Vàng Pheo là một trong những bản cổ xưa nhất của người Thái trắng ở Lai Châu, nơi có nhiều ngôi nhà cổ nằm nép mình bên những ruộng lúa xanh ngát. Bản Vàng Pheo thuộc xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Đây là vùng đất sinh sống lâu đời của đồng bào dân tộc Thái trắng. Dân bản Vàng Pheo mến khách, cảnh sắc núi rừng thơ mộng, nên đã cuốn hút biết bao du khách đến với nơi này. Nằm cách trung tâm thị xã Lai Châu khoảng 30km, bản Vàng Pheo (huyện Phong Thổ, Lai Châu) được nhắc đến như “thung lũng mỹ nhân”, một trong những bản cổ xưa nhất của người Thái trắng ở Lai Châu. Bản Vàng Pheo – một điểm thú vị trên hành trình chinh phục các điểm du lịch Tây Bắc. Mang trong mình những nét văn hóa đặc trưng, cùng với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và thơ mộng, bản Vàng Pheo hội tụ nhiều điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng. Bản Vàng Pheo có hơn 90 hộ với hơn 400 nhân khẩu, 100% đồng bào là người Thái trắng. Bản có vị trí địa lý đẹp, tựa mình vào núi Phu Nhọ Khọ, là nơi giao thoa giữa hai dòng suối Nậm So và Nậm Lùm. Đến với Vàng Pheo, du khách sẽ cảm nhận rõ hơn về một bản làng có vị trí địa lý đẹp như một viên ngọc quý mà tạo hóa đã ban tặng, đúng như những gì được “đồn thổi” lâu nay. Vàng Pheo có nhiều ngôi nhà cổ nằm nép mình bên những ruộng lúa xanh trong không gian thanh bình, yên tĩnh, được du khách truyền tai nhau với tên gọi “thung lũng mỹ nhân”. Cái tên “thung lũng mỹ nhân” bắt nguồn câu chuyện truyền thuyết về nàng Han được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này, cùng với các trò chơi và công việc nương rẫy. Khi là thiếu nữ, nàng Han vô cùng xinh đẹp và đảm đang, thường dạy người dân trong bản kéo sợi, dệt vải, giúp đỡ người nghèo… Khi xuất hiện quân giặc xâm lăng, nàng Han cải trang thành nam giới, đứng lên kêu gọi thanh niên trai tráng khắp các bản trong vùng tập hợp lực lượng, đoàn kết chống giặc ngoại xâm. Nàng được người dân bản tôn làm nữ tướng. Sau khi dẹp tan quân giặc, nàng trở về đến mó nước đầu bản, trút bỏ xiêm y rồi đắm mình trong dòng nước xanh mát của quê hương, sau đó bay về trời. Để tưởng nhớ công ơn của nàng Han, nhân dân trong vùng đã lập miếu thờ và tổ chức lễ hội hằng năm. Không chỉ có nàng Han xinh đẹp trong truyền thuyết mà từ xưa đến nay, xã Mường So vốn nổi tiếng là vùng đất sinh ra các “mỹ nhân” Thái trắng. Nơi đây, được mệnh danh là “thung lũng mỹ nhân”, những cô gái Thái trắng với điệu xòe khiến các chúa đất mê đắm. Ngay cả giờ đây, Vàng Pheo vẫn được xem là bản có nhiều thiếu nữ xinh đẹp nhất xã Mường So, nhiều du khách đến đây đã phải thốt lên rằng: “cứ ra ngõ là gặp mỹ nhân”…Đến Vàng Pheo, không khó để chiêm ngưỡng bóng dáng các cô gái Thái thấp thoáng trên cầu thang nhà sàn, áo cóm cổ truyền trắng tinh, da trắng ngần. Con gái vùng này có vẻ đẹp rất đặc trưng của người Thái với vóc dáng cao, da trắng, tóc dài…Mang trong mình những nét văn hóa đặc trưng, dân bản mến khách, cùng với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, bản Vàng Pheo hội tụ nhiều điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng. Hiện, bản Vàng Pheo có trên 120 hộ dân với hơn 530 nhân khẩu, đều là người Thái trắng. Đồng bào ở đây sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi, trồng trọt và dệt vải. Những năm gần đây, đồng bào Thái ở Vàng Pheo đã làm du lịch khá chuyên nghiệp. Từ năm 2007, bản Vàng Pheo được công nhận là bản văn hóa – du lịch cấp tỉnh. Mỗi năm, nơi đây đón hàng nghìn lượt du khách trong nước và quốc tế. Dù đang trong quá trình hội nhập, nhưng văn hóa của người Thái trắng ở Vàng Pheo vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn. Từ ngôi nhà sàn đến những bộ váy của người phụ nữ Thái trắng được thiết kế cầu kỳ, váy khâu liền màu đen tuyền, dài chấm mắt cá chân, áo cóm chấm đến thắt lưng, cổ liền… tất cả vẫn thấm đượm bản sắc văn hoá truyền thống. Trong con mắt của người Thái trắng, trước khi đi lấy chồng, thiếu nữ nào càng dệt được nhiều tấm vải thì càng được coi là nết na, giỏi giang. Trải qua hàng nghìn năm, với đôi bàn tay khéo léo với khối óc sáng tạo, đồng bào Thái trắng ở Vàng Pheo đã sản xuất ra những tấm vải với nhiều mẫu mã đa dạng, hoa văn tinh tế, tạo nên nét đẹp văn hóa riêng so với các dân tộc khác. Kho tàng văn hoá tinh thần của người Thái cũng rất giàu có với các loại nhạc cụ như cây đàn tính, những bài hát, điệu múa khăn, múa xoè đặc sắc và những truyện thơ cổ giàu tính nhân văn: điển hình là truyện thơ “Xống chụ xon xao” – một kiệt tác văn học Thái. Cùng với đó là các bài ca dao, tục ngữ ca ngợi vẻ đẹp trong nếp sống, cách ứng xử trong gia đình, cộng đồng và với thiên nhiên… Lễ hội văn hóa của người Thái ở Vàng Pheo là một trong những nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng thu hút đông đảo du khách quan tâm. Mỗi lễ hội là một bức tranh miêu tả đời sống xã hội, mang đậm nét đặc trưng truyền thống của đồng bào Thái – những sắc thái văn hoá không đâu có được. Tiêu biểu như lễ hội Nàng Han vào ngày Rằm tháng 2, lễ hội Then Kin Pang vào ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch, lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu vào ngày Rằm tháng 9… Tại các lễ hội này, ngoài các nghi thức cúng lễ còn diễn ra nhiều trò chơi dân gian độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa trong đời sống sinh hoạt của người dân, như: tó má lẹ, ném còn, đẩy gậy, tù lu…Vào những ngày cuối tuần hoặc dịp lễ hội, du khách đổ về Vàng Pheo rất đông để khám phá một không gian Tây Bắc êm đềm và cuộc sống giản dị của đồng bào dân tộc, được hoà mình trong điệu múa, lời ca của đồng bào Thái trắng. Sau khi tham quan bản, trải nghiệm không gian văn hoá của đồng bào người Thái, du khách có thể nghỉ đêm tại nhà sàn. Những du khách ưa thích khám phá có thể trải nghiệm tắm suối, tham quan hang động, thu vào ống kính những hình ảnh về một bản làng thú vị ở vùng đất Tây Bắc. Đến với bản Vàng Pheo, du khách còn được thưởng thức những món ăn mang đậm bản sắc dân tộc Thái, như: sâu đá, rêu đá, cá bống vùi tro, cá suối nướng, măng đắng, măng ngọt, thịt trâu gác bếp, thịt lợn hấp, canh rau đắng… Người dân Vàng Pheo với sự chân thành, mến khách, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, thanh bình, cách xa với những ồn ào, khói bụi của chốn thành thị, chắc chắn sẽ làm du khách sẽ quên đi mọi lo toan, bận rộn thường ngày.
Lai Châu 66 lượt xem Từ tháng 01 đến tháng 03 hoặc tháng 09 đến tháng 10 .
Ngày cập nhật : 13/11/2024