Khu tổ hợp mua sắm Saigon Square quy tụ các mặt hàng từ bình dân đến hàng hiệu, từ đồ mới đến đồ second hand. Ở đây còn có các local brand được nhiều bạn trẻ yêu thích. Vì thế nên đến Saigon Square thì chắc chắn bạn sẽ tìm được những sản phẩm ưng ý, đúng gu, phù hợp với phong cách bản thân. Một điểm cộng nữa của Saigon Square đó là luôn cập nhật những xu hướng được giới trẻ yêu thích. Đồ nào hot đều sẽ được các tiểu thương mang về bày bán ngay. Không giống các khu chợ truyền thống khác, kiểu dáng trang phục tại Saigon Square mang tính thời thượng và trẻ trung. Đồ của Saigon Square còn rất có gu. Bạn có thể tìm thấy những gian chuyên bán các món đồ thiết kế độc lạ, cá tính. Vì thế, nếu bạn có sở thích mix match trang phục và phụ kiện thì đến với khu mua sắm này chắc chắn sẽ là thiên đường để tha hồ lựa chọn các sản phẩm phù hợp. Khi tới Saigon Square Shopping Mall mua sắm, bạn đừng ngần ngại mặc cả với các chủ sạp hàng. Ở đây nói thách không quá nhiều, một số gian hàng còn có giá niêm yết sẵn. Thế nhưng, bạn cứ thoải mái mặc cả để có mức giá hợp lý nhất, mua nhiều thì giảm nhiều hơn nữa. Khi mua hàng, bạn nên thử đồ vì nhiều gian hàng tại đây không chấp nhận đổi trả. Nếu bạn mua đồ để tặng thì nên nói rõ với chủ sạp, hỏi họ nếu người nhận không ưng ý, mặc không vừa thì có thể quay lại đổi sản phẩm khác được không.
TP Hồ Chí Minh 2415 lượt xem
Từ tháng 1 đến tháng 12
Cầu Ánh Sao là một trong những điểm tham quan ấn tượng tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Điểm đến này tọa lạc trong một khu phố sang trọng bậc nhất Sài Gòn. Vì thế, nơi đây kế thừa được nét đẹp hiện đại, xa hoa của quang cảnh xung quanh. Dù không phải là cái tên mới trong những điểm tham quan tại Thành phố Hồ Chí Minh, thế nhưng Cầu Ánh Sao vẫn giữ được sức nóng như từ lúc mới ra mắt. Hiện nay, bên cạnh Phố đi bộ Nguyễn Huệ, Cầu Ánh Sao hiện đang là tụ điểm vui chơi, giải trí thuộc hàng hot nhất Thành phố Hồ Chí Minh. Cầu Ánh Sao chính thức được xây dựng vào năm 2009 với chiều dài 170 mét. Cùng với Hồ Bán Nguyệt, Cầu Ánh Sao tạo nên một quần thể cảnh quan sang trọng và hiện đại. Khu kênh đào và quảng trường tại Cầu Ánh Sao mô phỏng hình dạng mặt trăng. Trong khi đó, khu Hồ Bán Nguyệt mô phỏng hình mặt trời. Cầu Ánh Sao có hai bên thành được lắp hệ thống chiếu sáng sang trọng, tạo cảm giác như những vì sao lấp lánh đang thả bóng xuống mặt nước. Nhìn từ xa, Cầu Ánh Sao sẽ trở nên nổi bật như một bầu trời đầy sao cùng những tia sáng lấp lánh đủ màu. Hình ảnh đó đã gợi nên cảm giác nên thơ, trong trẻo và vô cùng lãng mạn. Vì thế, nơi đây cũng thu hút nhiều cặp đôi đến đây tản bộ và tham quan. Điểm nổi bật của Cầu Ánh Sao chính là phần ánh sáng được thiết kế độc đáo phía hai bên thành cầu. Hệ thống chiếu sáng này kết hợp cùng mặt nước tạo ra những hiệu ứng thị giác độc đáo. Trong không gian lấp lánh ánh đèn của khu vực Phú Mỹ Hưng, ánh sáng của Cầu Ánh Sao tạo nên khung cảnh lung linh, huyền ảo và thơ mộng. Đây là một địa điểm lý tưởng cho các cặp đôi thích tản bộ trong một không gian nhẹ nhàng, lãng mạn. Hệ thống chiếu sáng bằng đèn led hai bên thành cầu Ánh Sao sẽ gợi nên cảm giác lung linh bởi dải màu được tính toán một cách khoa học. Thoạt nhìn, bạn sẽ liên tưởng đến sắc cầu vồng rực rỡ tạo nên không gian thơ mộng. Ngoài ra, hiệu ứng xịt nước bên thành cầu tạo như được nhuộm màu rạng rỡ, tạo nên khung cảnh giao hòa ấn tượng. Đây cũng là điểm ấn tượng thu hút các tín đồ du lịch của Cầu Ánh Sao. Ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hiệu ứng đèn trên Cầu Ánh Sao, bạn có thể đến đây tản bộ và hóng những cơn gió mát lành vào ban chiều. Cầu Ánh Sao tọa lạc trên một khu vực khá thoáng và rộng lớn. Vì thế, nơi đây buổi chiều thường lộng gió và khá mát mẻ. Được tản bộ trên Cầu Ánh Sao trong không khí mát mẻ ấy sẽ mang lại cho bạn cảm giác dễ chịu, thư thái và vô cùng nhẹ nhàng. Ngoài việc tản bộ, bạn có thể tận dụng không gian rộng lớn, thoáng mát của Cầu Ánh Sao cho những hoạt động thể dục thể thao như chạy bộ nâng cao sức khỏe. Ngoài việc là điểm tản bộ, vui chơi thoải mái, Cầu Ánh Sao còn là nơi có nét đẹp rất đặc biệt. Bạn có thể hẹn hò cùng hội bạn thân tạo nên những bức ảnh check-in tuyệt vời tại đây. Với khung cảnh hồ nước xanh rì cùng cây xanh điểm xuyết mát mẻ, bạn sẽ có nhiều không gian để check-in và tạo ra những bức ảnh hút like. Một số điểm check-in được nhiều bạn trẻ lựa chọn khi tham quan Cầu Ánh Sao chính là bãi cỏ nơi công viên dạ cầu, quảng trường của cầu hay không gian nhẹ nhàng tại Hồ Bán Nguyệt. Ngoài ra, nếu chịu khó đi bộ một tí, bạn có thể đến check-in tại không gian sang trọng của Crescent Mall. Tọa lạc trong một khu dân cư hạng sang, vì thế, công viên Cầu Ánh Sao được thiết kế khá sang trọng và thu hút. Trong công viên có nhiều cây xanh và hồ nước gợi cảm giác mất lành, thanh bình. Ngoài ra, công viên này còn sở hữu những thảm cỏ xanh mướt, êm ái. Đây cũng là điểm check-in được các bạn trẻ săn đón khi tham quan tại Cầu Ánh Sao. Trong không gian đẹp mắt của công viên này, bạn có thể vừa hóng gió, vừa check-in hay thưởng thức những món ăn vặt thú vị. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý giữ gìn không gian chung và bỏ rác đúng nơi quy định sau khi dùng xong.
TP Hồ Chí Minh 2267 lượt xem
Từ tháng 1 đến tháng 12
Dinh Độc Lập là một trong những công trình kiến trúc độc đáo và nổi tiếng bậc nhất thành phố Hồ Chí Minh, đã tồn tại hơn 150 năm. Công trình được ông La Grandière, viên Thống đốc Pháp tại miền Nam Việt Nam, đặt viên đá khởi công xây dựng vào năm 1868 và hoàn tất vào năm 1871. Năm 1867, sau khi Pháp chiếm được Nam Kỳ Lục Tỉnh, liền cho thiết kế và xây dựng Dinh thự mới tại đại lộ Norodom (nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) cho Thống đốc Nam kỳ La Grandière tại Sài Gòn, thay cho Dinh cũ được dựng bằng gỗ ở cuối đường Catinat (nay là đường Đồng Khởi) vào năm 1863. Tháng 2 năm 1868, Thống đốc La Grandière đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên, khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ theo đồ án phác thảo của kiến trúc sư Achille Antoine Hermite. Công trình hoàn thành vào năm 1871 với tên gọi là Dinh Norodom, theo tên của Quốc vương Campuchia trị vì trong khoảng thời gian đó. Tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương, và Dinh Norodom trở thành nơi làm việc của chính quyền Nhật tại Việt Nam. Tháng 9 cùng năm, Nhật thất bại trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Dinh Norodom trở về tay chính quyền Pháp. Tháng 5 năm 1954, Pháp ký Hiệp định Genève và rút khỏi Việt Nam, và đất nước bị chia thành hai miền lãnh thổ riêng biệt. Dinh Norodom được đại diện chính phủ Pháp bàn giao lại cho đại diện chính quyền Sài Gòn là Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, thành lập chính quyền Việt Nam Cộng Hòa rồi lên làm Tổng thống, và chính thức đổi tên Dinh thành Dinh Độc Lập. Tháng 2 năm 1962, sau sự kiện đảo chính của phi công quân đội Việt Nam cộng hòa, dinh Độc lập bị ném bom sập toàn bộ phần chính cánh trái, không thể khôi phục. Tháng 7 cùng năm, Tổng thống Ngô Ðình Diệm quyết định cho san bằng tất cả và xây một Dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Tháng 11 năm 1963, công trình đang xây dựng dang dở thì Tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát. Tháng 10 năm 1966, Dinh Độc Lập mới được khánh thành, và người chủ trì cũng như tiếp quản tòa nhà này là Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo quốc gia Nguyễn Văn Thiệu. Từ tháng 10 năm 1967 đến tháng 4 năm 1975, Dinh Độc Lập trở thành nơi ở và làm việc của Tổng thống Đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu. Sau biến cố lịch sử vào tháng 4 năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, Dinh Độc Lập trở thành di tích lịch sử, văn hóa, một địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến thành phố Hồ Chí Minh.
TP Hồ Chí Minh 2228 lượt xem
Từ tháng 1 đến tháng 12
Khu di tích Láng Le Bàu Cò tọa lạc tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, Tp HCM. Láng Le Bàu Cò gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược vào năm 1948 với những trận đánh lớn đi vào lịch sử. Di tích Láng Le Bàu Cò được công nhận là di tích lịch sử cấp thành phố vào năm 2003. Sở dĩ được gọi tên là khu di tích Láng Le Bàu Cò vì Tên gọi của khu di tích Láng Le Bàu Cò là do người dân địa phương đặt ra. Xóm làng được thành lập cạnh những con kênh rạch chằng chịt và dòng sông. Láng Le Bàu Cò có vị trí nằm ở bên trong cánh đồng có diện tích rộng lớn và có rất nhiều tôm, cua, cá. Cùng với nhiều loài chim như vịt trời, cò, con le le, cúm núm, cồng cộc, đa đa, diệc, đỏ nách tới kiếm ăn tại đây. Vì vậy, người dân Tân Nhựt gọi với cái tên thân thuộc và mộc mạc đó là Láng Le Bàu Cò. Di tích Láng Le Bàu Cò được xem là cửa ngõ để di chuyển tới trung tâm căn cứ Vườn Thơm và tấn công cơ quan đầu não của quân địch tại Sài Gòn. Trước đây khu di tích Láng Le Bàu Cò vốn là cánh đồng lau sậy mọc um tùm. Vào ngày 15/4/1948 thực dân Pháp đưa 3 nghìn quân lính cùng nhiều vũ khí hiện đại đồng loạt tấn công khu vực Láng Le Bàu Cò nhằm tiêu diệt căn cứ Vườn Thơm. Khi đó lực lượng vũ trang cách mạng ở Láng Le - Bàu vì lực lượng nhỏ và vũ khí thô sơ tuy nhiên được sự giúp đỡ của người dân địa phương cùng với lợi thế về địa hình. Chỉ sau hơn nửa ngày đấu tranh đã chuyển sang tấn công khiến quân Pháp bị thương vong với số lượng lớn. Chiến thắng Láng Le Bàu Cò đã tiêu diệt 300 tên địch và bắt sống 30 lính đánh thuê cùng phá hủy nhiều máy móc, xe nhà binh, súng các loại của quân giặc. Tuy nhiên, về phía ta có nhiều cán bộ chiến sĩ đã anh dũng hy sinh với tuổi đời còn rất trẻ. Ngày 14/10/1966 tại Láng Le tiểu đoàn biệt động quân Việt Nam Cộng Hòa bị dân quân du khách tiêu diệt. Khu di tích Láng Le Bàu Cò có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với người dân Sài Gòn nói riêng và cả nước nói chung. Trước lòng căm thù thực dân Pháp, quân dân Láng Le Bàu Cò đã có cuộc chiến vang lừng lịch sử và có ý nghĩa to lớn mở đầu cho phía ta và phía địch. Đối với phía ta trận đánh mở đầu cho sự anh dũng trong tư thế kháng chiến vững mạnh. Còn với quân địch đã phải lùi vào thế bỏ chiến lược và bị tiêu diệt. Thực dân Pháp không còn định hình được chiến lược đánh bại Việt Minh. Hơn thế, tại căn cứ Vườn Thơm, Láng Le Bàu Cò còn diễn ra trận chiến quyết tâm bảo vệ căn cứ của ta và đập tan mọi kế hoạch phá hoại của quân giặc. Khu di tích Láng Le Bàu Cò sau phong trào Đồng Khởi vào năm 1960 còn là hậu cần, bàn đạp của lực lượng vũ trang để giải phóng Long An - Sài Gòn - Gia Định. Để tưởng nhớ sự hy sinh của đồng bào và các chiến sĩ của ta, vào năm 1988 huyện Bình Chánh đã xây dựng công trình lịch sử tại vùng đất Láng Le Bàu Cò với diện tích rộng 1000m2. Nguồn: Báo thông tin điện tử TP Hồ Chí Minh
TP Hồ Chí Minh 6778 lượt xem
Di tích tòa Đại sứ Mỹ còn được gọi "Nhà trắng phương Đông" là nơi xuất phát các âm mưu thâm độc về quân sự lẫn chính trị nhằm thôn tính lâu dài đất nước Việt Nam, địa điểm di tích là tòa nhà 5 tầng xây dựng theo kiến trúc hiện đại, tọa lạc tại góc đường Mạc Đĩnh Chi - Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, trên một mảnh đất rộng gần 5.000m2. Trước đó, tòa đại sứ Mỹ nằm tại số 39 đường Hàm Nghi. Khoảng 10 giờ sáng ngày 30/3/1963, tòa đại sứ Mỹ trên đường Hàm Nghi đã bị đội Biệt động F21 đánh chất nổ làm sập 3 tầng lầu: 1, 2, 3 do đó Mỹ đã quyết định xây lại. Tòa nhà được khởi công xây dựng vào năm 1965, hầu hết vật liệu cũng như máy móc xây dựng đều được chở từ Mỹ sang, dưới sự điều khiển của kỹ sư người Mỹ. Theo thiết kế, tòa nhà bao bọc bởi 7.800 viên đá Taredo có khả năng chống đỡ mìn, đạn pháo. Cửa chính trang bị bằng thép dầy, những cửa khác chắn bởi lớp kín dầy đặc biệt chống đạn. Tất cả cửa sử dụng hệ thống tự động kể cả cửa sắt chắn lối lên các tầng lầu. Bên trong tòa nhà gồm 140 phòng với 200 nhân viên phục vụ ngày đêm ngoài ra bên cạnh tòa nhà còn được xây thêm một dãy nhà phụ gọi là khu "Norodom" dành riêng cho nhân viên C.I.A. Khi khánh thành, tòa nhà chỉ có 3 tầng. Cuối năm 1966 xây thêm 2 tầng và 1 sân thượng dùng làm nơi hạ cánh cho máy bay lên thẳng. Bao quanh tòa nhà là bức tường cao 3m, hai đầu tường sát đường Lê Duẩn xây 2 lô - cốt cao, canh gác ngày đêm. Tòa Đại sứ hoàn thành tháng 9/1967 với một hệ thống phòng thủ như là một pháo đài có 60 lính gác, một hầm tránh bom, một hệ thống màn hình ra-đa nhằm kiểm soát mặt tiền. Ngay sau khi tòa nhà hoàn tất, ngày 24/9/1967, hàng ngàn sinh viên, học sinh kéo đến trước cổng Đại sứ quán Mỹ đấu tranh đòi "Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc", "Mỹ cút về nước" và ra thông báo tố cáo Mỹ "chà đạp và vi phạm nghiêm trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam". Nhưng sự kiện nổi bật xảy ra tại Tòa Đại sứ Mỹ là trận đánh của Biệt động thành trong Tổng Tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. Mục tiêu đánh Đại sứ quán Mỹ được bổ sung ngày 24/ 1/1968 do Ngô Thành Vân phụ trách chung. Đội Biệt động 11 nhận lãnh nhiệm vụ quan trọng này gồm đội trưởng Út Nhỏ (đội trưởng trinh sát quân khu) và các chiến sĩ: Bảy Truyền, Tước, Thanh, Chức, Trần Thế Ninh, Chính, Tài, Văn, Đực, Cao Hoài Vinh, Mang, Sáu và 2 lái xe: Trần Sĩ Hùng và Ngô Văn Thuận. Một sự kiện khác cũng không kém phần tủi nhục cho Toà Đại sứ Mỹ là cảnh hỗn loạn tháo chạy xảy ra trong 2 ngày 29 và 30/04/1975 của Mỹ và đồng bọn. Trước sức tấn công thần tốc của quân và dân Việt Nam trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, trên 1.000 người Mỹ và hơn 5.000 người Việt thân Mỹ đã chen lấn, xô đẩy, đạp nhau để tranh giành một chỗ trên sân thượng của toà nhà hòng được trực thăng cứu thoát. Di tích này đã được cấp bằng công nhận của Bộ Văn hoá ngày 25/6/1976. Hiện nay, toà nhà Đại Sứ Mỹ đã bị phá bỏ, xây mới thành lãnh sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng cạnh đó một bia tưởng niệm ghi nhớ mãi chiến công của các chiến sĩ biệt động đã hy sinh trong trận đánh. Nguồn: Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh
TP Hồ Chí Minh 4112 lượt xem
Dinh Quận Hóc Môn tọa lạc tại số 1, đường Lý Nam Đế, thị trấn Hóc Môn, (cạnh trụ sở UBND huyện) là nơi để lại nhiều sự kiện đấu tranh nổi bật suốt chặng đường dài lịch sử từ 1885 đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng của Nhân dân 18 Thôn vườn trầu. Sau khi hạ được Đại đồn Chí Hòa, thực dân Pháp xây dựng tại nơi đây một ngôi nhà gỗ cao 3 tầng dùng làm Đồn binh. Khi tên Trần Tử Ca về nhậm chức Đốc Phủ, dùng Đồn làm Dinh huyện Bình Long. Vốn là một tay say quỷ quyệt của thực dân Pháp, Trần Tử Ca bị nhóm do các ông Phan Văn Hớn (Quản Hớn) và Nguyễn Văn Quá (Chánh Lãnh Binh) cầm đầu gần 1.000 nghĩa quân tiến về đốt Dinh Quận, bắt và cắt đầu bêu giữa chợ. Đó là ngày 8/2/1885 Tết Ất Dậu. Sau đó, Dinh Quận Hóc Môn được xây dựng lại với nền móng đá xanh, tường gạch, có hệ thống phòng thủ từ lầu cao đến tận vòng rào. Lối kiến trúc y như Đồn binh nên người địa phương gọi là Đồn Hóc Môn. Trấn nhậm thay Trần Tử Ca là Đốc phủ Ngôn, đến Quận Trà rồi Quận Thọ. Đây là khoảng thời gian dài người dân vùng Hóc Môn hứng chịu bao cảnh tham tàn, bỉ ổi của thực dân Pháp và bọn tay sai đầu sỏ kể trên. Với truyền thống kiên cường bất khuất của Nhân dân Hóc Môn. Ngày 4/6/1930, khoảng 6 giờ sáng trước Dinh Quận, hàng trăm bà con Hóc Môn kéo biểu tình đòi “bãi bỏ thuế thân, giảm các thuế môn bài và thuế chợ, cấp đất cho dân cày nghèo”. Quận Trà cho mời những người cầm đầu vào Dinh thương lượng, nhưng chúng xảo quyệt bắt giữ họ trong đó có ông Lê Văn Uôi (Bí thư xã Tân Thới Nhì), là người cầm đầu cuộc biểu tình. Mọi người không nao núng, quyết liệt đòi hỏi Quận Trà phải thả những người bị cầm giữ. Đoàn biểu tình càng lúc càng đông, khí thế đấu tranh có phần lan rộng, khiến Quận Trà nhượng bộ. Một mặt chúng thả những người bị giữ, mặc khác chúng gọi điện cho quan thầy ở Sài Gòn cứu viện. 2 giờ sau, cuộc đấu tranh bị 2 tên Blachôlê và Nobbot chỉ huy bắn xối xả vào đoàn biểu tình, gây thương vong nhiều người. Nhưng sự kiện lịch sử gây ấn tượng nhất tại Dinh Quận Hóc Môn là cuộc khởi nghĩa Nam kỳ ngày 23/11/1940. Đồn Hóc Môn rất kiên cố, xây bằng đá xanh như là một pháo đài, cao khoảng 15 thước, có ụ súng và hệ thống phòng thủ lỗ châu mai do một trung đội lính khố xanh trấn giữ. Ngày 22/11/1940, Pháp tăng cường thêm 1 trung đội để đối phó với tình hình. Chiều 22/11/1940, cánh quân của ông Đỗ Văn Cội đột nhập vào thị trấn, giả dạng thường dân, phục kích sau lưng Đồn chờ lệnh cướp Đồn. Một cánh quân khác có nhiệm vụ phá cầu, đốn cây ngăn lộ, đánh chiếm các công sở, nhà việc... Cánh quân từ Phước Vĩnh An, Tân Thông, Tân An Hội, Tân Phú Trung do ông Phạm Văn Sáng và Đặng Công Bỉnh chỉ huy, xuất phát từ ấp Bến Đò, đánh chiếm nhà việc, diệt 1 tên, thu 4 súng, làm chủ tình hình tại đây (Tân Phú trung). Liền đó cánh quân này được lệnh kéo về Hóc Môn. Cánh quân Long Tuy Thượng do ông Bùi Văn Hoạt chỉ huy. Cánh quân thuộc Tổng Long Tuy Trung do ông Đỗ Văn Dậy và Lê Bình Đẳng chỉ huy. Khoảng 24 giờ đêm ngày 22/11/1940, vẫn chưa nghe thấy tiếng pháo lệnh ở Sài Gòn. Sau khi hội ý, các vị chỉ huy những cánh quân thống nhất tấn công Đồn giặc. Lập tức các cánh quân tiến thẳng về Đồn Hóc Môn, nơi trú ngụ của tên Quận trưởng Bùi Ngọc Thọ. 2 nghĩa quân tên Nghé và Kinh xung phong vào cổng trước, hy sinh. Nghĩa quân bốn phía xông vào Đồn như nước vỡ bờ. Trước sức mạnh của nghĩa quân và quần chúng, bọn lính trong Đồn không còn tinh thần kháng cự, bỏ chạy tán loạn. Nghĩa quân chiếm lĩnh hoàn toàn bên trong Đồn nhưng trên lầu, địch vẫn ngoan cố dùng súng bắn tẻ, cùng lúc gọi điện về Sài Gòn, Thủ Dầu Một cấp cứu. Vì nóng lòng bắt cho được tên Quận Thọ nên đồng chí Đỗ Văn Dậy bám ống máng nước để leo lên tầng trên Đồn. Đến lưng chừng bị trúng đạn, đồng chí bị rơi xuống và hy sinh sau đó. Cuộc chiến đấu đang thế giằng co thì viện binh địch đến. Không thể cầm cự, nghĩa quân rút khỏi thị trấn, phân tán về các làng, lực lượng vũ trang rút về ấp Bến Đò (Tân Phú Trung) rồi di chuyển sang ấp Mỹ Hạnh (Đức Hòa). Cuộc tiến công Đồn Hóc Môn (sau gọi là Dinh Quận Hóc Môn) tuy thất bại nhưng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người dân sự khâm phục lòng dũng cảm của các chiến sĩ cách mạng trong cuộc chiến đấu chống thực dân cướp nước. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, 7 giờ sáng ngày 30/4/1975, thị trấn Hóc Môn hoàn toàn được giải phóng, lá cờ Tổ quốc phất phới bay trên Dinh Quận, nơi tên Quận trưởng Nguyễn Như Sang và bọn tay sai đã chạy trốn từ tối đêm trước. Ngày nay Dinh Quận Hóc Môn được chọn làm Bảo tàng huyện, nơi đây tập trung nhiều tư liệu trưng bày, minh họa các giai đoạn lịch sử thăng trầm cũng như khí thế đấu tranh cách mạng của quân và dân trong huyện Hóc Môn qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Một Tượng đài đặt trước di tích Dinh Quận Hóc Môn thể hiện gương hy sinh bất khuất của quân và dân 18 Thôn Vườn trầu, được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn
TP Hồ Chí Minh 3342 lượt xem
Di tích Ngã Ba Giồng là di tích lịch sử cách mạng thuộc Ấp 5, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn. Được bao quanh bởi ba con đường: Phan Văn Hớn, Nguyễn Văn Bứa và tỉnh lộ 19. Khu di tích Ngã Ba Giồng là khu tưởng niệm về những sự kiện lịch sử trong hai cuộc khácg chiến chống ngoại xâm. Được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 2002. Ngã ba Giòng (còn có tên gọi đầy đủ là Ngã ba Giòng Bằng Lăng) nằm trên địa phận thôn Xuân Thới Tây thuộc 18 thôn vườn trầu xưa được hình thành từ những năm 1698 đến năm 1731. Từ lâu đời, Ngã ba Giồng là 1 địa danh có tên gọi dân gian đã đi vào lịch sử của quê hương 18 thôn vườn trầu Hóc Môn – Bà Điểm. Tục truyền rằng xưa kia nơi đây là 1 vùng đất giồng tương đối cao ráo và là nơi mọc nhiều cây bằng lăng nên địa danh này có tên gọi từ đó. Sau khi cuộc khởi nghĩa Nam kỳ (23/11/1940) bị thất bại, thực dân Pháp đã tăng cường đàn áp, khủng bố khốc liệt phong trào cách mạng vùng Hóc Môn – Bà Điểm. Chúng đã lập ra ở Hóc Môn 3 trường bắn để giết hại các đồng chí lãnh đạo Đảng, các đồng chí đồng bào yêu nước của quê hương Hóc Môn và các vùng lân cận. Ngã ba Giồng là trường bắn thứ ba ghi lại tội ác tày trời của giặc pháp và bọn tay sai đối với nhân dân Hóc Môn. Rút kinh nghiệm từ 2 trường bắn trước (1 tại rạp hát cũ trung tâm Quận lỵ Hóc Môn, 1 cạnh giếng nước sau Bệnh viện Hóc Môn ngày nay), chúng xử bắn công khai, bắt nhân dân đến xem nhằm mục đích uy hiếp tinh thần cách mạng của nhân dân Hóc Môn. Nhưng cách xử bắn đó đã phản tác dụng, nhân dân Hóc Môn đã tận mắt chứng kiến sự tàn ác của thực dân Pháp, sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ cộng sản nên ngọn lửa yêu nước của họ càng bùng lên mãnh liệt. Trường bắn thứ 3 này, chúng không dám xây dựng gần trung tâm Quận lỵ nữa mà đưa ra khu vực Ngã ba Giồng là vùng hoang vắng, thưa dân để tránh sự phản kháng của nhân dân. Tại đây, chúng xây dựng thành 1 trường bắn có mô đất kiên cố dài 12m, cao 2,2m, phía trước có trồng 6 cột bắn, mỗi cột cao 1.7m, hướng bắn quay về phía đồng ruộng (bưng Tràm Lạc). Vào năm 1941, tại đây chúng lén lúc xử bắn rất nhiều lần, không cho nhân dân xem, hàng trăm chiến sĩ cộng sản và đồng bào yêu nước bị chúng giết hại. Với ý nghĩa lịch sử vô cùng thiêng liêng của Ngã ba Giồng, nơi ghi dấu tội ác dã man của giặc Pháp, nơi thể hiện ý chí chiến đấu bất khuất kiên cường và sự hy sinh cao cả của đồng chí và đồng bào ta sau cuộc khởi nghĩa Nam kỳ (23/11/1940); sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975), huyện Hóc Môn đã nhanh chóng khôi phục và tôn tạo khu di tích lịch sử cách mạng Ngã ba Giồng nhằm giáo dục truyền thống cho các thế hệ thanh thiếu niên. Nơi đây đã trở thành điểm tham quan, nơi tổ chức lễ hội truyền thống trong những ngày lễ lớn hàng năm của huyện Hóc Môn và thành phố đặc biệt là lễ kỷ niệm ngày Nam kỳ Khởi nghĩa (23/11). Hiện nay được sự nhất trí của thành phố, huyện đang tiến hành tôn tạo xây dựng Ngã ba Giồng thành “Khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã ba Giồng”. Nguồn: Cổng thông tin điện tử Hóc Môn
TP Hồ Chí Minh 3297 lượt xem
Bến Nhà Rồng là một trong những di tích lịch sử gắn liền với con đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Bến Nhà Rồng hay Bảo tàng Hồ Chí Minh khởi đầu là một thương cảng lớn của Sài Gòn. Thương cảng này nằm bên sông Sài Gòn và được xây dựng từ năm 1863, và hơn 2 năm sau, vào năm 1864, Nhà Rồng này được hoàn thành, trên khu vực gần cầu Khánh Hội. Nhà Rồng được khởi công xây dựng vào ngày 4 tháng 3 năm 1863, do “Công ty vận tải biển” xây dựng một cửa hàng để làm nơi ở cho Tổng giám đốc và là nơi bán vé tàu. Mái nhà được trang trí hình rồng, ở giữa thay vì trái châu thì là chiếc phù hiệu mang hình “Đầu ngựa và chiếc mỏ neo”. Phù hiệu “Đầu ngựa” hàm chỉ thời trước bên Pháp, công ty này chuyên lãnh chở đường bộ với ngựa kéo xe, trong khi biểu tượng “Mỏ neo” tượng trưng cho tàu thuyền. Năm 1919, công ty được phép xây cầu cảng bằng xi măng cốt thép nhưng không thực hiện được. Phải đến tháng 3/1930 mới hoàn thành bến mới, chỉ có một bến nhưng dài 430m. Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại ở Việt Nam, Thương mại Sài Gòn được chuyển giao cho chính quyền miền Nam nước ta quản lý. Chính phủ đã khôi phục lại mái nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng khác có đầu hướng ra ngoài. Với diện tích xây dựng công trình gần 1.500m2, diện tích còn lại là khu vườn xanh mát không khí mát mẻ, khung cảnh thơ mộng gồm hơn 400 cây quý từ khắp mọi miền đất nước quy tụ về đây khoe sắc tỏa hương, đặc biệt là cây đa tân trào của cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và cây bồ đề của Tổng thống Ấn Độ. Năm 1965, Nhà Rồng được quân đội Mỹ sử dụng làm trụ sở của Cơ quan tiếp nhận viện trợ quân sự Mỹ. Năm 1975, sau khi đất nước thống nhất, Nhà Rồng, biểu tượng của cảng Sài Gòn, do Cục Đường biển Việt Nam quản lý. Bến Nhà Rồng hiện nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chi nhánh TP HCM, một trong những chi nhánh bảo tàng và di vật lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước. Bởi vì, tại đây, vào ngày 5/6/1911, chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành (sau này là Hồ Chí Minh) đã lên tàu đi làm phụ bếp để có dịp sang châu Âu. Tiếp theo là ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ở Việt Nam. Bến cảng nhà Rồng là nơi lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật vô giá giúp thế hệ mai sau hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của người Cha già dân tộc. Bảo tàng được xây dựng thành 12 phòng trưng bày với khoảng 170 dữ liệu, hình ảnh và hiện vật. Không chỉ vậy, đây còn là địa chỉ để mọi người đến học tập tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ. Bến Nhà Rồng còn là điểm đến thu hút hàng triệu du khách trong nước và quốc tế. Từ những giá trị, ý nghĩa to lớn trên, Bến cảng Nhà Rồng xứng đáng là di tích lịch sử cấp quốc gia mà chúng ta cần bảo tồn, tôn vinh cũng như tuyên truyền, quảng bá tới bạn bè năm châu. Bến Nhà Rồng sẽ mãi là niềm tự hào lớn của cả dân tộc. Nguồn: Cục di sản văn hoá
TP Hồ Chí Minh 3126 lượt xem
Di tích Bót Dây Thép gồm 3 căn nhà biệt lập, kiến trúc kiểu Tây phương, tường gạch, mái ngói, nằm trên khu đất cao thuộc phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, thành phố Thủ Đức. Bót Dây thép xây dựng từ rất lâu, theo các bô lão trên 80 tuổi thì ngay lúc nhỏ đã thấy nhà Dây Thép. Trước năm 1945, Bót dây thép tiền thân được gọi là Nhà dây thép vì được xây dựng dùng làm trạm phát và thu nhận tin tức của người Pháp. Trạm được thiết kế xây dựng gồm ba căn nhà biệt lập kiến trúc theo kiểu 'tây' với ba cột ăng-ten, cột cao nhất đến hơn 70 m. Công trình do hai người Pháp là Hermall và Stéru thiết kế để phục vụ cho quá trình xâm lược của thực dân Pháp trước năm 1945. Bót dây thép là căn nhà một trệt, một lầu, bố trí nhiều cửa sổ trổ ra bốn hướng. Phía trái ngôi nhà có hai cầu thang dẫn lên lầu một. Ðiều lạ lùng nhất là trong Bót dây thép có một căn hầm bí mật dùng để nhốt, tra tấn người mà chúng cho là 'phản nghịch'. Hầm chỉ có một lỗ thông hơi duy nhất ở phía trên nóc. Miệng hầm có kích thước nhỏ (0,4 m2) chỉ vừa đủ cho một người đứng thẳng lọt vào trong hầm. Năm 1945, khi Nhật đảo chính hất cẳng Pháp ở Ðông Dương, Nhà dây thép bị quân phát-xít Nhật chiếm giữ. Sau đó không lâu, phát-xít Nhật bị đánh bại, thực dân Pháp trở lại và Nhà dây thép lại thuộc về tay người Pháp. Khi chiếm lại Nhà dây thép, thực dân Pháp cho hạ bớt cột ăng-ten (chỉ chừa lại một cột) và xây thêm hai căn nhà gạch nền cao, một căn để viên chỉ huy có tên là Pi-rô-let ở và căn còn lại dành cho để binh lính Pháp canh giữ. Từ ngày tiếp quản Bót dây thép, quân Pháp đã biến nơi này thành ngục tù, bắt bớ, vây hãm, hành hạ, tra khảo những người dân của làng Tăng Nhơn Phú anh hùng và những ai mà chúng nghi ngờ là có liên quan, tiếp tế cho các chiến sĩ cách mạng. Tại đây, trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, binh lính Pháp đã khảo tra, hành hạ biết bao người dân cũng như chiến sĩ cách mạng kiên cường. Chúng bắt bớ, dùng mọi biện pháp tra khảo một cách dã man. Có những tù nhân bị ngộp thở chết vì hầm giam người quá đông, không có dưỡng khí. Nhiều người khác, bất kể già trẻ, trai gái, hễ bị chúng nghi ngờ là phải đứng xếp hàng cho chúng bắn chết ném xác xuống sông Cầu Bến Nọc. Tàn bạo hơn, chúng còn dùng mã tấu chặt đầu, xác ném xuống sông, đầu cắm vào cọc, dựng thành hàng dài trước Bót dây thép để 'trưng tội', ngăn ngừa những người yêu nước đứng lên. Bót dây thép trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp là một địa ngục trần gian đối với bao người dân vô tội. Di tích Bót dây thép được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 18-1-1993. Nguồn: Đoàn phường Tăng Nhơn Phú A
TP Hồ Chí Minh 2953 lượt xem
Di tích lịch sử Chiến khu Rừng Sác Cần Giờ (trước đây tên gọi là Lâm viên Cần Giờ) với diện tích 2.215,45 ha, trong đó có 514 ha đã và đang được khai thác để phục vụ du lịch. Ở đây có đầy đủ các loài và sinh cảnh của một tiểu vùng mang tính đặc trưng nhất của hệ sinh thái rừng ngập mặn. Nơi đây còn khoanh nuôi được nhiều đàn khỉ với tổng số khoảng hơn 1.000 con, sống hoàn toàn trong điều kiện tự nhiên và rất dạn dĩ với con người. Nằm bên trong Di tích lịch sử Chiến khu Rừng Sác Cần Giờ là Khu căn cứ Cách mạng Rừng Sác, nơi đây được công nhận là Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia, Khu căn cứ này đã được nhiều người biết đến qua quá khứ hào hùng của Đội Đặc công Rừng Sác. Căn cứ đã được xây dựng và tái hiện lại gần như toàn bộ quang cảnh sinh hoạt và chiến đấu của các anh hùng khi xưa như: Nhà cảnh vệ, nhà đón tiếp, hầm trú ẩn, hội trường, nhà hậu cần, nhà quân y, nhà quân giới, nhà cơ yếu; cảnh chỉ huy Đoàn 10 đang nghe báo cáo tình hình thực địa và hạ quyết tâm tổ chức tập kích phá hủy kho xăng Nhà Bè, cảnh chiến sĩ Đoàn 10 tiêu diệt cá sấu, cách chưng cất nước mặn thành nước ngọt, cảnh đưa tiễn chiến sĩ vào trận đánh, trận địa súng DKZ pháo kích vào Dinh Độc lập… Khu di tích Rừng Sác (huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh) ngày ấy được xem là căn cứ nổi, sát nách Sài Gòn – Gia Định về hướng đông nam, nơi có con sông Lòng Tàu là “cổ họng” vận chuyển, tiếp tế hậu cần cho bộ máy chiến tranh khổng lồ với hàng triệu quân Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Ngày 15/4/1966, Bộ Chỉ huy Miền thành lập đặc khu rừng Sác với mật danh T10, sau đổi thành Đoàn 10 với nhiệm vụ án ngữ cửa biển, hướng dẫn Nhân dân và xây dựng cơ sở, nắm tình hình địch. Trung đoàn 10 - Bộ đội Đặc công rừng Sác, có nhiệm vụ thọc sâu áp sát, bám trụ bằng mọi giá chiếm giữ khu rừng Sác để tiến công liên tục vào kho tàng, bến cảng, cơ quan đầu não, sào huyệt bộ máy chiến tranh Mỹ - chính quyền Sài Gòn. Để bảo vệ sông Lòng Tàu, Mỹ tuyên bố "làm cỏ Rừng Sác" bằng “mưa bom bão đạn". Một trong những trận đánh tàu nổi tiếng là trận đánh tàu Victoria vào tháng 8/1966. Thời điểm này, Mỹ đưa tàu Victoria chở khoảng 100 xe tăng, thiết giáp; 2 máy bay trực thăng, 20 tấn lương thực thực phẩm…cung cấp cho một sư đoàn Mỹ, chuẩn bị cho chiến dịch mùa khô lần thứ nhất 1966-1967. Dưới sông tàu địch tuần tiễu liên tục, trên trời máy bay quần thảo; trên bộ biệt kích phục dày đặc. Các chiến sĩ đặc công Rừng Sác phải ngâm mình dưới nước, chôn mình ngụy trang dưới bùn. Sau hơn một tháng chuẩn bị và lên kế hoạch, sáng 23/8, khi tàu Victoria đi qua, 2 quả thủy lôi đã làm nổ tung con tàu với trọng tải hơn 10 nghìn tấn cùng khí giới chìm nghỉm xuống lòng sông. Chín năm chiến đấu (1966-1975), Đoàn 10 kiên cường bám trụ đứng vững trên thế trận phòng ngự và tạo thế chủ động tiến công, đánh sâu vào bến cảng, kho tàng hậu cứ địch theo mệnh lệnh của Bộ Chỉ huy Miền, xây dựng phong trào cách mạng địa phương, hướng dẫn nhân dân trong các ấp chiến lược đấu tranh với địch, xây dựng cơ sở cách mạng trong vùng địch tạm chiếm, phát triển chiến tranh du kích phá thế kìm kẹp của địch, góp phần vào thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của toàn dân tộc. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, Đoàn 10 Đặc công Rừng Sác đã vượt lên chính mình, biết dựa vào dân xây dựng “thế trận lòng dân”, xây dựng tư tưởng kiên định vững vàng, ý chí quyết tâm chiến đấu sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng để chiến thắng kẻ thù, truyền thống của đơn vị: “Rừng Sác là nhà, bến cảng, kho tàng là trận địa, sông Lòng Tàu là quyết chiến điểm – có lệnh là đánh – hoàn cảnh nào cũng đánh – đã đánh là thắng”. Truyền thống ấy như một bài ca ra trận, theo người chiến sĩ đặc công xung trận và làm nên những chiến tích oai hùng. Ngày 21/1/2000, UNESCO đã công nhận rừng Sác là Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ với hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của vùng ngập mặn. Ngày 15/12/2004, Căn cứ rừng Sác đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. Đến tham quan Di tích lịch sử chiến khu Rừng Sác hôm nay, chúng ta không chỉ vừa để thưởng ngoạn thiên nhiên hoang sơ mà còn tìm về cội nguồn như một cách để nhắc nhớ, ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc. Theo cục di sản văn hoá
TP Hồ Chí Minh 2785 lượt xem
Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70 km về hướng Tây Bắc, Địa đạo Củ Chi là nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa và sáng tạo của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến lâu dài, ác liệt suốt 30 năm chống kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Với tầm vóc chiến công của mình, địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20 và trở thành một địa danh nổi tiếng trên thế giới. Chỉ từ những dụng cụ thô sơ là lưỡi cuốc và chiếc ki xúc đất đã tạo nên một kỳ quan đánh giặc độc đáo có một không hai với khoảng 250 km đường hầm tỏa rộng như mạng nhện trong lòng đất, có các công trình liên hoàn với địa đạo như: Chiến hào, ụ, ổ chiến đấu, hầm ăn, ngủ, hội họp, sinh hoạt, quân y, kho cất dấu lương thực, giếng nước, bếp Hoàng Cầm … Những sự tích có thật từ địa đạo đã vượt quá sức tưởng tượng của con người. Ðường hầm sâu dưới đất từ 3 đến 8m, chiều cao chỉ đủ cho một người đi lom khom. Căn hầm đầu tiên ở ngay bìa rừng có giếng ngầm cung cấp nguồn nước uống và sinh hoạt cho toàn khu vực địa đạo. Giếng sâu 15m, trong vắt. Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng, từ đường "xương sống" toả ra vô số nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông nhau, có nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn. Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép. Tầng 2 cách mặt đất 5m, có thể chống được bom cỡ nhỏ. Còn tầng cuối cùng cách mặt đất 8 đến 10m hết sức an toàn. Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trên nguỵ trang kín đáo, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi. Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu... Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, nguỵ trang khéo léo để xem phim, văn nghệ. Cũng từ địa đạo này, cuộc hành quân Crimp (cái bẫy) của Mỹ với 3.000 quân bộ, cuộc hành quân Sedarfall gồm 12.000 lính, có xe tăng, máy bay yểm trợ tối đa, nhằm biến Củ Chi thành "khu tự do hủy diệt" đã bị đập tan. Củ Chi thật xứng danh "đất thép thành đồng" qua 20 năm bền bỉ chiến đấu. Với giá trị và tầm vóc chiến công được đúc kết bằng xương máu, công sức của hàng vạn chiến sĩ, đồng bào, khu căn cứ địa đạo Củ Chi đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Từ ngày hòa bình trở lại, đã có hàng chục ngàn đoàn du khách với hàng triệu người đủ màu da, sắc tộc trên thế giới đến viếng thăm địa đạo Củ Chi. Từ các vị Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản, Nguyên thủ Quốc gia, đến các chính khách, tướng lĩnh, nhà khoa học, triết học, nhà văn, nhà báo, cựu chiến binh Mỹ...đã đặt chân xuống địa đạo với tất cả niềm xúc động và kính phục đối với vùng đất anh hùng. Một chính khách ở Cộng hòa Liên Bang Đức đã phát biểu: “Đã nhiều năm tôi nghi ngờ về cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam. Làm sao một nước nhỏ và nghèo lại có thể đánh thắng một nước lớn và giàu có như nước Mỹ. Nhưng khi tới đây, chui qua 70m đường hầm, tôi đã tự trả lời được câu hỏi đó”. Nguồn: Di tích lịch sử TP Hồ Chí Minh
TP Hồ Chí Minh 2695 lượt xem
Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng nằm trong khuôn viên Liên hiệp xí nghiệp Ba Son ngày nay là một xưởng sửa chữa và đóng tàu lớn, địa chỉ tại số 2 đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một di tích lịch sử mang nhiều ý nghĩa. Xưởng cơ khí mang số 323 đường số 12 trong khuôn viên xí nghiệp là nơi người thợ máy Tôn Đức Thắng (sau này là Chủ tịch nước Việt Nam - từ 1969 đến 30/08/1980) đã từng làm việc và hoạt động cách mạng trong những năm 1915 - 1928. Năm 1861 Pháp hạ Đại Đồn Chí Hòa, chiếm lĩnh Sài Gòn. Ngày 28/4/1863 chính phủ Pháp đã ký nghị định chính thức thành lập Thủy xưởng (Arsenal) Ba Son, đặt trực thuộc Bộ Hải quân Pháp. Vì tầm quan trọng đó, năm 1884 chính phủ Pháp cho xây dựng thêm một ụ tàu lớn nữa để làm căn cứ sửa chữa tàu cho các hạm đội quân Pháp ở vùng Viễn Đông. Sau khi hiệp định Genève được ký kết, quân đội Pháp rút khỏi Đông Dương, ngày 12/9/1956 Pháp chuyển giao Ba Son lại cho hải quân chính quyền Sài Gòn. Dưới chế độ Sài Gòn cũ, Thủy xưởng Ba Son được đổi tên là Hải quân công xưởng, đặt trực thuộc Bộ Quốc phòng. Sau tháng 4/1975, Hải quân công xưởng được chính quyền Cách mạng tiếp quản và được đổi tên thành Liên hiệp xí nghiệp Ba Son, trực thuộc Bộ Quốc phòng cho đến ngày nay. Thủy xưởng Ba Son là một xưởng lớn nhất Sài Gòn, là một trong những nơi tập trung số lượng công nhân đông nhất ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ. Nhằm đào tạo thợ cơ điện người bản xứ cung cấp cho các hãng, xưởng của người Pháp mở tại Sài Gòn, ngày 20/2/1906 chính phủ Pháp ký quyết định thành lập trường cơ khí Á châu tại Sài Gòn (Eécole des mécaniciens Asiatiques de SaiGon - tức trường Kỹ thuật Cao Thắng ngày nay). Xưởng sửa chữa tàu biển Ba Son là xưởng được sử dụng học sinh của trường thực hành tại xưởng và tuyển trực tiếp học sinh học xong tại trường. Trường cơ khí Á châu Sài Gòn và xưởng cơ khí của Thủy xưởng Ba Son thời kỳ đó đã gắn liền với những hoạt động cách mạng đầu tiên của nhà cách mạng Tôn Đức Thắng. Học xong bậc tiểu học ở quê nhà: làng An Hòa, xã Mỹ Hòa Hưng, tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang), người thanh niên Tôn Đức Thắng quyết định lên Sài Gòn tìm việc làm và định hướng cuộc đời mình vào tầng lớp thợ thuyền. Bác Tôn đã thi vào trường Cơ khí Á châu khóa học 1915 - 1917. Hiện nay tại Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh còn lưu giữ một cuốn sổ gốc ghi danh học sinh theo học các khóa ở trường này từ năm 1906 đến năm 1966. Tháng 8/1920 bác từ Pháp trở về Sài Gòn làm công nhân cho hãng KROFF và CIE. Chịu ảnh hưởng của cuộc Cách mạng tháng 10 Nga và học được nhiều kinh nghiệm đấu tranh của công nhân Pháp, bác Tôn đã vận động thành lập Công hội đỏ đầu tiên tại thành phố. Công hội bí mật phát triển trong công nhân xưởng Ba Son, hãng Faci, nhà đèn Chợ Quán... Từ năm 1920 đến 1925 số hội viên đã lên đến 300 người do bác Tôn làm hội trưởng. Đây là tổ chức Công hội đầu tiên của Việt Nam có mục đích tương trợ và đấu tranh bênh vực quyền lợi của công nhân, chống đế quốc tư bản. Dưới sự lãnh đạo của Công hội đỏ, phong trào đấu tranh của công nhân thành phố trong thời kỳ này bùng nổ mạnh mẽ. Tiêu biểu là cuộc bãi công đòi tăng lương, đòi nghỉ nửa ngày vào ngày lãnh lương của công nhân Thủy xưởng Ba Son nổ ra ngày 4/8/1925 kéo dài đến ngày 12/8/1925. Cuộc bãi công thắng lợi, nhưng để ủng hộ phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động Trung Quốc bằng cách "kìm chân" chiến hạm J. Mi-Sơ-Lê theo lệnh chính phủ Pháp cần sửa chữa gấp để đưa sang Trung Quốc đàn áp phong trào cách mạng. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son tiếp tục bằng hình thức lãn công, kéo dài việc sửa chữa chiến hạm đến 4 tháng. Như vậy ở cuộc đấu tranh này ngoài việc đòi quyền lợi kinh tế và cải thiện điều kiện làm việc, còn mang tính chất chính trị, đặc biệt là khởi động ý thức đoàn kết quốc tế của giai cấp công nhân Việt Nam. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son dưới sự lãnh đạo của tổ chức Công hội đỏ đã mở đầu cho giai đoạn đấu tranh mới của giai cấp công nhân Việt Nam. Giai đoạn đấu tranh có tổ chức, có lãnh đạo và được sự ủng hộ của toàn thể công nhân và nhân dân lao động. Phong trào đấu tranh đã đi từ tự phát sang trình độ tự giác là cơ sở tốt để tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin. Ngày 19/11/1975 trên cương vị Chủ tịch nước, bác Tôn đã về thăm lại xưởng Ba Son và ghi lại trong sổ lưu niệm của nhà máy. Ngày 12/8/1993 Bộ Văn hóa đã ra quyết định công nhận Ba Son là di tích lịch sử. Nguồn: Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh
TP Hồ Chí Minh 2687 lượt xem
Đình thần Trường Thọ tọa lạc tại khu phố 8, phường Trường Thọ, thành phố Thủ Đức. Đình Trường Thọ thờ Thần Thành Hoàng bổn cảnh với mong muốn Thần Thành Hoàng sẽ phù hộ cho dân chúng trong làng. Nhân vật Thần Thành Hoàng theo truyền khẩu chính là Châu Văn Tiếp – một vị tướng triều Nguyễn. Bản chính sắc phong đã bị Pháp đốt, nay đình chỉ còn giữ lại bản sao. Không chỉ thờ Thần Thành Hoàng, đình còn thờ các vị: Tả ban và Hữu ban, Hội đồng nội, hội đồng ngoại, Tiền hiền và Hậu hiền, Tiên sư, Thần Nông, Ngũ Hành, Bạch Hổ, Thanh Long, Bạch Mã… Về mặt kiến trúc: đình thần Trường Thọ trông vô cùng uy nghi giữa những hàng cây với kiến trúc riêng biệt. Đình được xây dựng theo kiểu trùng thiềm điệp ốc bao gồm tiền điện, chánh điện, hậu điện, nhà trù và nhà kho với tổng diện tích 518 mét vuông. Từ cổng tam quan đến khuôn viên của mặt tiền đình, thoạt tiên ta sẽ gặp hình ảnh miếu thờ Thần Nông và cả đàn Bạch Mã, tất cả đều được xây bằng xi-măng. Đình được thiết kế theo kiểu ba gian hai chái, toàn bộ mái đình được 48 cột tròn chống đỡ, các cột đều thuộc loại gỗ quý, đường kính mỗi cột 30cm, cột cao từ 4m đến 6m, chân kê đá xanh. Cấu trúc xây dựng theo kiểu dân dụng nhưng rất kĩ thuật, lấy tứ trụ làm điểm tựa đặt giữa chánh điện chịu lực. Các đầu kèo đâm trính, nêm chặt bằng gỗ giữ bộ giàn trò chống gió bão, lại chia lực giữa chánh điện với tiền điện và hậu điện. Đặc biệt các kèo được chạm khắc theo đề tài “Long tọa môn”, đuôi rồng hướng về phía mặt tiền, đầu rồng chạm trổ trên đầu kèo ở hậu sở. Nghệ thuật chạm trổ đầu và đuôi rồng cũng như các hoa văn ở kèo, dầm được thể hiện hết sức tinh vi. Những đầu kèo đâm trính xuyên cột để giữ thế cân bằng là phong cách dân gian rất hiếm. Tiền điện có nhiều hiện vật thờ cúng rất quý hiếm, có ba bàn hương án thờ hội đồng nội, ngoại trên có các bài vị và một bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh với hàng chữ: “Thánh thọ vô cương” Khu hậu điện nối liền với chánh điện. Kiến trúc nổi bật ở hậu điện là các đầu kèo xuyên qua cột gỗ với các đầu rồng chạm trổ rất điêu luyện thể hiện rồng trầm ở đình (long ngọa triều), ngụ ý điềm lành tỏa khắp đình. Chân mỗi cây cột gỗ đều được kê các hòn đá tảng xanh tròn. Ở bàn thờ giữa có bức hoành phi được treo phía trên với hàng chữ: Khai sáng đại huân (người khai sáng có công to). Hai bên có hai bàn thờ viên quan, hương chức, trên đặt nhiều bài vị. Phía trên hai bàn thờ cũng có năm bức hoành phi ghi: Phong điều vũ thuận – Hưởng vu thành – Thượng an hạ thực – Tiền đại viên quan – Tiền đại hương chức. Hậu đình là nơi hội họp trước khi vào lễ của ban Trị sự đình và cũng là nơi đãi khách trong các ngày lễ lớn. Tiếp giáp với hậu đình có dãy nhà độc lập. Nơi đây dùng làm nhà bếp và nhà kho chứa những vật dụng chén, ly, bát, tách nhằm phục vụ lễ bái. Đình Trường Thọ đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia ngày 30/12/2002. Đình Trường Thọ là một cơ sở tín ngưỡng dân gian có giá trị về mặt lịch sử cũng như về mặt kiến trúc nghệ thuật. Từ khi thành lập cho đến nay, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đình vẫn là ngôi nhà chung của người dân Trường Thọ. Nguồn: Trung Tâm Văn Hóa TP Thủ Đức
TP Hồ Chí Minh 2425 lượt xem
141, Nguyễn Huệ, Quận 1, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hiệp hội du lịch TP Hồ Chí Minh
Chỉ từ : Liên hệ
Giảm giá 0% 63Stravel Vip
Giá cuối cùng : Liên hệ
39-39a- 41, Thủ Khoa Huân, Quận 1, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hiệp hội du lịch TP Hồ Chí Minh
Chỉ từ : Liên hệ
Giảm giá 0% 63Stravel Vip
Giá cuối cùng : Liên hệ