Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Cánh Đồng Mường Than

Thuyết minh tự động

Cánh Đồng Mường Than

“Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” ấy là câu đúc kết của bậc tiền nhân nói về những cánh đồng mênh mông và đẹp bậc nhất miền Tây Bắc. Mới loáng thoáng nghe thấy câu chuyện “gió Than Uyên” thôi, tính khí của kẻ ưa “xê dịch” đã háo hức muốn vượt con lộ 32 bỏ Mù Cang Chải (Yên Bái) về Than Uyên (Lai Châu) trong một trưa mùa đông hửng nắng. Huyện lỵ Than Uyên nằm trong thung lũng, và thung lũng là một cánh đồng thoải mênh mông. Đến Than Uyên, bạn được hòa vào một cuộc sống bản địa mộc mạc của những nhịp chân dệt thổ cẩm. Cảnh sắc và cả những món ngon cứ níu chân khách phương xa. Cá pa boong, đó là món ăn bạn có thể tìm thưởng thức ở bất kể nơi đâu, từ quán nhỏ nơi thị trấn hay trong bản nhà sàn xinh xắn của đồng bào Thái. Đó là món ăn có từ xa xưa của người Thái, mà nay vẫn nức tiếng. ể “tạc khắc” nét ẩm thực riêng và đặc sắc này, bà con phải ra dòng Nậm Mu đánh bắt loài cá theo tiếng Thái gọi là pa vá. Cá được làm sạch, rồi trộn với gia vị gừng, muối, ớt, tỏi, rượu, đặc biệt phải có thính nếp rang thơm… trộn ướp đều tay. Cá sau khi ướp được cho vào một đoạn ống măng mai bịt kín, đợi trong vòng nửa tháng là ngấu muối, có thể dùng được. Khi ăn cho cá vào than hồng nướng qua, gọi là lấy nhiệt lửa cho dậy mùi khói. Cá nướng ăn với xôi nếp thơm sẽ làm người thưởng thức nhớ mãi không quên. Mùa này, thả hồn trên cánh đồng Mường Than, nhịp sống lao động đầy sắc màu quyến rũ. Ta đi chầm chậm trên cánh đồng xanh vô tận, như lạc vào thảo nguyên bao la trong cổ tích. Thỉnh thoảng cơn gió ùa về lòng chảo tạo nên vùng tiểu khí hậu khá đặc biệt trên cánh đồng đẹp thứ ba vùng Tây Bắc. Bởi thế “gió Than Uyên” cũng là “đặc sản” của thung lũng này. Gió rít mạnh, quẩn quanh lòng chảo, mùa này gió hanh khô. Du khách muốn khám phá Than Uyên, thường ngược xã Mường Cang, qua xã Mường Mít để ngắm những nếp nhà sàn đồng bào Thái thấp thoáng trong màu hoa đỗ quyên rực rỡ triền núi. Điều làm ta thích thú, không chỉ riêng khung cảnh cổ tích mà còn cả hình ảnh người phụ nữ Thái cần mẫn bên khung dệt. Phụ nữ Thái ở xã Mường Cang vào mùa này bận bịu việc dệt thêu khăn, đệm cho gia đình, đặc biệt với những cô gái chưa chồng thì phải cần mẫn ngày đêm thêu dệt chuẩn bị cho mùa hạnh phúc mỗi khi tết đến, xuân về.

Lai Châu 1230 lượt xem Từ tháng 1 đến tháng 12

Ngày cập nhật : 10/03/2023

Điểm du lịch cùng thành phố

Bản Tả Lèng

Xã Tả Lèng Lai Châu chinh phục du khách bởi vẻ đẹp hùng vĩ của thung lũng, núi đồi và mùa vàng rực rỡ. Ngoài ra, vùng đất này còn có nền văn hóa bản địa đa dạng của đồng bào dân tộc Dao, Mông và người Kinh, mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm khó quên. Xã Tả Lèng Lai Châu là một vùng đất đang được nhiều du khách quan tâm. Đây là một xã nằm ở khu vực Đông Bắc của tỉnh, thuộc huyện Tam Đường xinh đẹp, nổi tiếng. Xã Tả Lèng nằm tiếp giáp với xã Thèn Sin, Sin Suối Hồ, xã San Thàng và một phần giáp với huyện Bát Xát Lào Cai. Ngày nay, Tả Lèng ngày càng được nhiều du khách biết đến, thu hút nhiều người trẻ đến tham quan khám phá. Vì thế nếu có dịp du lịch Lai Châu, bạn nên dành ít thời gian đến Tả Lèng. Đây là một xã thuộc huyện Tam Đường, do đó du khách có thể kết hợp vi vu thêm nhiều điểm đến khác như Bản Hon, Bản Nà Luồng,… vốn rất xinh đẹp, nổi tiếng. Xã Tả Lèng Lai Châu là một xã vùng núi với địa hình có đến 2/3 là núi cao, có sự chia cắt rõ rệt để hình thành nên những thung lũng, những ngọn đồi và ngọn núi hùng vĩ tuyệt đẹp. Xã nằm ở độ cao từ 850 – 2900 mét so với mực nước biển với kết cấu thoai thoải dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Đi du lịch Tả Lèng, du khách được chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Ở đây có dòng suối Tả Lèng với chiều dài đến 9 km, bên cạnh đó là hệ thống những con suối nhỏ phân bố đồng đều khắp nơi. Nhờ đó mà người dân ở Tả Lèng có đủ nguồn nước tưới tiêu cho việc trồng trọt. Là một vùng núi cao nên khí hậu ở đây khá mát mẻ, trung bình chỉ khoảng 20 độ C. Vào mùa hè, trời sẽ nóng hơn nhưng không quá 30 độ C. Trong khi đó mùa đông tiết trời rất lạnh, rơi vào khoảng 6 độ C. Vì thế du khách có thể cân nhắc du lịch Lai Châu, đặc biệt là Tả Lèng vào mùa hè và mùa thu để thỏa thích tận hưởng cảnh đẹp và không khí ở miền núi. Lần đầu du lịch xã Tả Lèng Lai Châu, bạn sẽ ngay lập tức bị cuốn hút bởi bức tranh của những thung lũng sâu hun hút, những dãy núi tráng lệ bao quanh. Vì đặc điểm địa hình, người dân ở đây cũng canh tác ruộng bậc thang. Vào mùa thu tháng 9 – tháng 10, ruộng lúa ở Tả Lèng chín vàng óng ả đẹp như một bức tranh được tô vẽ cẩn thận. Nơi đây có nhiều hoạt động cho du khách trải nghiệm như khám phá các thôn bản, rong ruổi trên những con đường để ngắm cảnh, check in cùng mùa lúa chín tuyệt đẹp hoặc tìm cho mình những góc bình yên để ngẫm nghĩ về cuộc đời. Đến với Tả Lèng, ngoài hành trình khám phá ruộng bậc thang ven thành phố, du khách còn có cơ hội tìm hiểu về đời sống của người dân vùng cao cùng những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Mông nơi đây. Đặc biệt, bạn còn có thể dành thời gian để vi vu đồi thông Tả Lèng – nơi có cảnh sắc bình yên và lãng mạn như Đà Lạt. Với những du khách đam mê trekking, bạn có thể dành thời gian để leo núi Tả Liên Sơn hay còn gọi là núi Cổ Trâu. Với độ cao 2.996 mét, Tả Liên Sơn là một trong những ngọn núi cao nhất ở miền Bắc nước ta, mở ra cho du khách một hành trình đáng nhớ khi băng rừng vượt suối để đặt chân lên đến đỉnh núi. Khám phá ngọn núi Tả Liên Sơn vào mùa xuân, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những rừng cây đỗ quyên khoe sắc hồng rực giữa cánh rừng già. Trong suốt chặng đường từ chân núi lên đỉnh, bạn sẽ đi qua những khu rừng nguyên sinh với thảm thực vật thay đổi liên tục theo độ cao. Để rồi khi lên đến đỉnh là cả một bức tranh hùng vĩ, tráng lệ của rừng cây, mây trời thu trọn tầm mắt mới đẹp làm sao. Xã Tả Lèng Lai Châu nói riêng và huyện Tam Đường Lai Châu nói chung là một vùng đất với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn. Vì thế nếu có dịp, du khách hãy về đây để được ngắm một bức tranh hùng vĩ, được trải nghiệm các hoạt động đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Và nhất là tìm hiểu về văn hóa của người dân bản địa. Ở Tả Lèng có đông đảo đồng bào dân tộc Mông và Dao sinh sống. Vì thế khi đến thăm xã, du khách được ăn nhiều món ngon đặc sản như bánh chưng đen, xôi sắn, lợn muối chua, xôi ngũ sắc,… Bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm trọn vẹn cảnh sắc, ẩm thực và văn hóa, con người khi lưu lại đây một vài ngày. Ngày nay, ở xã Tả Lèng cũng đã có homestay phục vụ du khách. Về đây, bạn sẽ được lưu trú và sinh hoạt như một người dân bản địa để hiểu rõ hơn về nếp sống của đồng bào dân tộc Mông, Dao,… trong các bản làng. Không cần phải ở quá lâu, chỉ vài ngày là đủ để bạn biết được sự khác biệt trong văn hóa các dân tộc Việt Nam. Xã Tả Lèng Lai Châu là một trong những xã nổi bật của huyện Tam Đường, thu hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp cùng nhiều trải nghiệm du lịch đặc trưng, hấp dẫn. Nếu có dịp, bạn hãy một lần khám phá Tả Lèng để thấy rằng mảnh đất Lai Châu thực sự là điểm đến ấn tượng trên bản đồ du lịch Tây Bắc.

Lai Châu

Từ tháng 04 đến tháng 09.

392 lượt xem

Khu Du Lịch Cầu Kính Rồng Mây

Đến với Cầu kính Rồng Mây, du khách sẽ không khỏi choáng ngợp trước cảnh sắc tuyệt đẹp của thiên nhiên hùng vĩ của mảnh đất nơi ven trời Tây Bắc – Lai Châu được nhìn ở độ cao hơn 2.000m so với mực nước biển và trải nghiệm cảm giác “ú tim” khi đi trên toàn bộ mặt cầu được làm bằng kính chịu lực trong suốt. Cầu Kính Rồng Mây thuộc địa phận xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, cách Hà Nội 400 km về phía bắc, cách điểm du lịch Sa Pa (Lào Cai) khoảng 16km, nằm tọa lạc trên cung đường đèo Ô Qúy Hồ nơi được mệnh danh là “cung đường đèo đẹp nhất của Việt Nam”, nơi được bao quanh bởi đồi núi trùng điệp. Ngắm thiên nhiên hùng vĩ từ Cầu kính Rồng Mây sẽ là một trải nghiệm không thể bỏ lỡ của bất kỳ du khách nào khi chọn nơi đây là điểm đến. Đứng ở độ cao của Cầu kính, phóng tầm mắt ra xa du khách sẽ cảm thấy mình thật nhỏ bé giữa không gian rộng lớn, bất tận của thiên nhiên với màu xanh trùng điệp của những dãy núi rừng ẩn mình trong mây bồng bềnh, những cung đường uốn lượn, những thác nước hay làn gió ào ạt thổi, mây trắng bồng bềnh bao phủ tứ phía… từ độ cao hơn 2.000m một cảnh sắc thiên nhiên ngoạn mục hiện ra trước mắt du khách một cách tự nhiên nhất, nhiều du khách khi đến với nơi đây đã phải thốt lên rằng “đây đúng là kỳ quan tiên cảnh của đất trời Lai Châu”. Không chỉ vậy, Cầu kính Rồng Mây còn là sự lựa chọn vô cùng kỳ thú đối với những du khách mê độ cao khi tận hưởng cảm giác bước đi trên toàn bộ mặt cầu được làm hoàn toàn bằng kính chịu lực trong suốt cả thân thể như lửng lơ giữa không gian đất trời hay tham gia vào những trò chơi cảm giác mạnh: nhảy Bungee từ trên độ cao của cầu xuống dưới vực núi, trượt Zipline, đi trên Cầu Độc Mộc… Không chỉ sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, khu vực huyện Tam Đường còn là nơi sinh sống của 16 đồng bào dân tộc với nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc với những con người đôn hậu, thật thà và vô cùng mến khách. Đến với Cầu kính Rồng Mây, du khách có thể lựa chọn các hình thức ẩm thực với món ăn do chính người dân địa phương nuôi trồng và chế biến như: Lợn cắp nách, Cá nướng, Gà bản, Xôi nếp nương, các loại rau, củ, hoa quả được nuôi dưỡng từ núi rừng hay thưởng thức món gỏi Cá Hồi và Lẩu Cá Tầm được nuôi bằng nguồn nước sạch tại Lai Châu giữa bầu không khí mát lạnh của nơi đây. Ngoài ẩm thực độc đáo, Cầu kính Rồng Mây còn có các căn Bugalow nghỉ dưỡng sang trọng, tiện nghi, riêng biệt tạo không gian riêng tư cho giới trẻ hoặc cho những gia đình có nhu cầu nghỉ dưỡng. Từ không gian bunglow và khách sạn bạn có thể ngắm toàn cảnh của khu du lịch Cầu kính Rồng Mây với tiết trời 4 mùa trong năm. Với những lý do nêu trên đã đủ để bạn chọn Cầu kính Rồng Mây Lai Châu là điểm đến tiếp theo trên hành trình về với Miền Sơn cước – Tây Bắc của bạn chưa? Nếu đã chọn Lai Châu là điểm dừng chân thì bạn đừng bỏ lỡ điểm khám phá thú vị và độc đáo này!

Lai Châu

Từ tháng 01 đến tháng 12.

392 lượt xem

Bản Thẳm.

Bản Thẳm thuộc địa phận xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Với dân số 43 hộ, 100% là đồng bào dân tộc Lự sinh sống hầu hết vẫn lưu giữ nguyên các nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Bản Thẳm nằm trên trục đường nội tỉnh (trên tuyến đường nối cao tốc Lào Cai - Lai Châu); bản cách thành phố Lai Châu khoảng 14 km; cách trung tâm thị trấn Tam Đường 12km, đường vào bản thuận lợi, đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại của du khách (các mùa trong năm). Vào bản du khách tham quan vòng quanh bản, tìm hiểu và trải nghiệm các nét văn hóa độc đáo, thú vị về cuộc sống của đồng bào dân tộc Lự: những ngôi nhà sàn truyền thống, trang phục truyền thống đặc trưng trong cuộc sống hàng ngày, trải nghiệm dệt vải trên các khung cửi cùng các cô gái Lự…Tiếp theo, du khách có thể tham quan, check in vườn hoa Bản Thẳm, đồi chè, các thửa ruộng bậc thang, săn mây, trải nghiệm tắm suối, bắt cá tại suối nậm Hon và đặc biệt tham quan hang động Bản Thẳm (động khô, động ướt). Động khô (có thể tham quan các mùa trong năm): cửa động cách vị trí trung tâm bản khoảng chừng 300m, ngay tại cửa động, một thảm thực vật gồm nhiều họ khác nhau cùng tồn tại, từ những cây dây leo, cây bụi cho đến thảm cỏ cùng tồn tại đan xen. Tất cả như đang tạo nên một bức rèm bằng cây xanh khổng lồ trang trí và che mát toàn bộ cửa động. Cửa động Bản Thẳm cao khoảng 15m, rộng 18m sẽ đón du khách ngay từ ngoài với những ngách đá, bậc đá, leo vài bước là đã có thể chụp cho mình những bức ảnh kỷ niệm về cuộc hành trình đầy thú vị. Động ướt (chỉ nên tham quan vào mùa khô): cách động khô khoảng 50m. Khi đặt chân tới đây du khách sẽ bị cuốn hút bởi các khối đá lớn, nhỏ mang dáng dấp, hình thù nhiều loài vật khiến người xem thoả sức liên tưởng. Những cột đá lớn nhỏ từ dưới đất mọc lên và nhũ đá từ trên vòm hang rủ xuống lấp lánh ánh kim khiến ai cũng phải trầm trồ trước vẻ đẹp tạo nên từ bàn tay của tạo hóa. Nhũ đá rủ xuống tua tủa như những mũi tên nhọn hoắt lấp lánh, du khách có thể tưởng tượng ra một cung điện nguy nga của những nàng tiên trong cổ tích lẽ nào đã thực sự xuất hiện ở nơi này. Trong lòng động là dòng suối ngầm quanh năm chảy, dòng suối ngầm chảy dọc lòng hang tạo nên một hệ sinh thái đa dạng, phong phú. Dòng suối có nước màu xanh ngọc, khiến cho ai cũng muốn được nghỉ ngơi thả chân ngâm trong dòng nước mát lạnh để tiếp tục hành trình khám phá điều kỳ diệu trong lòng núi đá. Sự kết hợp giữa vẻ đẹp của hang động cùng với dòng suối ngầm chảy dọc tạo nên một chốn “tiên cảnh” nơi hạ giới đầy ấn tượng. Đây quả là một món quà kỳ vĩ mà thiên nhiên đã ban tặng cho Bản Thẳm, xã Bản Hon, huyện Tam Đường. Du khách khi tham quan điểm du lịch Bản Thẳm sẽ được thưởng thức các món ẩm thực độc đáo do người dân địa phương chế biến: lợn cắp nách, cá nướng, gà bản, xôi ngũ sắc, các loại rau rừng, các loại củ, hoa quả được trồng tại bản… và có thể mua các sản vật nông sản địa phương, mua sắm những đồ thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc: thổ cẩm, váy áo, túi xách...Đến thời điểm hiện tại ngoài homestay Bản Thẳm, bản còn có 05 hộ gia đình đang làm dịch vụ homestay, có dịch vụ cho thuê trang phục dân tộc phục vụ cho việc chụp ảnh lưu niệm. An ninh, an toàn tại Bản Thẳm luôn được đảm bảo tuyệt đối cho du khách tham quan; người dân sống hài hoà, thân thiện. Người dân trong bản luôn tích cực tham gia phong trào vệ sinh môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp. Khi muốn thả tâm hồn cùng với thiên nhiên, bạn hãy lên lịch cho chuyến đi trải nghiệm Bản Thẳm.

Lai Châu

Từ tháng 10 đến tháng 03.

401 lượt xem

Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Tè

Tây Bắc Việt Nam luôn ẩn chứa những điểm đến hoang sơ, hùng vĩ khiến du khách say lòng. Và Lai Châu, mảnh đất “cuối trời Tây Bắc”, chính là nơi sở hữu một viên ngọc quý mang tên Mường Tè. Nơi đây, được ví như một “ốc đảo” thiên nhiên hoang dã, lưu giữ hệ sinh thái đa dạng và phong phú, là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá và trải nghiệm. Tọa lạc tại Tây Bắc Việt Nam, Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Tè như một bức tranh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ với những dãy núi cao chót vót, những thung lũng xanh mướt, những con sông suối uốn lượn và những thác nước đổ ầm ầm. Nơi đây sở hữu độ cao trung bình từ 1.000 đến 2.827 mét so với mực nước biển, tạo nên một địa hình đa dạng và độc đáo. Hơn thế nữa, Mường Tè còn là nơi sinh sống của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số với những bản làng mộc mạc, những phong tục tập quán độc đáo và những nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Du khách đến đây sẽ có cơ hội hòa mình vào cuộc sống của người dân địa phương, trải nghiệm những hoạt động văn hóa truyền thống và thưởng thức những món ăn đặc sản thơm ngon. Bên cạnh giá trị về cảnh quan thiên nhiên và văn hóa, Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Tè còn sở hữu hệ sinh thái vô cùng phong phú và đa dạng. Nơi đây là nhà của nhiều loài động thực vật quý hiếm, trong đó có nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Chính vì vậy, Mường Tè được xem là một khu vực quan trọng trong công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học của Việt Nam. Với tiềm năng du lịch sinh thái to lớn, Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Tè đang dần thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan và khám phá. Du khách đến đây có thể tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái như trekking, leo núi, khám phá hang động, chèo thuyền kayak, tắm suối, cắm trại,… Ngoài ra, du khách cũng có thể tham gia vào các chương trình giao lưu văn hóa với người dân địa phương, tìm hiểu về phong tục tập quán và đời sống tinh thần của họ. Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Tè hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm khó quên và những kỷ niệm đẹp đẽ. Đây là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá thiên nhiên hoang sơ và tìm hiểu về văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Mùa xuân và mùa thu là hai thời điểm lý tưởng để khám phá khu bảo tồn thiên nhiên Mường Tè. Vào những khoảng thời gian này, thời tiết Lai Châu mát mẻ và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Vào mùa xuân, rừng hoa ban nở rộ, tạo nên khung cảnh rực rỡ, thu hút du khách đến tham quan. Mùa thu, khu bảo tồn chuyển mình với sắc lá vàng đỏ phủ khắp các dãy núi, mang lại vẻ đẹp thơ mộng và thanh bình. Đây cũng là thời gian thuận lợi cho các hoạt động trekking, tắm suối. Ẩn mình giữa núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Mường Tè như một viên ngọc quý níu chân du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ và hệ sinh thái đa dạng. Nơi đây chính là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá thiên nhiên và mong muốn trải nghiệm bầu không khí trong lành, thanh bình. Bước vào Mường Tè, du khách như lạc vào một thế giới khác, tách biệt hoàn toàn với sự ồn ào náo nhiệt của phố thị. Nơi đây sở hữu địa hình đa dạng với những dãy núi cao chót vót, những thung lũng xanh mướt, những con suối chảy róc rách và những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn. Từng tán cây rợp bóng mát, từng tiếng chim hót líu lo, từng khe nước chảy róc rách như bản nhạc du dương tạo nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng sống động và hùng vĩ. Mường Tè được ví như “vườn bảo tàng thiên nhiên” với hệ sinh thái vô cùng đa dạng và phong phú. Nơi đây là nơi sinh sống của hơn 542 loài thực vật, trong đó có 57 loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Khách du lịch có thể bắt gặp những cây gỗ quý hiếm như sồi Mường Tè, gỗ hương, trám đen, cùng vô số loài hoa rừng rực rỡ sắc màu. Bên cạnh đó, Mường Tè còn là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật quý hiếm như hổ mang đỏ, khỉ đuôi đỏ, gà lôi truyền thống và nhiều loài chim đặc biệt khác. Với vẻ đẹp hoang sơ và hệ sinh thái đa dạng, Mường Tè không chỉ thu hút du khách yêu thích khám phá thiên nhiên mà còn là điểm đến lý tưởng cho các nhà khoa học nghiên cứu về động thực vật. Nơi đây cung cấp nguồn tài nguyên quý giá cho các nghiên cứu về địa chất, sinh thái học, bảo tồn động vật và cả quy trình tự nhiên. Vẻ đẹp hoang sơ và hệ sinh thái đa dạng của Mường Tè là tài sản vô giá cần được bảo vệ và gìn giữ cho thế hệ mai sau. Mỗi du khách khi đến với nơi đây cần ý thức được trách nhiệm bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi, không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên. Mường Tè sở hữu nền ẩm thực độc đáo với nhiều món ăn đặc trưng của các dân tộc thiểu số như xôi ngũ sắc, lợn mán nướng, cá suối nướng, măng đắng nấu canh… Du khách đừng quên thưởng thức những món ăn này để cảm nhận trọn vẹn hương vị núi rừng Tây Bắc. Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Tè là nơi hoàn hảo để trốn khỏi những ồn ào và khói bụi của thành thị. Không chỉ là một điểm đến du lịch, Mường Tè còn là biểu tượng của sự đa dạng sinh học và nét đẹp văn hóa của vùng đất này. Hãy đến với Mường Tè để trải nghiệm bầu không khí trong lành, hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ và khám phá những điều kỳ thú của thế giới tự nhiên nhé !

Lai Châu

Từ tháng 01 đến tháng 03 hoặc từ tháng 07 đến tháng 09.

409 lượt xem

Cọn nước Nà Khương.

Nằm cách thành phố Lai Châu hơn 30 km, cách thị trấn Tam Đường khoảng 9km, nằm lọt thỏm giữa bốn bề đồi núi là gần 40 cọn nước được làm từ những bàn tay khéo léo của đồng bào dân tộc Thái. Cọn nước Nà Khương đang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách bốn phương mỗi dịp tết đến xuân về. Sải bước qua chiếc cầu treo nằm vắt qua dòng suối Nậm Mu và lang thang trên các con đường nhỏ uốn lượn, du khách sẽ bước vào 1 cánh đồng lúa tuyệt đẹp và được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của gần 40 chiếc cọn nước khổng lồ bên dòng Nậm Mu trong xanh ngày đêm quay đều không ngưng nghỉ, góp phần tô điểm cho vẻ đẹp thanh bình của mảnh đất Tam Đường dịp vào xuân. Những guồng nước này có hình dáng như một bánh xe “siêu to khổng lồ”, khi quay sẽ phát ra âm thanh của tiếng sáo rất hay và ấn tượng. Nhờ làm từ chất liệu gỗ, mây, tre, nứa,…tự nhiên nên những guồng nước này mang trong mình vẻ đẹp rất đơn sơ, mộc mạc, đậm chất Văn hoá lúa nước của đồng bào dân tộc Thái núi rừng Tây Bắc. Tới đây, ngoài việc được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cọn nước, du khách còn có thể tìm hiểu về nét đẹp trong văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, thưởng thức các món ăn dân dã do chính người dân bản địa chế biến như: gà đồi, cá suối, cơm lam, nộm rau rừng... hay du khách có thể đi bắt cá và chế biến món cá nướng, tắm suối, chèo bè trên dòng sông Nậm Mu thơ mộng hoặc chị em phụ nữ có thể thuê những bộ trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, Dao, Giáy, Lào…để check-in ghi lại những khoảnh khắc xinh đẹp bên cọn nước Nà Khương. Sau khi vui chơi thỏa thích, du khách có thể lựa chọn những ngôi nhà lán lá do người dân dựng lên để dừng chân, nghỉ ngơi, thư giãn, hít hà bầu không khí trong mát của núi rừng Lai Châu. Hiện nay, Nà Khương đang là cọn nước lớn nhất khu vực Tây Bắc và đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách vào mùa xuân, có nhiều công ty lữ hành tại Sapa đã mở tour đưa du khách vượt đèo Hoàng Liên Sơn kỳ vĩ sang Lai Châu khám phá địa danh này. Bạn còn chần chừ gì nữa mà không xách balo đến với Lai Châu để tham quan, khám phá và trải nghiệm nhiều địa danh đẹp của miền đất này.

Lai Châu

Từ tháng 10 đến tháng 04 .

482 lượt xem

Cao nguyên Dào San.

Cao nguyên Dào San Lai Châu sở hữu phong cảnh hữu tình, thơ mộng và đầy kỳ vĩ với nhiều điểm đến đẹp, nhiều trải nghiệm du lịch đặc sắc đang chờ du khách khám phá. Cao nguyên Dào San là một điểm đến đang được nhiều bạn trẻ yêu thích khi du lịch đến miền đất Lai Châu. Từ trung tâm thành phố Lai Châu, du khách đi về phía Bắc khoảng 60km là đến với cao nguyên xinh đẹp này. Vùng đất này ẩn chứa biết bao điều thú vị, hay ho và hứa hẹn mang lại cho bạn một chuyến hành trình đáng nhớ. Cao nguyên xinh đẹp này ôm trọn huyện Phong Thổ - một điểm đến ở Lai Châu có cảnh sắc đẹp, có nền văn hóa đa dạng của đồng bào người Mông, Dao Thái, Tà Nhì,… nơi đây. Vì thế khi về thăm Dào San, bạn sẽ được trải nghiệm cuộc sống đậm chất truyền thống của người dân nơi đây, được hòa mình vào không khí du lịch vùng cao mà không nơi nào có. Vì cao nguyên Dào San nằm trên trục đường 132 nên rất tiện để du khách về đây khám phá. Bạn có thể chọn nhiều phương tiện như xe máy, ô tô. Tuy nhiên để chuyến hành trình du lịch Lai Châu thêm thú vị, bạn nên đi xe máy. Phương tiện này linh hoạt giúp bạn dễ dàng tiếp cận nhiều điểm đến khác nhau ở đây. Lần đầu tiên khi đến với cao nguyên Dào San, du khách sẽ ngay lập tức cảm nhận vẻ đẹp xanh mướt, bình yên của nơi này. Trước mắt bạn là một khung cảnh của đại ngàn hùng vĩ, của những quả đồi trồng thảo quả trải dài tít tắp. Địa hình của cao nguyên này khoảng 1500 mét so với mực nước biển, khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm. Trên chiếc xe máy của mình, bạn hãy thong thả khám phá hết những cung đường của Dào San. Bạn sẽ đi qua những cung đường uốn lượn, những buổi sớm mai sương còn phủ đầy trên những nếp nhà sàn truyền thống của bà con bản địa. Đâu đó trên triền núi là những đám mây còn bay thong thả, tất cả vẽ nên một bức tranh mờ mờ, ảo ảo mới đẹp làm sao. Ở cao nguyên Dào San, người dân vẫn sinh sống với nghề làm nông, trồng lúa và làm nương rẫy, trồng thảo quả. Đâu đó trên đường, bạn sẽ bắt gặp những thiếu nữ người Mông đang chăm chỉ làm nương. Những chiều tà thư thả rong ruổi ở Dào San, bạn cũng có thể bắt gặp những em bé đang nô đùa trên đường. Mọi thứ nơi đây chậm rãi, từ tốn và yên bình đến lạ. Cao nguyên này rộng lớn và địa hình cũng đa dạng. Đôi khi chỉ cần đi trên đường thôi là bạn đã đi ngang qua rất nhiều cảnh đẹp, từ những nếp nhà của bà con địa phương, đến nương rẫy, đến ruộng bậc thang. Tất cả được bố trí một cách hài hòa, tạo nên một khung cảnh đẹp đến nao lòng. Càng đi sâu vào trong các xã của huyện Phong Thổ thuộc cao nguyên Dào San, du khách càng cảm nhận trọn vẹn hơn vẻ đẹp diễm lệ mà thiên nhiên ban tặng cho tỉnh Lai Châu. Trong bức họa tuyệt đẹp ấy còn có tiếng chim rừng véo von, tiếng suối chảy róc rách mới vui tai làm sao. Khi về thăm cao nguyên Dào San, du khách sẽ được dịp đi vào xã Mường So – một địa phương có nhiều cảnh đẹp của huyện Phong Thổ. Xã này có bản văn hóa Vàng Pheo nổi tiếng, có hang Thẳm Tạo rất ấn tượng. Dừng chân tại bản Vàng Pheo, bạn sẽ được người Thái chiêu đãi các món như cá suối nướng, rêu đá, măng đắng,… món nào cũng đậm đà hương vị ẩm thực Tây Bắc. Có lẽ để khám phá trọn vẹn hơn cao nguyên Dào San, du khách phải dành thời gian ở đây vài ngày để còn chinh phục "Đồi Nghiêng". Địa hình nơi đây cao đến 1800 mét so với mực nước biển và nằm cách trung tâm xã Dào San khoảng 1km về phía Tây Nam. Đặt chân đến tọa độ này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng bức tranh hùng vĩ, được sống ảo thả ga và thưởng thức cảnh đẹp của ruộng bậc thang uốn lượn. Một trong những trải nghiệm thú vị nhất khi về Dào San chính là đi chợ phiên Dào San. Phiên chợ này là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa của người dân ở Phong Thổ. Đến nay, chợ phiên này còn giữ trọn nét văn hóa độc đáo của người dân Tây Bắc. Đặc biệt, chợ phiên này là kiểu “chợ lùi”, họp 6 ngày một lần. Nếu bạn du lịch Lai Châu vào dịp đầu xuân, hãy đến Dào San để tham gia lễ hội Gầu Tào. Đây là một lễ hội khá nổi tiếng của người Mông, được tổ chức vào dịp đầu năm mới để cầu mong mọi điều tốt đẹp đến với cuộc sống, cầu cho mưa thuận gió hòa. Lễ hội này diễn ra với nhiều trò chơi dân gian độc đáo, hấp dẫn khiến du khách nhớ mãi không quên. Ngày nay, Dào San là điểm đến ở Lai Châu rất được du khách yêu thích vì cảnh đẹp, khí hậu dễ chịu và con người thân thiện. Cao nguyên này gắn liền với huyện Phong Thổ nên càng thuận lợi cho hành trình khám phá của du khách bốn phương. Bạn có thể về đây khám phá, chinh phục cảnh đẹp thiên nhiên và có những trải nghiệm đáng nhớ cho mình. Các xã và bản làng ở Phong Thổ đang bắt đầu phát triển du lịch cộng đồng nên du khách có thể yên tâm về việc lưu trú. Nhiều homestay của người dân bản địa như Chang A Chình, Sùng A Sỉnh,… là nơi mà bạn có thể cân nhắc dừng chân. Đặc biệt khi đến với Vàng Pheo, du khách sẽ được hòa vào cuộc sống của bà con bản địa một cách trọn vẹn. Cao nguyên Dào San là một tọa độ vừa quen vừa lạ của tỉnh Lai Châu, thu hút du khách xa gần với khung cảnh hùng tráng, thiên nhiên trong lành và gam màu xanh mát của núi rừng, ruộng lúa, nương rẫy. Nếu có dịp, bạn hãy một lần về Dào San để tận hưởng đầy đủ nhất những điều tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Lai Châu này.

Lai Châu

Từ tháng 01 đến tháng 03.

491 lượt xem

Đỉnh Pu Si Lung

Pu Si Lung cao thứ hai ở Việt Nam (sau Fansipan), là ngọn núi hoang sơ, bí ẩn và quyến rũ bậc nhất Việt Nam, nằm gần mốc giới số 42 biên giới Việt Nam và Trung Quốc thuộc xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè với độ cao 3083m được mệnh danh là nóc nhà biên giới luôn là điểm đến trong mơ của các phượt thủ ưa khám phá. Pu Si Lung nằm giữa biên giới Việt-Trung, thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Ở độ cao 2800m trên núi có đặt một tấm bia đá hoa cương khắc chữ “Cột mốc 42”, là điểm check-in không thể bỏ lỡ của những trekker khi đến đây. Bên cạnh đó, người dân bản địa nơi đây chủ yếu là người dân tộc Thái. Họ rất thân thiện và mến khách nên nếu có dịp, bạn hãy thử món ăn địa phương như thịt lợn luộc giã, thịt trâu sấy cùng rượu hoặc tham gia các phiên chợ truyền thống để hiểu thêm về văn hóa của con người nơi đây nhé! Mùa xuân và mùa hè là khoảng thời gian tuyệt vời nhất để đến với Pu Si Lung. Đặc biệt là vào các tháng 2; tháng 3, tháng 4. Đây là thời điểm lý tưởng để bạn ngắm nhìn hoa đỗ quyên nở, những bụi cỏ lau và cánh đồng hoa dại màu trắng tô điểm cả một góc rừng. Lúc này, thời tiết khô ráo, đường đi khô ráo không sợ trơn trượt. Dọc đường đi ta có thể nhìn rõ hơn về cảnh sắc thiên nhiên nơi đây, vừa tận hưởng không khí trong lành và mát mẻ chỉ rừng xanh mới có thể đem lại. Pu Si Lung sẽ đem lại cho bạn nhiều trải nghiệm nhiều địa hình khác nhau. Khi thì đi trên đường cheo leo núi đồi rồi lại có lúc băng qua lối mòn trong rừng già phủ đầy lá rơi và vượt suối. Nếu leo núi vào độ tháng 3, tháng 4 thì hoa đỗ quyên nở và ta thì được đi giữa ngàn hoa. Trên đường trekking bạn còn có thể ngắm nhìn vẻ đẹp mộc mạc của rừng nguyên sinh, đồng cỏ lau, đồi dốc và còn có cả đồng cỏ cháy nữa. Thiên nhiên hoang sơ nguyên vẹn cùng các con suối nước trong veo, mát lạnh chảy róc rách nghe thật êm tai. Đây cũng là một điểm dừng chân tuyệt vời để bạn có thể nghỉ lấy sức và chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên xung quanh mình. Nếu có thể, đừng quên chụp lại từng khoảnh khắc để lưu giữ kỷ niệm bạn nhé! Trải qua chặng đường dài với bao khó khăn, thử thách, du khách đã chinh phục được đỉnh Pu Si Lung với niềm tự hào, cảm xúc dâng trào khi đã đặt chân lên được "Nóc nhà" biên cương của Tổ quốc. Từ đỉnh Pu Si Lung, du khách có thể tiếp tục di chuyển dọc theo đường biên giới để tới Cột mốc 42. Đây là một trong những cột mốc biên giới cao nhất trên lãnh thổ Việt Nam. Trải qua quá trình trèo đèo, vượt núi, qua suối, băng rừng để chinh phục đỉnh Pu Si Lung và Cột mốc 42. Du khách sẽ vô cùng hãnh diện khi đã vượt qua chính mình, chinh phục được một trong những đỉnh núi cao nhất của Việt Nam và cột mốc thân yêu của Tổ quốc, hòa mình vào thiên nhiên bao la, thơ mộng. Thật tự hào biết bao khi được đặt chân đến miền biên viễn thiêng liêng mà lực lượng biên phòng cùng các lực lượng chức năng và người dân biên giới đang ngày đêm bảo vệ từng tấc đất quê hương. Sau đó, du khách nghỉ ngơi, chụp lại những kiểu ảnh đẹp làm kỷ niệm và trở về, kết thúc cuộc hành trình của mình. Nơi đây từ lâu đã trở thành điểm đến, ước mơ chinh phục của những người đam mê trekking và các phượt thủ. Nếu bạn cũng là một trong số đó, đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá và chinh phục tại ngọn núi hùng vĩ này nhé !

Lai Châu

Từ tháng 02 đến tháng 04.

424 lượt xem

Bản Hon

Bản Hon Lai Châu là một bản làng du lịch cộng đồng nổi tiếng với bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, những nếp nhà sàn mộc mạc và nét văn hóa đa dạng của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây. Bản Hon Lai Châu là một bản du lịch cộng đồng nằm ở huyện Tam Đường, cách trung tâm thành phố Lai Châu khoảng 20 km. Với vị trí thuận lợi, kết nối nhiều điểm đến đẹp lân cận, Bản Hon ngày càng thu hút đông đảo du khách ghé thăm. Bản làng này đã trở thành điểm đến mà khách quốc tế lẫn khách Việt đều yêu thích. Để đến được Bản Hon, du khách đi từ trung tâm thành phố theo hướng Đông Nam kết hợp Google Maps sẽ đến được bản làng xinh đẹp này. Xã Bản Hon gồm Bản Hon 1 và Bản Hon 2 với chưa đầy 200 hộ dân sinh sống. Nơi này là địa bàn cư trú của người dân tộc Lự và người Mông. Du lịch Lai Châu và khám phá Bản Hon là cơ hội để khách du lịch hòa mình vào cảnh đẹp làng quê Tây Bắc. Đặc biệt, bạn còn được tìm hiểu về bản sắc văn hóa của người dân bản địa thông qua các món ăn ngon, những bộ trang phục đẹp, kiến trúc nhà ở và cả những nghề thủ công truyền thống lâu đời. Bản Hon Lai Châu sở hữu địa hình nhiều đồi núi cao và thung lũng, vẽ nên một bức tranh hùng vĩ, tráng lệ với gam màu xanh chủ đạo. Ngay lần đầu tiên đặt chân đến bản, du khách đã “phải lòng” nét trong trẻo, hiền lành mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Từ những con đường, những nếp nhà cho đến vườn cây, ruộng lúa,… đều thật mộc mạc, bình yên. Là một xã thuộc vùng cao Tây Bắc nên thời tiết ở Bản Hon khá mát mẻ, nhiệt độ dao động khoảng 22 độ C. Mùa nóng nhất ở đây là 35 độ C và khi trời lạnh nhất chỉ còn 6 độ C. Tùy vào lịch trình du lịch mà bạn chọn thời điểm thích hợp để khám phá Bản Hon. Thông thường, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau là lý tưởng nhất để bạn đến bản làng xinh đẹp này. Bản Hon có thể chưa nổi tiếng bằng nhiều bản làng đẹp ở Tây Bắc khác. Tuy nhiên nếu đã đến đây rồi, du khách sẽ không thể quên vẻ đẹp và nét đặc sắc của bản làng này. Nơi đây có đến 100 ngôi nhà sàn truyền thống được bảo tồn nguyên vẹn, mang một dấu ấn xưa cũ, bình dị. Trên con đường khám phá bản, bạn sẽ bắt gặp những nếp nhà sàn màu xám mái lợp ngói, khung nhà bằng gỗ. Đa phần những ngôi nhà ở đây được xây cất rộng rãi, nhà nào cũng có cầu thang phía trước để đi lên đi xuống. Ở Bản Hon, người dân xây nhà theo địa thế tựa lưng vào núi, mặt hướng ra đồng nên view lúc nào cũng đẹp và bình yên. Năm 2013, Bản Hon được phát triển thành điểm du lịch văn hóa cộng đồng của huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Từ đó, đường đến bản cũng được bê tông hóa để người dân đi lại dễ dàng và giúp hành trình khám phá bản làng này của du khách bốn phương được thuận tiện hơn. Có lẽ trải nghiệm tuyệt vời nhất là được dạo quanh bản bằng xe máy hoặc xe đạp. Bạn sẽ được đi qua những nương lúa xanh rì, ngang qua những mái nhà sàn mộc mạc đơn sơ và nhìn ngắm cuộc sống, sinh hoạt của bà con nơi đây. Đặc biệt, du khách còn được nhìn ngắm bà con dân tộc Lự với những bộ trang phục truyền thống rất độc đáo. Ngoài ra khi đến thăm Bản Hon Lai Châu, du khách còn được nghe các bà, các chị hát những làn điệu dân ca Lự, thưởng thức những buổi biểu diễn nhạc cụ như chiêng, sáo, trống,… và nhất là ăn những món ngon đặc sản địa phương của người Lự. Nếu bạn muốn mua quà lưu niệm, ở bản đã có sẵn váy, áo, mũ, khăn,… thổ cẩm được dệt rất kỳ công. Ngày nay, Bản Hon Lai Châu đã dần trở mình để thành địa điểm du lịch cộng đồng có sức hút của tỉnh. Nếu có dịp, du khách hãy một lần về thăm bản để cảm nhận trọn vẹn hơn vẻ đẹp của miền đất Lai Châu, để thêm yêu và tự hào về một quê hương Việt Nam có vô vàn điểm đến chất lượng.

Lai Châu

Từ tháng 10 đến tháng 03 .

356 lượt xem

Bản Vàng Pheo.

Vàng Pheo là một trong những bản cổ xưa nhất của người Thái trắng ở Lai Châu, nơi có nhiều ngôi nhà cổ nằm nép mình bên những ruộng lúa xanh ngát. Bản Vàng Pheo thuộc xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Đây là vùng đất sinh sống lâu đời của đồng bào dân tộc Thái trắng. Dân bản Vàng Pheo mến khách, cảnh sắc núi rừng thơ mộng, nên đã cuốn hút biết bao du khách đến với nơi này. Nằm cách trung tâm thị xã Lai Châu khoảng 30km, bản Vàng Pheo (huyện Phong Thổ, Lai Châu) được nhắc đến như “thung lũng mỹ nhân”, một trong những bản cổ xưa nhất của người Thái trắng ở Lai Châu. Bản Vàng Pheo – một điểm thú vị trên hành trình chinh phục các điểm du lịch Tây Bắc. Mang trong mình những nét văn hóa đặc trưng, cùng với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và thơ mộng, bản Vàng Pheo hội tụ nhiều điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng. Bản Vàng Pheo có hơn 90 hộ với hơn 400 nhân khẩu, 100% đồng bào là người Thái trắng. Bản có vị trí địa lý đẹp, tựa mình vào núi Phu Nhọ Khọ, là nơi giao thoa giữa hai dòng suối Nậm So và Nậm Lùm. Đến với Vàng Pheo, du khách sẽ cảm nhận rõ hơn về một bản làng có vị trí địa lý đẹp như một viên ngọc quý mà tạo hóa đã ban tặng, đúng như những gì được “đồn thổi” lâu nay. Vàng Pheo có nhiều ngôi nhà cổ nằm nép mình bên những ruộng lúa xanh trong không gian thanh bình, yên tĩnh, được du khách truyền tai nhau với tên gọi “thung lũng mỹ nhân”. Cái tên “thung lũng mỹ nhân” bắt nguồn câu chuyện truyền thuyết về nàng Han được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này, cùng với các trò chơi và công việc nương rẫy. Khi là thiếu nữ, nàng Han vô cùng xinh đẹp và đảm đang, thường dạy người dân trong bản kéo sợi, dệt vải, giúp đỡ người nghèo… Khi xuất hiện quân giặc xâm lăng, nàng Han cải trang thành nam giới, đứng lên kêu gọi thanh niên trai tráng khắp các bản trong vùng tập hợp lực lượng, đoàn kết chống giặc ngoại xâm. Nàng được người dân bản tôn làm nữ tướng. Sau khi dẹp tan quân giặc, nàng trở về đến mó nước đầu bản, trút bỏ xiêm y rồi đắm mình trong dòng nước xanh mát của quê hương, sau đó bay về trời. Để tưởng nhớ công ơn của nàng Han, nhân dân trong vùng đã lập miếu thờ và tổ chức lễ hội hằng năm. Không chỉ có nàng Han xinh đẹp trong truyền thuyết mà từ xưa đến nay, xã Mường So vốn nổi tiếng là vùng đất sinh ra các “mỹ nhân” Thái trắng. Nơi đây, được mệnh danh là “thung lũng mỹ nhân”, những cô gái Thái trắng với điệu xòe khiến các chúa đất mê đắm. Ngay cả giờ đây, Vàng Pheo vẫn được xem là bản có nhiều thiếu nữ xinh đẹp nhất xã Mường So, nhiều du khách đến đây đã phải thốt lên rằng: “cứ ra ngõ là gặp mỹ nhân”…Đến Vàng Pheo, không khó để chiêm ngưỡng bóng dáng các cô gái Thái thấp thoáng trên cầu thang nhà sàn, áo cóm cổ truyền trắng tinh, da trắng ngần. Con gái vùng này có vẻ đẹp rất đặc trưng của người Thái với vóc dáng cao, da trắng, tóc dài…Mang trong mình những nét văn hóa đặc trưng, dân bản mến khách, cùng với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, bản Vàng Pheo hội tụ nhiều điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng. Hiện, bản Vàng Pheo có trên 120 hộ dân với hơn 530 nhân khẩu, đều là người Thái trắng. Đồng bào ở đây sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi, trồng trọt và dệt vải. Những năm gần đây, đồng bào Thái ở Vàng Pheo đã làm du lịch khá chuyên nghiệp. Từ năm 2007, bản Vàng Pheo được công nhận là bản văn hóa – du lịch cấp tỉnh. Mỗi năm, nơi đây đón hàng nghìn lượt du khách trong nước và quốc tế. Dù đang trong quá trình hội nhập, nhưng văn hóa của người Thái trắng ở Vàng Pheo vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn. Từ ngôi nhà sàn đến những bộ váy của người phụ nữ Thái trắng được thiết kế cầu kỳ, váy khâu liền màu đen tuyền, dài chấm mắt cá chân, áo cóm chấm đến thắt lưng, cổ liền… tất cả vẫn thấm đượm bản sắc văn hoá truyền thống. Trong con mắt của người Thái trắng, trước khi đi lấy chồng, thiếu nữ nào càng dệt được nhiều tấm vải thì càng được coi là nết na, giỏi giang. Trải qua hàng nghìn năm, với đôi bàn tay khéo léo với khối óc sáng tạo, đồng bào Thái trắng ở Vàng Pheo đã sản xuất ra những tấm vải với nhiều mẫu mã đa dạng, hoa văn tinh tế, tạo nên nét đẹp văn hóa riêng so với các dân tộc khác. Kho tàng văn hoá tinh thần của người Thái cũng rất giàu có với các loại nhạc cụ như cây đàn tính, những bài hát, điệu múa khăn, múa xoè đặc sắc và những truyện thơ cổ giàu tính nhân văn: điển hình là truyện thơ “Xống chụ xon xao” – một kiệt tác văn học Thái. Cùng với đó là các bài ca dao, tục ngữ ca ngợi vẻ đẹp trong nếp sống, cách ứng xử trong gia đình, cộng đồng và với thiên nhiên… Lễ hội văn hóa của người Thái ở Vàng Pheo là một trong những nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng thu hút đông đảo du khách quan tâm. Mỗi lễ hội là một bức tranh miêu tả đời sống xã hội, mang đậm nét đặc trưng truyền thống của đồng bào Thái – những sắc thái văn hoá không đâu có được. Tiêu biểu như lễ hội Nàng Han vào ngày Rằm tháng 2, lễ hội Then Kin Pang vào ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch, lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu vào ngày Rằm tháng 9… Tại các lễ hội này, ngoài các nghi thức cúng lễ còn diễn ra nhiều trò chơi dân gian độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa trong đời sống sinh hoạt của người dân, như: tó má lẹ, ném còn, đẩy gậy, tù lu…Vào những ngày cuối tuần hoặc dịp lễ hội, du khách đổ về Vàng Pheo rất đông để khám phá một không gian Tây Bắc êm đềm và cuộc sống giản dị của đồng bào dân tộc, được hoà mình trong điệu múa, lời ca của đồng bào Thái trắng. Sau khi tham quan bản, trải nghiệm không gian văn hoá của đồng bào người Thái, du khách có thể nghỉ đêm tại nhà sàn. Những du khách ưa thích khám phá có thể trải nghiệm tắm suối, tham quan hang động, thu vào ống kính những hình ảnh về một bản làng thú vị ở vùng đất Tây Bắc. Đến với bản Vàng Pheo, du khách còn được thưởng thức những món ăn mang đậm bản sắc dân tộc Thái, như: sâu đá, rêu đá, cá bống vùi tro, cá suối nướng, măng đắng, măng ngọt, thịt trâu gác bếp, thịt lợn hấp, canh rau đắng… Người dân Vàng Pheo với sự chân thành, mến khách, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, thanh bình, cách xa với những ồn ào, khói bụi của chốn thành thị, chắc chắn sẽ làm du khách sẽ quên đi mọi lo toan, bận rộn thường ngày.

Lai Châu

Từ tháng 01 đến tháng 03 hoặc tháng 09 đến tháng 10 .

397 lượt xem

Quần thể hang động Pu Sam Cáp

Pu Sam Cáp được mệnh danh là ‘Tây Bắc đệ nhất động’, là một trong những hang động đẹp, nổi tiếng nhất ở Lai Châu. Sở hữu những phiến nhũ đá kỳ ảo, lấp lánh đầy màu sắc, cùng hình dáng độc đáo, tạo không gian huyền ảo, vô cùng ấn tượng. Chỉ cách trung tâm thành phố Lai Châu khoảng 5km, quần thể hang động Pusamcap được thiên nhiên ban tặng hệ thống hang động đá vôi với cảnh quan hùng vỹ là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi khám phá Tây Bắc. Quần thể hang động Pusamcap nằm ở độ cao từ 1.300 đến 1.700 mét so với mực nước biển, trải dài trên dãy núi đá vôi rộng lớn. Với hơn 10 hang động lớn nhỏ, Pusamcap là một kiệt tác thiên nhiên được kiến tạo qua hàng triệu năm, hấp dẫn bởi hệ thống thạch nhũ đa dạng và phong phú. Mỗi hang động ở đây đều mang một nét đẹp riêng nhưng nổi bật nhất là ba hang động chính: Động Thiên Môn và Động Thiên Đường, Động Thủy Tinh. Động Thiên Môn mở ra trước mắt du khách một không gian rộng lớn như một nhà hát tự nhiên với những khối nhũ đá lung linh sắc màu. Khi bước vào động, người ta có cảm giác như lạc vào một thế giới cổ tích với những thạch nhũ rủ xuống từ trần hang, lung linh dưới ánh sáng yếu ớt len lỏi từ cửa động. Không gian bên trong động rộng và thoáng đãng, tạo cảm giác vừa kỳ bí vừa thoải mái cho du khách. Những khối đá khổng lồ tạo thành các hình thù kỳ lạ, gợi lên hình ảnh của các cung điện cổ xưa hay những bức tượng thiên nhiên tuyệt đẹp. Động Thiên Đường cũng mang đến một khung cảnh không kém phần ngoạn mục. Ngay khi bước vào cửa động, du khách sẽ ngay lập tức bị ấn tượng bởi hình ảnh sư tử đá oai vệ đứng canh giữ mở ra một chuyến hành trình vào chốn bồng lai tiên cảnh. Bên trong, những cột nhũ đá trắng tinh khiết, mềm mại uốn lượn như dải lụa của đất trời Tây Bắc, tạo nên không gian thơ mộng và tĩnh lặng. Tại trung tâm của động là một hồ nước trong xanh, phản chiếu ánh sáng lung linh từ các nhũ đá, làm tăng thêm vẻ huyền bí và ma mị cho nơi này. Điểm dừng chân cuối cùng khi tham quan hang động Pu Sam Cáp đó là động Thủy Tinh. Hang động này nằm ở vị trí cheo leo nhất, nên tạo sự thu hút đặc biệt với các bạn trẻ yêu thích mạo hiểm. Và vào những năm gần đây, động Thủy Tinh được khai thác mạnh hơn về du lịch, vì vậy đến hang động này du khách sẽ có thêm rất nhiều trải nghiệm lý thú đấy. Không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp của các hang động, quần thể Pusamcap còn mang đến cho du khách những trải nghiệm khó quên giữa khung cảnh núi non hùng vĩ và thiên nhiên trong lành. Với khí hậu mát mẻ quanh năm, nơi đây luôn là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai muốn thoát khỏi sự ồn ào, náo nhiệt của cuộc sống thành phố để đắm mình vào không gian yên tĩnh và thanh bình. Hành trình từ Hà Nội đến hang động Pusamcap là một trải nghiệm thú vị qua những cung đường đèo núi đẹp và hùng vĩ. Để đến được Pusamcap, bạn có thể chọn xe khách từ Hà Nội xuất phát từ bến Mỹ Đình hoặc Giáp Bát. Quãng đường khoảng 420 km và thời gian di chuyển khoảng 7-10 tiếng, tùy thuộc vào điều kiện giao thông. Giá vé xe khách dao động từ 250.000 đến 350.000 đồng một chiều​. Khi đến trung tâm thành phố Lai Châu, bạn có thể thuê xe để đến hang động Pusamcap, cách đó khoảng 6-7 km​. Vé vào tham quan hang động Pusamcap có giá khoảng 50.000 đồng/người​. Ngoài việc khám phá những hang động, du khách có thể tham gia các hoạt động trekking, leo núi hay cắm trại ngay tại khu vực quần thể, ngắm hoàng hôn buông xuống trên những dãy núi xanh thẳm, hay đắm chìm trong làn gió mát lạnh từ những khu rừng nguyên sinh bao quanh. Kết hợp với vẻ đẹp của thiên nhiên, du khách còn có cơ hội giao lưu với người dân địa phương nằm gần khu vực hang động. Những đồng bào dân tộc nơi đây luôn sẵn lòng giới thiệu về nét văn hóa đặc sắc, các phong tục tập quán truyền thống cùng với những món ăn địa phương đậm đà hương vị vùng cao như : Các món ăn với thịt lợn cắp nách, cá bống vùi tro, Pa Pỉnh Pộp, rêu đá nướng. Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều món ngon khác bạn nên dành thời gian thưởng thức như: Nộm rau dớn, xôi tím, lam nhọ, canh tiết lá đắng, nộm măng đắng hoa lan, ve sầu rán,….Đây là trải nghiệm giúp du khách hiểu thêm về cuộc sống và con người nơi đây, góp phần làm giàu thêm hành trình khám phá của mình.

Lai Châu

Từ tháng 04 đến tháng 09.

395 lượt xem

Khám Phá Lai Châu

GIAO LƯU VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG ĐÀ LẠT

Điểm đến : Lâm Đồng

Lịch trình : 18h00 - 21h00

300,000 đ

Đặt tour

TOUR NGOẠI THÀNH ĐÀ LẠT

Điểm đến : Lâm Đồng

Lịch trình : 8h00 - 16h00

600,000 đ

Đặt tour

CHINH PHỤC LANGBIANG – CRAZY HOUSE – THÁC DATANLA

Điểm đến : Lâm Đồng

Lịch trình : 8h00 - 16h00

500,000 đ

Đặt tour

Check in những địa điểm HOT tại Đà Lạt

Điểm đến : Lâm Đồng

Lịch trình : 8h00 - 16h00

600,000 đ

Đặt tour

Tour Khám Phá Địa Điểm Mới 2024 Tại Đà Lạt

Điểm đến : Lâm Đồng

Lịch trình : 8h00 - 16h00

600,000 đ

Đặt tour

Săn mây đón Bình minh tại Đà Lạt

Điểm đến : Lâm Đồng

Lịch trình : 4h00 - 10h00

400,000 đ

Đặt tour

3 ĐẢO DELUXE

Điểm đến : Khánh Hòa

Lịch trình : 8h00 - 15h00

550,000 đ

Đặt tour

MINI BEACH - VỊNH SAN HÔ

Điểm đến : Khánh Hòa

Lịch trình : 8h00 - 15h00

650,000 đ

Đặt tour

Lặn biển SeaWalking

Điểm đến : Khánh Hòa

Lịch trình : 8h30 - 15h00

1,250,000 đ

Đặt tour

Điệp Sơn - Dốc Lết

Điểm đến : Khánh Hòa

Lịch trình : 8h - 16h30

680,000 đ

Đặt tour